Vì sao phụ nữ thường có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch?

2 năm trước
Mục lục

    Nếu bạn có quan tâm đến hội chứng suy giãn tĩnh mạch bạn sẽ nhận thấy một điều là hầu hết các trường hợp mắc hội chứng này đều là phụ nữ. Vậy bạn có biết lý do vì sao lại có hiện tượng này không? Và cách làm sao để phụ nữ có thể ngăn ngừa hội chứng này một cách tốt hơn? Câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ có ngay trong bài viết này của Phiten!

    1. Các dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch

    Đây là tình trạng các tĩnh mạch bề mặt ở chân giãn ra, khiến máu đọng lại, gây sưng tấy ở chi dưới. Căn bệnh này xảy ra khi thành tĩnh mạch bị giãn ra và các van trong tĩnh mạch bị tổn thương. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, những người phải đứng hoặc ngồi lâu trong một số công việc nhất định như nhân viên văn phòng, giáo viên, nhân viên phục vụ, bác sĩ, phụ nữ có thai, người béo phì,.v.v. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Bời vì người mắc hội chứng này thường xuyên bị tê mỏi, đau nhức mỗi khi vận động nhiều hoặc với cường độ cao.

    Xuất hiện các mạch máu xanh và tím sẫm nổi dưới da

    Xuất hiện các mạch máu xanh và tím sẫm nổi dưới da

    Bệnh phát triển âm thầm và có thể gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch nông và huyết khối tĩnh mạch sâu, gây đau nhức, phù nề hai chi dưới. Với huyết khối tĩnh mạch sâu, người bệnh có thể gặp biến chứng do cục máu đông di chuyển theo mạch máu lên phổi, gây thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu đặc trưng của hội chứng suy giãn tĩnh mạch để điều trị càng sớm càng tốt. Sau đây là một số triệu chứng điển hình của hội chứng này:

    • Đau bắp chân, nặng chân, tê bì
    • Nặng chân, đau chân, mỏi chân, đau chân về chiều.
    • Cảm thấy sưng phù ở bàn chân và mắt cá chân khi bạn ngồi lâu trong khi đứng nhiều hoặc chuột rút vào ban đêm, ngứa ran, kiến ​​bò và khó chịu.
    • Cảm thấy đỡ đau hơn khi kê hoặc gác chân lên cao.
    • Xuất hiện các mạch máu xanh và tím sẫm nổi dưới da
    • Những đường gân xanh lởm chởm trên chân
    • Nóng, đau, đỏ, sưng bàn chân, thay đổi màu da
    • Giãn tĩnh mạch lớn có thể gây loét da, mất nhiều thời gian để chữa lành.

    2. Hội chứng suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

    Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại nhiều hậu quả xấu. Ban đầu, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, các vùng da mỏng và giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến các vết loét khó chữa, nếu không được chăm sóc có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ trên diện rộng. Nhiễm trùng da do loét tĩnh mạch có thể rất nguy hiểm và rất dễ bị nhiễm khuẩn huyết khi gặp một số loại vi khuẩn như Staphylococcus, Pseudomonas aeruginosa.

    Suy giãn tĩnh mạch có thể gây nên tình trạng huyết khối tĩnh mạch

    Suy giãn tĩnh mạch có thể gây nên tình trạng huyết khối tĩnh mạch

    Không chỉ vậy, khi bị suy giãn tĩnh mạch, máu sẽ lưu lại lâu trong mạch máu lâu hơn, dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm, cục máu đông sẽ theo dòng máu chảy, trở về tim và di chuyển theo chiều xuôi từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Nguy cơ thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi… dễ tử vong.

    Các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

    • Rối loạn huyết động, chẳng hạn như sưng tấy, đau ở mặt sau của cẳng chân, chuột rút vào ban đêm
    • Các tĩnh mạch nông nổi rất to và rõ dưới da và bị sưng tấy đỏ trong trường hợp có viêm tắc tĩnh mạch xảy ra.
    • Toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn ra và hệ thống tuần hoàn bị ngưng trệ khiến người bệnh bị nhiễm trùng, viêm loét nặng không thể chữa khỏi.
    • Cục máu đông hình thành bên trong lòng mạch, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
    • Chảy máu tĩnh mạch quá mức có thể khiến bệnh nhân mất mạng.

    Trên đây là một số dấu hiệu cho giúp bạn nhận biết liệu bản thân có thể bị suy giãn tĩnh mạch chân hay không. Sau khi phát hiện các dấu hiệu trên, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán. Ngoài ra, hãy chú ý các biện pháp phòng ngừa và thay đổi các thói quen không lành mạnh như ngồi lâu, đứng lâu, không hoặc ít tập thể dục, thường xuyên đi giày cao gót.

    3. Tại sao suy giãn tĩnh mạch chi hay gặp ở phụ nữ?

    Theo một báo cáo thống kê được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng suy giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần so với nam giới. Đặc biệt trong đó những phụ nữ làm công việc văn phòng là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Điều này được lý giải là do họ phải thường xuyên ngồi hoặc đứng trong thời gian quá lâu. Bên cạnh đó thì việc đi giày cao gót và tăng cân cũng là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng khiến phụ nữ dễ bị suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới.

    Các nguyên nhân cụ thể khiến hội chứng suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở phụ nữ, bao gồm:

    Các thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc

    Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, cộng với thói quen bắt chéo chân cũng dễ làm tổn thương mạch máu chi dưới. Ngoài ra, thì ngồi làm việc nhiều giờ mà không có khoảng nghỉ ngơi vận động giữa giờ cũng là một tác nhân quan trọng dẫn đến hội chứng suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ.

    Thường xuyên đi giày cao gót

    Thường xuyên đi giày cao gót

    Sự thay đổi hormone của phụ nữ

    Đây là một trong những nguyên nhân chính liên quan trực tiếp và khiến phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới. Phụ nữ có mức progesterone cao thường mắc phải hội chứng suy giãn tĩnh mạch cao hơn so với những người khác.Bởi vì, progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động co mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch lớn và đùi. Ngoài ra, progesterone cũng làm cho thành mạch máu giãn ra, khiến các van nhỏ bên trong mạch máu yếu đi, lâu dần dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch.

    Những thay đổi sinh lý trong thai kỳ của phụ nữ

    Khi mang thai, bên cạnh sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ dẫn đến nồng độ progesterone trong cơ thể tăng cao, thì còn một yếu tố nữa là do thai nhi ngày càng phát triển làm tăng nhu cầu lưu thông máu trong khung chậu, gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu. Thai nhi ngày càng lớn cũng có thể gây chèn ép, làm tăng áp lực đẩy máu vào các tĩnh mạch ở chân, gây nên hội chứng suy giãn tĩnh mạch.

    Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, các chị em nên tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu nhận biết của hội chứng suy giãn tĩnh mạch để phát hiện bệnh sớm, nhằm bảo vệ tốt hơn cho đôi chân và sức khỏe của bạn.

    4. Làm sao để giúp phụ nữ phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

    Thực chất suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi có sự tăng áp lực máu ở tĩnh mạch sâu ở chân hoặc các cơ quan. Do đó, bạn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch bằng cách ngăn chặn xảy ra tình trạng tăng áp lòng mạch.

    4.1. Xây dựng một chế độ ăn khoa học

    Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của cơ thể và nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau. Một số khuyến cáo về dinh dưỡng dành cho những người có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch, bao gồm:

    • Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày của bạn đủ chất dinh dưỡng.
    • Tăng cường lượng vitamin và khoáng chất tự nhiên, chất chống oxy hóa để giúp củng cố thành mạch, hạn chế nguy cơ mất tính đàn hồi thành mạch dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu.
    • Giữ cân nặng hợp lý và giảm cân khoa học cho người thừa cân hoặc béo phì. Điều này sẽ giúp hạn chế áp lực từ trọng lượng cơ thể và các cơ quan gây áp lực lên mạch máu.
    • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày: Cơ thể người trưởng thành cần được bổ sung từ 1,5-2 lít nước, lượng nước này đảm bảo quá trình trao đổi chất, hấp thụ và đào thải diễn ra lành mạnh.

    Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày của bạn đủ chất dinh dưỡng

    Đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày của bạn đủ chất dinh dưỡng.

    4.2. Thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt

    Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để chủ động phòng ngừa hội chứng suy giãn tĩnh mạch, thì bạn cần lưu ý và cố gắng để thay đổi một số thói quen sinh hoạt ảnh hưởng không tốt đến tĩnh mạch chi của bạn.

    Thói quen mặc quần áo

    Không mặc quần áo quá chật, bó sát vào chân và cơ thể. Đặc biệt là quần jean và legging, ôm chặt vào xương chậu, mông và chân có thể cản trở lưu thông máu. Hậu quả là, áp lực lên thành mạch có thể tăng lên, dẫn đến suy tĩnh mạch sâu.

    Thói quen đi giày cao gót

    Nếu bạn có thói quen đi giày cao gót, hãy chọn những đôi giày đế thấp hơn và có phần đế đế mềm. Nếu không bắt buộc bạn không nên đi giày cao gót quá thường xuyên, và nếu bắt buộc phải mang thì hãy cố gắng giữ thăng bằng để trọng lượng được phân bổ đều trên bàn chân.

    Tư thế ngồi và nằm

    Đây là hai tư thế cơ bản được mọi người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết tư thế đúng để bảo vệ sức khỏe và các cơ quan nội tạng một cách tốt nhất. Các chuyên gia cho rằng, khi nằm, bàn chân của bạn nên cao hơn tim từ 15-20 cm để thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ chân về tim. Với tư thế ngồi, bạn nên chọn ghế có độ cao phù hợp và ngồi đúng tư thế để trọng lượng không dồn vào một bộ phận cơ thể nào đó.

    Kê cao chân hơn khi ngủ để tăng tuần hoàn máu

    Kê cao chân hơn khi ngủ để tăng tuần hoàn máu

    Không nên duy trì các tư thế không tốt làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân.

    4.3. Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên

    Tập thể dục thường xuyên không chỉ là một biện pháp giúp bạn phòng ngừa hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân mà còn giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho bạn. Tập thể dục thường xuyên không phải là bạn phải bắt buộc chạy bộ hay chơi các môn thể thao cụ thể hoặc đến phòng gym, mà đơn giản bạn có thể tập thể thao bằng cách thay việc đi thang máy bằng đi thang bộ,... Với những biện pháp đơn giản như vậy đã phần nào giúp bạn phòng ngừa được hội chứng suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả.

    4.4. Sử dụng vớ hoặc tất nén

    Một trong các biện pháp vừa giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chi được các chuyên gia khuyến cáo đó là vớ/tất nén. Sản phẩm này khi mang sẽ tạo một áp lực lên da, giúp cải thiện tình trạng mất tính đàn hồi của thành mạch, từ đó việc lưu thông máu ở chi dưới sẽ được diễn ra tốt hơn.

    Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng tất hoặc vớ nén có thể giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Kết quả của một nghiên cứu năm 2018, cho thấy rằng đeo vớ nén với áp suất lực nén từ ​​18 đến 21 mm thủy ngân (mmHg) trong 1 tuần có thể làm giảm đáng kể cơn đau do giãn tĩnh mạch so với đi tất thông thường.

    Nếu bạn không biết nên mua loại vớ/tất nén nào khi mới bắt đầu thì bạn có thể cân nhắc đến Vớ ống chân Phiten Sport Sleeve - After For Leg, sản phẩm có sự kết hợp của công nghệ nén với lực nén vừa phải và công nghệ AQUA TITANIUM, nhờ vậy mà giúp cải thiện tuần hoàn máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt hơn.

    Tham khảo Vớ/Tất Ống Chân Phiten Sport Sleeve - After For Leg

    Kết luận

    Tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng cao. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm và nhận biết các dấu hiệu của bệnh càng sớm càng tốt và vô cùng quan trọng.