Phòng tránh chấn thương dây chằng với băng bảo vệ khớp gối

2 năm trước
Mục lục

    Thi đấu hết mình trong mỗi trận đấu và tập luyện với cường độ cao dễ gây nên chấn thương dây chằng khớp gối, vì đây là bộ phận chịu áp lực nhiều nhất khi bạn vận động. Để phòng ngừa các chấn thương này và hỗ trợ phục hồi chấn thương nhanh hơn thì băng bảo vệ khớp gối là một giải pháp tuyệt vời.

    Vậy băng bảo vệ khớp gối có cấu tạo đặc biệt gì mà có thể giúp bảo vệ dây chằng khớp gối của bạn và nó cụ thể nó có thể giúp bạn ngăn ngừa được những loại chấn thương dây chằng nào, hãy cùng tìm hiểu với Phiten thông qua bài viết này nhé!

    1. Những chấn thương dây chằng khớp gối phổ biến?

    Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của dây chằng khớp gối và những chấn thương liên quan đến vùng này để xác định được nguyên nhân nào dẫn đến đến các chấn thương ở dây chằng.

    Dây chằng khớp gối là phần giúp liên kết các xương cấu tạo nên khớp gối lại với nhau, đảm bảo cho hoạt động của khớp gối được ổn định và linh hoạt. Dây chằng khớp gối được chia làm 4 phần, dựa vào vị trí của nó trên khớp gối:

    • Dây chằng chéo trước (ACL) - đây là dây chằng ở vị trí trung tâm của đầu gối, giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chuyển động xoay và chuyển động tới phía trước của xương cẳng chân.
    • Dây chằng chéo sau (PCL) - đây là dây chằng ở phía sau đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động về phía sau của xương cẳng chân.
    • Dây chằng giữa gối (MCL) - dây chằng này chạy dài từ mặt trong của đầu trên xương cẳng chân lên đến mặt trong của đầu dưới xương đùi, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ có cấu trúc các khớp ở đầu gối được ổn định từ bên trong.
    • Dây chằng bên ngoài (LCL) - dây chằng này chạy dọc ở phía ngoài của khớp gối và tạo thành một góc hẹp ở phía sau đầu gối. Dây chằng bên ngoài có chức năng giúp cho mặt bên ngoài của khớp gối được ổn định trong quá trình chuyển động.

    Cấu tạo dây chằng khớp gối

    Cấu tạo dây chằng khớp gối

    Những chấn thương dây chằng khớp gối có thể từ nhẹ như bong gân, giãn dây chằng đến nghiêm trọng hơn như đứt một phần hoặc đứt toàn bộ dây chằng khiến cho khớp gối của bạn bị lỏng lẻo và hầu như không thể chuyển động bình thường được. Trong trường hợp nhẹ như bong gân hoặc giãn dây chằng thì người bệnh vẫn có thể đi lại được nhưng mỗi lần cử động thì cơn đau lại ập đến dữ dội và khiến chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

    Để xác định được bạn có đang bị chấn thương dây chằng khớp gối không và vị trí của chấn thương là ở dây chằng nào thì hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng của các loại chấn thương dây chằng phổ biến sau đây nhé:

    1.1. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)

    Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) là chấn thương phổ biến nhất trong các loại chấn thương dây chằng. Theo thống kê, trong tổng số ca chấn thương dây chằng khớp gối của Hoa Kỳ hằng năm, thì có đến 70.000 ca là chấn thương dây chằng chéo trước (ACL), 40.000 ca chấn thương dây chằng chéo giữa và 20.000 ca chấn thương cả dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo giữa (MCL).

    Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra khi bạn đổi hướng chuyển động đột ngột hoặc do té ngã, va chạm và đầu gối tiếp đất mạnh. Loại chấn thương này thường phổ biến trong các môn thể thao có cường độ vận động cao như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyển,...

    Chấn thương dây chằng chéo trước khi chơi bóng đá

    Chấn thương dây chằng chéo trước khi chơi bóng đá

    Khi dây chằng chéo trước của bạn bị chấn thương thì bạn có thể sẽ nghe thấy một tiếng “rắc” ở vùng đầu gối của mình, đồng thời là một cơn đau dữ dội và sau đó khớp gối của bạn trở nên yếu và lỏng lẻo khiến bạn không thể vận động bình thường được. Một số dấu hiệu khác để nhận biết chấn thương dây chằng chéo trước:

    • Đầu gối sưng tấy trong vòng 1 - 2 ngày và giảm khi bạn chườm lạnh là dùng băng bảo vệ đầu gối để cố định khớp gối.
    • Cơn đau tập trung ở phần trước của đầu gối và trở nên dữ dội hơn khi bạn cố gắng di chuyển.
    • Trường hợp nghiêm trọng không được điều trị kịp thời thì khớp gối của bạn trở nên yếu dần và xuất hiện một số dấu hiệu teo cơ.

    1.2. Chấn thương dây chằng chéo sau (PCL)

    Dây chằng chéo sau tương đối khỏe và lớn hơn nhiều so với dây chằng chéo trước, nên thường ít bị chấn thương hơn. Trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau thì nguyên nhân chính có thể là do một lực mạnh tác động khiến bạn khuỵu xuống và toàn bộ trọng lực dồn vào khớp gối.

    Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết và phân biệt chấn thương dây chằng chéo sau:

    • Khớp gối lỏng lẻo và đau dữ dội khiến việc đi lại trở nên khó khăn.
    • Hai bên đùi không cân xứng, chân bị chấn thương thì đùi teo hơn và phần đầu của xương cẳng chân bị lệch về phía sau.
    • Chấn thương dây chằng chéo sau mãn tính có thể góp phần gây thoái hóa khớp gối.

    1.3. Chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL)

    Chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL) là loại chấn thương dây chằng phổ biến thứ hai, sau chấn thương dây chằng chéo trước (ACL). Chấn thương dây chằng chéo giữa phổ biến ở những người chơi những môn thể thao có cường độ vận động cao như bóng chuyền, bóng rổ và bóng đá. Trường hợp chấn thương nghiêm trọng các dây chằng chéo giữa có thể bị đứt khiến mặt ngoài khớp gối trở nên lỏng lẻo và lệch về phía trước.

    Đau khớp gối cho chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL)

    Đau khớp gối cho chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL)

    Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL):

    • Đau ở mặt trong của đầu gối, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi bạn cố vận động.
    • Đầu gối bạn có thể sưng tấy và bầm tím.
    • Khi nghỉ ngơi, khớp gối của bạn vẫn sẽ đau âm ỉ.

    1.4. Chấn thương dây chằng chéo ngoài (LCL)

    Chấn thương dây chằng chéo ngoài (LCL) thường gặp khi đầu gối bạn bị va chạm mạnh trong tai nạn thể thao hoặc tai nạn giao thông. Tuy nhiên chấn thương dây chằng chéo ngoài ít phổ biến và ít nghiêm trọng hơn so với chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL).

    Chấn thương dây chằng chéo ngoài thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sưng, đau khớp và căng cứng cơ. Khớp gối trở nên kém ổn định, khó khăn trong việc di chuyển và vận động.

    2. Cần làm gì khi chấn thương dây chằng khớp gối

    Những chấn thương dây chằng ở mức độ nhẹ thì cơ thể của bạn có thể tự hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn cần có phương pháp chăm sóc y tế hợp lý để phòng ngừa chấn thương trở nên nghiêm trọng thêm và thúc đẩy quá trình phục hồi. Một số điểm bạn cần lưu ý khi bận chấn thương dây chằng khớp gối:

    • Hạn chế hoạt động khớp gối bằng cách hạn chế cử động và đi lại để giảm áp lực lên dây chằng đang bị chấn thương. Nếu muốn đi lại bạn có thể dùng nạng để giảm lực tác động lên khớp gối trong khi di chuyển.
    • Chườm lạnh lên vùng đầu gối chấn thương 15 - 20 phút, từ 3 - 4 lần trong một đến hai ngày sau khi chấn thương xảy ra.
    • Kê cao khớp gối bằng cách kê một chiếc gối mỏng bên dưới khi nằm ngủ.
    • Dùng băng bảo vệ khớp gối để giữ ổn định vùng đang bị chấn thương và bảo vệ đầu gối không bị chấn thương nghiêm trọng hơn.
    • Nếu cơn đau của bạn không giảm khi đã áp dụng những phương pháp trên, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen.

    3. Phòng tránh chấn thương dây chằng với băng bảo vệ khớp gối

    Mặc dù, chấn thương dây chằng khớp gối không thể phòng ngừa một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bạn là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải những loại chấn thương này thì bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau đây:

    • Khởi động đầy đủ và đúng cách trước khi tập luyện thể thao.
    • Tập luyện kỹ thuật tiếp đất đúng để tránh chấn thương đầu gối khi chơi thể thao
    • Tăng dần dần cường độ tập luyện, không nên tăng cường độ tập luyện một cách đột ngột.
    • Không nên gắng sức quá mức trong thời gian dài
    • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi các tổn thương cơ xương khớp của cơ thể như protein, canxi, vitamin D,...

    Sử dụng băng bảo vệ khớp gối để phòng ngừa chấn thương dây chằng

    Sử dụng băng bảo vệ khớp gối để phòng ngừa chấn thương dây chằng

    Bên cạnh những biện pháp trên, sử dụng băng bảo vệ khớp gối cũng là một phương pháp hữu hiệu được nhiều chuyên gia sức khỏe và nhiều vận động viên chuyên nghiệp tin dùng để phòng ngừa chấn thương khớp gối nói chung và chấn thương dây chằng nói riêng.

    Đọc thêm bài viết: Có thực sự cần thiết phải sử dụng băng đai bảo vệ khớp gối khi chơi thể thao không?

    Băng bảo vệ khớp gối được thiết kế để giúp giữ cho các khớp xương đầu gối và hỗ trợ lực cho dây chằng được ổn định và tránh được các cử động đột ngột là sai lệch khớp gối và giãn dây chằng. Bên cạnh đó, băng bảo vệ khớp gối còn giúp phân bổ đều trọng lực lên khớp gối, xương đùi và xương chày, hỗ trợ làm giảm tình trạng căng thẳng khớp đầu gối và dây chằng.

    >>> Mua ngayBăng bảo vệ khớp gối Phiten

    Đặc biệt, với băng bảo vệ khớp gối Phiten nhờ công nghệ AQUA-METAL độc quyền giúp điều hòa và kiểm soát dòng điện sinh học trong cơ thể và kích thích tuần hoàn máu đến vùng bị tổn thương, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi chấn thương được diễn ra nhanh hơn. Đồng thời cũng giúp người sử dụng tập luyện thể thao một cách hiệu quả hơn.

    4. Kết luận

    Không còn nghi ngờ gì nữa thì băng bảo vệ khớp gối là một phụ kiện thể thao hữu hiệu vừa giúp bạn phòng ngừa chấn thương dây chằng, vừa giúp bảo vệ khớp gối của bạn phục hồi chấn thương tốt hơn và hạn chế chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

    Thông tin liên hệ

    ? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    ? Hotline: 035 330 0088

    ? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/ 

    ? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    ? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    ?Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    ?Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    ?Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    ?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA