Phòng ngừa hội chứng dải chậu chày với băng dán cơ thể thao
Nếu bạn thường xuyên bị đau dai dẳng ở phần bắp đùi ngoài chạy dọc từ đầu gối cho đến hông, đặc biệt là khi bạn chạy bộ hoặc đi lại nhiều, thì đó có thể là triệu chứng của hội chứng dải chậu chày. Hội chứng này có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng đặc biệt phổ biến ở những vận động viên điền kinh, xe đạp hoặc các cầu thủ bóng đá. Một trong các giải pháp mà các vận động viên này lựa chọn để giảm đau và phòng ngừa hội chứng này khi tập luyện và thi đấu đó là sử dụng băng dán cơ thể thao.
Trong bài viết này, Phiten sẽ giải thích rõ hơn cho bạn về hội chứng này, cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa nó.
1. Hội chứng dải chậu chày là gì?
Dải chậu chày là dải cơ dài bắt đầu từ mào chậu, chạy dọc xuống mặt ngoài xương đùi, và bắt chéo đầu gối để gắn vào phần trên của xương chày hoặc xương ống chân. Dải chậu chày giúp giữ ổn định phần bên ngoài của đầu gối thông qua việc điều chỉnh phạm vi chuyển động của nó. Ngoài ra các cơ này cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc co và duỗi đầu gối.
Đau do hội chứng dải chậu chày
Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial band syndrome - ITBS) là một trong các chấn thương phổ biến trong thể thao, thường có hiệu hiện là đau hoặc đau khi sở ở mặt ngoài của đầu gối. Đây được coi là chấn thương do vận động quá mức các cơ, thường thấy ở những vận động viên điền kinh. Việc sử dụng quá nhiều và lặp đi lặp lại việc uốn và duỗi đầu gối được xem là một trong các nguyên nhân chính gây ra loại chấn thương này. Nó xảy ra khi dải chậu chày bị căng, bị kích ứng hoặc bị viêm. Sự bó chặt này gây ra ma sát ở bên ngoài đầu gối khi gập người, gây đau. Đôi khi nó gây ra đau hông liên quan đến tình trạng yếu cơ hông.
2. Điểm mặt nguyên nhân của hội chứng dải chậu chày
Hội chứng dải chày chậu chủ yếu là do vận động quá mức và lặp đi lặp lại một chuyển động trong thời gian dài, gây áp lực và ma sát cho dải chậu chày với phần xương bên dưới. Hội chứng dải chậu chày gây ma sát, kích ứng và đau khi di chuyển đầu gối. Hội chứng này đặc biệt phổ biến đối với những người đi xe đạp và chạy bộ. Thậm chí còn có thể gặp phải những người làm công việc mà phải đi lên xuống cầu thang thường xuyên hoặc đi giày cao gót trong thời gian dài.
Đạp xe thường xuyên cũng gây hội chứng dải chậu chày
Các yếu tố nguy cơ chính gây nên hội chứng dải chậu chày:
- Do chấn thương thắt lưng trước đó
- Cơ hông hoặc cơ mông và cơ bụng bị yếu
- Thường xuyên đi bộ, chạy bộ và đạp xe hoặc leo núi
- Ngồi quá nhiều
- Viêm khớp gối
- Chiều dài hai chân không bằng nhau
- Chân vòng kiềng
- Hội chứng bàn chân phẳng
3. Triệu chứng của hội chứng dải chậu chày
Đau rát ở bên ngoài đầu gối
Triệu chứng chính là đau ở bên ngoài đầu gối, ngay trên các khớp. Tuy nhiên, cơn đau có thể biến mất sau khi bạn khởi động. Nhưng nếu bạn không điều trị và có chế độ tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp thì tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn, với các triệu chứng điển hình bao gồm:
- Đau rát hoặc đau ở phần bên ngoài đầu gối
- Nghe thấy các tiếng lách cách ở đầu gối khi vận động
- Cơn đau lan rộng lên cả đùi hoặc bắp chân của bạn
- Cảm thấy nóng rát và đỏ vùng bên ngoài đầu gối
4. Hội chứng dải chậu chày được điều trị như thế nào?
Nếu tình trạng đau ở khớp gối của bạn ở mức độ dữ dội và liên tục, và cơn đau vẫn tiếp diễn kể cả khi nghỉ ngơi, khiến bạn mất ngủ và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, thì bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định điều trị kịp thời.
Thông thường, nếu tình trạng bạn không quá nặng thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn cần phải nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh để các chấn thương được phục hồi hoàn toàn trong 6 tuần. Ngoài ra, để giúp giảm đau và sưng tay bạn có thể được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn các phương pháp sau:
- Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm đau
- Chườm lạnh và nghỉ ngơi và chỉ vận động khi cần thiết trong tuần đầu tiên sau khi các triệu chứng bắt đầu
- Thực hiện một số động tác kéo dãn cơ để thư giãn các cơ của dải chậu chày
- Sau khi đã phục hồi, bạn nên tập luyện các bài tập để tăng cường sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là cơ hông và cơ bụng để hỗ trợ cho dải chậu chày khi vận động.
Chườm lạnh giúp giảm đau
Trong một số trường hợp nặng và viêm mãn tính bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng Corticosteroid. Cần lưu ý rằng, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng Corticosteroid mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, bởi vì điều này sẽ mang đến cho bạn nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng quá liều.
5. Một số động tác kéo giãn cơ hỗ trợ điều trị hội chứng dải chày chậu
5.1. Động tác đứng duỗi dải chày chậu
Bước 1: Đứng thẳng, bắt chéo chân phải của bạn phía trước chân trái, để hai chân rộng bằng vai
Bước 2: Giơ tay trái lên trời và nghiêng người sang bên phải đến khi đầu gối, hông và eo của bạn được kéo căng hết mức, giữ tư thể đó trong 30 giây.
Bước 3: Thực hiện tương tự với bên trái và thực hiện mỗi bên 5 lần.
5.2. Động tác gập người
Bước 1: Đứng thẳng, bắt chéo chân phải qua phía trái chân trái.
Bước 2: Cúi gập người xuống, đầu gối hơi cong để tay chạm sàng, giữ tư thế này trong 30 giây
Bước 3: Thực hiện động tác này 5 lần
5.3. Động tác giúp căng cơ mông
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, chân duỗi thẳng
Bước 2: Rút chân trái chạm vào ngực, sau đó kéo sang ngang đến khi cơ mông và cơ hông của bạn căng, giữ động tác 30 giây
Bước 3: Thực hiện tương tự với bên phải và lặp lại động tác này 5 lần mỗi bên
6. Sử dụng băng dán cơ thể thao để phòng ngừa hội chứng dải chậu chày
Băng dán cơ thể thao là phương pháp được nhiều vận động viên chuyên nghiệp lựa chọn để phòng ngừa hội chứng dải chậu chày, đồng thời cũng giúp họ tránh được tình trạng căng cơ và đau mỏi khi vận động ở cường độ cao.
Khi dán băng dán cơ thể thao, chúng sẽ hỗ trợ vùng cơ và khớp bên dưới, giúp tạo tăng cường khoảng không gian trống bên trong khớp, vì vậy hạn chế được tình trạng kích thích khớp khi phải hoạt động mạnh hoặc chuyển động đột ngột. Bên cạnh đó, băng dán cơ thể thao sẽ dính chắc và da và tạo ra một lực nén nhẹ cho các cơ và mô bên dưới, kết quả là ức chế được phần nào được việc truyền tín hiệu đau từ các tế bào thụ cảm đến tủy sống và não. Cơ chế của việc này, tương tự như việc dùng tay ấn nhẹ vào vùng đau trên cơ thể để giảm đau.
Ngoài ra, còn có một công dụng tuyệt vời nữa của băng dán cơ thể thao mà chỉ có sản phẩm Phiten mới có đó là công dụng cải thiện tuần hoàn, tăng cường lưu thông khí huyết. Điều này có được là nhờ công nghệ Aqua Metal, được nghiên cứu và phát triển độc quyền bởi Phiten, và đã được FDA chứng nhận và nhiều nước trên thế giới cấp bằng sáng chế.
Đọc thêm bài viết: Giải mã công dụng thực sự của băng dán cơ thể thao Phiten
Mua ngay: Băng dán cơ thể thao Phiten Titanium X30 Stretched Sport
Chính vì vậy, việc sử dụng băng dán cơ thể thao không chỉ giúp phòng ngừa chấn thương và hội chứng dải chậu chày, mà phần nào cũng hạn chế được tình trạng đau mỏi cơ bắp trong và sau quá trình chơi thể thao. Để sử dụng băng dán cơ thể thao để phòng ngừa hội chứng này hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các dấn sau đây:
- Đo và cắt một đoạn băng dán cơ thể thao có chiều dài từ dưới khớp gối đến hông. Đừng thẳng chân và dán băng dán cơ lên.
- Đo và cắt một đoạn băng dán cơ thể thao dài khoảng 10cm, dán trực tiếp lên vùng bị đau và xoa nhẹ để đảm bảo độ kết dính.
- Trường hợp, cơn đau rất dữ dội bạn có thể thay miếng dán nằm ngang bằng 2 miếng dán và dán thành hình chữ X lên vùng đang bị đau.
Mua ngay: Băng dán cơ thể thao Phiten Titanium X30 Stretched Sport
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 035 330 0088
- Website: https://phiten.vn/
- Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
- Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
- Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA