Tác động tiêu cực của tăng huyết áp đối với cơ thể

2 năm trước
Mục lục

    Tăng huyết áp là bệnh lý không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Theo số liệu của CDC Hoa Kỳ thì cứ 3 người Mỹ trưởng thành, sẽ có một người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, dù tỷ lệ bệnh rất cao và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng thậm chí nhiều người không biết mình đang bị cao huyết áp để có thể thực hiện các biện pháp điều hòa huyết áp kịp thời, giảm được nguy cơ và các biến cố tim mạch nghiêm trọng. Bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tăng huyết áp và các ảnh hưởng của tăng huyết áp đến sức khỏe của bạn.

    1. Bạn biết gì về tăng huyết áp?

    Tăng huyết áp hoặc cao huyết áp, là khi máu của bạn di chuyển qua các mạch máu với áp lực nhiều hơn mức bình thường. Tăng huyết áp có thể âm thầm làm tổn thương cơ thể trong nhiều năm trước khi các triệu chứng điển hình của chúng xuất hiện. Không điều hòa huyết áp kịp thời có thể dẫn đến biến chứng về tim mạch, giảm chất lượng cuộc sống, hoặc thậm chí là một cơn đau tim hoặc đột quỵ dẫn đến bại liệt hoặc tử vong. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống hiện nay rất được ưa chuộng vì có thể giúp điều hòa huyết áp và góp phần giảm nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng.

    Bạn cần thường xuyên kiểm tra huyết áp

    Bạn cần thường xuyên kiểm tra huyết áp

    Huyết áp cao thường không có triệu chứng, cho đến khi các biến chứng của nó bắt đầu xuất hiện. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên và tầm soát nguy cơ tăng huyết áp định kỳ.

    Để hiểu rõ hơn về khái niệm và các tiêu chuẩn chẩn đoán cũng như triệu chứng của tăng huyết áp, bạn có thể tham khảo thêm bài viết của Phiten về vấn đề này tại đây.

    Trong bài viết này, Phiten sẽ tập trung giải thích ảnh hưởng của tăng huyết áp đến các cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể bạn như thế nào.

    2. Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến hệ tuần hoàn

    Các ảnh hưởng do huyết áp cao gây ra cho hệ tuần hoàn bắt đầu từ các tác động nhỏ và tiến triển dần theo thời gian. Càng để lâu mà không được chẩn đoán hoặc không được kiểm soát, nguy cơ gặp các biến chứng về sức khỏe của bạn càng nghiêm trọng.

    Tăng huyết áp gây tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

    Tăng huyết áp gây tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

    Các mạch máu và động mạch chính của bạn mang máu đi khắp cơ thể và cung cấp cho các cơ quan và mô quan trọng. Huyết áp cao làm tăng áp lực máu tác động lên thành mạch và về lâu dài chúng sẽ làm hỏng các thành động mạch. Khiến chúng trở nên kém đàn hồi và thu hẹp hơn, thành mạch cũng trở nên cứng và lắng đọng nhiều lipid và tạo cơ hội để hình thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch.

    Các tác động của tăng huyết áp lên tuần hoàn bắt đầu với những mảng cholesterol nhỏ bám trên thành mạch. Diện tích lòng mạch sẽ ngày càng bị thu hẹp lại do lượng cholesterol tích tụ quá nhiều.  Dẫn đến việc máu sẽ khó lưu thông, vì vậy lượng máu để cung cấp oxy và dinh dưỡng đến các mô và cơ quan sẽ giảm. khi những mảng xơ vữa quá lớn gây tắc mạch, máu không thể lưu thông. Kết quả là máu không thể về tim, đây là nguyên nhân gây nên các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ.

    Ngoài ra, tăng huyết áp còn dẫn đến suy tim. Bởi vì nếu bạn không điều hòa huyết áp của mình kịp thời, tim của bạn sẽ luôn phải hoạt động nhiều hơn và mạnh hơn bình thường bơm máu đi khắp cơ thể, dẫn đến sau một thời gian các cơ tim sẽ bị yếu đi và suy tim. Một số dấu hiệu của suy tim giúp bạn có thể nhận biết bệnh sớm đó là:

    • Khó thở, hụt hơi
    • Sưng và phù chi dưới, đặc biệt là bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân.
    • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và gắng sức nhiều ngay cả với các hoạt động bình thường.

    Huyết áp cao cũng gây phình các động mạch, đặc biệt là động mạch chủ, dẫn đến chứng phình động mạch. Động mạch ngày càng phình to thậm chí là nổi rõ, ấn đau và có nguy cơ vỡ ra bất cứ khi nào. Nếu động mạch bị vỡ thì nguy cơ tử vong gần như là rất cao nếu như nơi vỡ nằm ở những động mạch chính của bạn.

    3. Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến hệ thần kinh

    Huyết áp cao là một trong các tác nhân quan trọng dẫn đến việc sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức theo thời gian. Lưu lượng máu lên não giảm gây ảnh hưởng với các vấn đề liên quan đến trí nhớ và khả năng tư duy. Bạn có thể gặp khó khăn khi cố nhớ hoặc hiểu một vấn đề, hoặc mất tập trung trong các cuộc trò chuyện.

    Những tổn thương tương tự mà huyết áp cao gây ra cho các mạch máu và động mạch ở tim cũng có thể xảy ra đối với các động mạch trong não. Khi lượng máu đến não bị tắc nghẽn, các bộ phận của não không thể nhận được oxy mà chúng nhận được từ máu, các tế bào bắt đầu chết. Đây chính là đột quỵ hay có tên gọi khác là tai biến mạch máu não

    Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng trong đột quỵ

    Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng trong đột quỵ

    Tỷ lệ sống sót và khả năng bị tổn thương não vĩnh viễn của bạn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ và tốc độ cấp cứu của bạn.

    Các mạch máu trong mắt cũng có thể bị tổn thương. Nếu chúng vỡ ra hoặc chảy máu, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, như mờ mắt hoặc thậm chí là mù lòa.

    4. Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến hệ hô hấp

    Giống như não và tim, các động mạch trong phổi có thể bị tổn thương và tắc nghẽn. Điều này rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu ngay lập tức. Chứng phình động mạch cũng có thể xảy ra ở phổi.

    Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy được mối tương quan giữa tăng huyết áp và chứng ngưng thở khi ngủ. Bởi vì rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán là ngưng thở khi ngủ thường có bệnh mắc kèm là tăng huyết áp.

    5. Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến chức năng sinh dục

    Cơ quan sinh dục khi bị kích thích yêu cầu một lượng máu lớn hơn so với bình thường rất nhiều. Những người bị cao huyết áp có nguy cơ tắc nghẽn các mạch máu dẫn đến các cơ quan sinh dục, dẫn đến rối loạn chức năng sinh dục. Và tình trạng này, đặc biệt phổ biến ở đàn ông hơn là phụ nữ.

    Tăng huyết áp gây suy giảm chức năng tình dục

    Tăng huyết áp gây suy giảm chức năng tình dục

    6. Ảnh hưởng của tăng huyết áp đến hệ bài tiết

    Thận là cơ quan giữ nhiệm vụ đào thải các chất dư thừa và cặn bã ra khỏi cơ thể, đồng thời cũng là bộ phận chính trong việc điều hòa thể tích và áp suất máu. Nhưng để các quá trình này được diễn ra bình thường thì cần các mạch máu đến thận và mao mạch thận phải thật khỏe mạch.

    Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận

    Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận

    Ở những bệnh nhân tăng huyết áp sẽ dẫn đến các biến chứng trên các mạch máu và mao mạch thận. Các tổn thương này làm giảm lượng máu đến thận và làm suy giảm chức năng thận. Kết quả là bệnh nhân có thể bị suy thận nếu như không được kiểm soát huyết áp kịp thời. Huyết áp cao cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.

    Với các biến chứng và ảnh hưởng của huyết áp đến các cơ quan trên cơ thể, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về vai trò của việc điều hòa huyết áp từ sớm có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa tăng huyết áp và các biến chứng của nó.

    Mua ngayVòng cổ điều hòa huyết áp Phiten

    Một trong các phương pháp giúp điều hòa huyết áp rất được ưa chuộng hiện nay, bởi vì độ tiện lợi an toàn và hiệu quả của nó, đó chính là vòng cổ điều hòa huyết áp Phiten. Dù chưa được phổ biến và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, nhưng trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, thì vòng cổ điều hòa huyết áp rất được mọi người ưa chuộng. Nhờ có công nghệ Aqua Titanium độc quyền mà những chiếc vòng cổ này có khả năng điều chỉnh dòng điện tự nhiên trong cơ thể, kích thích lưu thông máu và hỗ trợ điều hòa huyết áp.

    Bạn có thể đọc thêm bài viết “Vòng điều hòa huyết áp Phiten – Giải pháp mới cho sức khỏe gia đình bạn” để hiểu hơn về nguyên lý hoạt động và công dụng cụ thể của vòng điều hòa huyết áp.

    7. Kết luận

    Việc nhận thức đúng và đầy đủ về tăng huyết áp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Các tổn thương do tăng huyết gây nên sẽ tích tụ dần theo thời gian. Vì vậy để ngăn ngừa chúng bạn cần có một lối sống lành mạnh kết hợp với các thiết bị và phụ kiện hỗ trợ để có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả nhất.

    Thông tin liên hệ với chúng tôi:

    ? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    ? Website: https://www.phiten.vn/

    ? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial

    ? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/

    ? Lazada: https://bit.ly/3Hlaymq

    ? Shopee: https://bit.ly/3JtmjsV

    ? Tiki: https://bit.ly/32NOCRL

    ? Tiktok: tiktok.com/phitenvietnam

    ? Youtube: https://www.youtube.com/embed/Vq1sWgMLELs