Nỗi ám ảnh mang tên hội chứng khuỷu tay quần vợt

2 năm trước
Mục lục

    Trong các bài viết trước về môn thể thao quần vợt, Phiten đã nhiều lần nhắc đến hội chứng khuỷu tay quần vợt hay Elbow's tennis, nhưng chưa có một bài viết nào tập trung chia sẻ chi tiết nào về hội chứng này. Vì vậy, trong bài viết hôm nay Phiten sẽ giải thích rõ hơn về hội chứng này và cách để phòng ngừa hiệu quả!

    1. Hội chứng khuỷu tay quần vợt - Elbow’s tennis là gì?

    Gân là bộ phận quan trọng giữ nhiệm vụ liên kết cơ và xương lại với nhau, vì vậy bình thường gân sẽ bám rất chắc vào xương. Nhờ vào đó chúng ta có thể co, duỗi cơ bắp và di chuyển cơ thể được.

    Đối với gân tay thì gân cơ duỗi cổ tay là gân giữ vai trò quan trọng trong các cử động của cánh tay và cổ tay. Đây là gân bám chắc vào lồi cầu ngoài xương cánh tay và dễ dàng sờ được ở mặt ngoài khuỷu tay.

    Hội chứng khuỷu tay quần vợt khiến người bệnh thường xuyên đau đớn dữ dội

    Hội chứng khuỷu tay quần vợt khiến người bệnh thường xuyên đau đớn dữ dội

    Hội chứng khuỷu tay quần vợt xuất hiện là do các tổn thương ở điểm bám trên lồi cầu ngoài xương cánh tay của gân duỗi cổ tay, tổn thương này khiến gân cơ vùng này bị viêm và đau dữ dội. Tình trạng tổn thương này thường được cho là có liên hệ mật thiết với các chuyển động mang tính lặp đi lặp lại cao của cổ tay và cánh tay.

    Mặc dù tên gọi của hội chứng này là khuỷu tay quần vợt, nhưng không nghĩa là chỉ những người chơi quần vợt (tennis) mới mắc phải hội chứng này. Mà những người chơi cầu lông, cử tạ, boxing hoặc lao động nặng đều có thể mắc phải hội chứng này.

    Một sự thật nữa về hội chứng này đó là có khá nhiều người lầm giữa hội chứng khuỷu tay quần vợt hay khuỷu tay tennis với hội chứng khuỷu tay Golfer. Tuy nhiên, sự thật là đây là hai hội chứng khác nhau, dù cho chúng có nhiều điểm chung về cơ chế bệnh sinh. Nhưng điểm khác biệt nhất và quan trọng nhất của chúng đó là vị trí tổn thương. Hội chứng khuỷu tay quần vợt là sự tổn thương gân ở lồi cầu ngoài xương khuỷu tay, còn hội chứng khuỷu tay Golfer là tổn thương ở lồi cầu trong xương khuỷu tay. Vị trí tổn thương không giống nhau khiến cho những biểu hiện bệnh lý và phương pháp điều trị của hai hội chứng này cũng có đôi chút khác nhau.

    2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng khuỷu tay quần vợt

    Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hội chứng khuỷu tay quần vợt chủ yếu là do sử dụng gân cơ cẳng tay ở cường độ cao và trong thời gian dài. Điển hình nhất trong đó là hoạt động co duỗi khuỷu tay lặp đi lặp lại liên tục, hoặc các động tác tương tự như xoay, vặn khuỷu tay. Thậm chí, các hoạt động cổ tay quá mức cũng khiến bạn dễ bị mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt, do khi cổ tay vận động nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến gân duỗi cổ tay bám ở lồi cầu ngoài khuỷu tay.

    Ngoài các nguyên nhân trên thì cũng có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt ở một số đốt tượng:

    • Tuổi tác - Người trưởng thành từ khoảng 30 - 55 tuổi thường có nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt cao hơn gấp 2 - 3 lần so với thanh thiếu niên. Đồng thời, khi những đối tượng này bị tổn thương cơ xương khớp thì quá trình phục hồi cũng diễn ra chậm hơn rất nhiều.
    • Tập luyện sai kỹ thuật - Luyện tập không đúng kỹ thuật hoặc sai tư thế sẽ rất dễ dẫn đến các tổn trên gân cơ ở khuỷu tay, đặc biệt là chúng có thể gây rách hoặc đứt hoàn toàn gân duỗi cổ tay.
    • Một số môn thể thao - Dù hội chứng này có thể gặp ở rất nhiều môn thể thao khác nhau hoặc kể cả khi vận động mạnh. Tuy nhiên, vẫn có một số môn thể thao có nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt cao hơn những môn khác: tennis, cầu lông, cử tạ, boxing và golf.
    • Hút thuốc lá - Việc hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ hô hấp và tim mạch, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cơ xương khớp của cơ thể. Các chất độc hại trong thuốc lá sẽ khiến gân cơ trở nên yếu dần và dễ bị tổn thương hơn so với người khác.

    Càng lớn tuổi nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt càng cao

    Càng lớn tuổi nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt càng cao

    3. Hội chứng khuỷu tay quần vợt có biến chứng không?

    Hội chứng khuỷu tay quần vợt thường tiến triển khá chậm, các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí là đến 1 - 2 năm. Cho nên, ở giai đoạn đầu của bệnh những cơn đau xuất hiện với tần suất rời rạc, không quá thường xuyên và không đau quá dữ dội. Chính vì vậy, ban đầu mọi người sẽ rất khó để xác định mình có mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt và khá chủ quan về tình trạng của cơ thể.

    Hội chứng khuỷu tay quần vợt nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng

    Hội chứng khuỷu tay quần vợt nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng

    Tuy nhiên, một điều tích cực là đa số bệnh nhân mắc hội chứng khuỷu tay tennis đều đáp ứng rất tốt với những phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu người bệnh không phát giác ra tình trạng bệnh lý của mình, mà tiếp tục vận động với các thói quen không tốt thì hội chứng này có thể tiến triển và biến chứng thành bệnh mãn tính, hoặc nghiêm trọng hơn là tình trạng teo cơ và mất khả năng vận động.

    Vì vậy, việc xác định sớm hội chứng khuỷu tay quần vợt để thực hiện các phương pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị hoàn toàn hội chứng này.

    4. Phương pháp phòng ngừa hội chứng khuỷu tay quần vợt

    Hầu hết các chuyên gia cơ xương khớp đều cho rằng các chấn thương liên quan đến dây chằng hoặc gân khuỷu tay rất khó để ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bảo vệ được khuỷu tay của mình và hạn chế thấp nhất nguy mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt với những phương pháp phòng ngừa hợp lý.

    Nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tập luyện

    Nghỉ ngơi giữ vai trò quan trọng trong việc phục hồi bất kỳ chấn thương nào, và tổn thương gân cơ khuỷu tay cũng không ngoại lệ. Nghỉ ngơi không chỉ là một phương pháp phục hồi chấn thương, mà đây cũng là một biện pháp để phòng ngừa chấn thương. Vì khi nghỉ ngơi, các cơ gân trong cơ thể sẽ có thời gian để tái tạo lại các tế bào hư tổn khi luyện tập, hạn chế tình trạng tổn thương nghiêm trọng xảy ra.

    Khởi động trước khi chơi thể thao

    Khởi động trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào luôn là biện pháp phòng ngừa chấn thương hiệu quả nhất mà bất kỳ chuyên gia thể thao nào cũng khuyên bạn cần phải thực hiện. Đồng thời, việc khởi động sẽ giúp cơ bắp của bạn được kích hoạt và đưa vào trạng thái hoạt động, từ đó khi bạn chơi thể thao chúng sẽ vận động hiệu quả và năng suất hơn.

    Không vận động quá sức

    Vận động quá sức luôn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn, không những vậy nó còn làm tăng nguy cơ chấn thương của bạn lên gấp 4 - 5 lần. Vì khi cơ xương khớp của bạn đã quá mệt mỏi và thiếu hụt năng lượng để vận động, thì chúng sẽ bị mất cân bằng khi hoạt động khiến một bộ phận nào đó, nơi mà chịu áp lực lớn nhất, dễ bị chấn thương khi thực hiện các động tác. Trong trường hợp môn tennis và hội chứng khuỷu tay quần vợt thì đó chính là gân duỗi cổ tay.

    Vận động quá sức làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt

    Vận động quá sức làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khuỷu tay quần vợt

    Sử dụng dụng cụ bổ trợ chuyên dụng

    Dụng cụ bổ trợ và bảo vệ cho cánh tay sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ xảy ra hội chứng khuỷu tay quần vợt. Trong đó, băng đai bảo vệ khuỷu tay là sản phẩm được các chuyên gia cơ xương khớp ưu tiên khuyên dùng cho những ai hay chơi các môn thể thao phải vận động khuỷu tay, cổ tay với cường độ cao.

    Chỉ bằng việc đeo băng đai bảo vệ khuỷu tay, gân duỗi cổ tay và cả lồi cầu ngoài khuỷu tay của bạn sẽ được đảm bảo an toàn hơn gấp nhiều lần. Đồng thời, băng đai bảo vệ cổ tay cũng sẽ giúp trợ lực cho các vận động khớp của bạn và kiểm soát các chuyển động xấu ảnh hưởng đến cơ - gân - khớp. Từ đó, sẽ giúp bạn phòng ngừa hội chứng khuỷu tay quần vợt một cách hiệu quả.

    Mua ngay: Băng đai bảo vệ khuỷu tay Phiten

    Đặc biệt hơn, nếu bạn sử dụng băng đai bảo vệ khuỷu tay Phiten, thì ngoài công dụng phòng ngừa hội chứng khuỷu tay quần vợt. Sản phẩm của Phiten còn giúp cải thiện và tăng cường quá trình phục hồi các tổn thương khuỷu tay của bạn, nhờ vào công nghệ AQUA TITANIUM độc quyền - giúp kiểm soát dòng điện sinh học, kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể.

    Kết luận

    Tóm lại, hội chứng khuỷu tay quần vợt là một vấn đề xương khớp vô cùng phổ biến. Triệu chứng điển hình của hội chứng này là đau mặt ngoài ở lồi cầu ngoài khuỷu tay. Mức độ đau sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, việc phát hiện và phòng ngừa hội chứng này càng sớm càng tốt có ý nghĩa rất lớn trong việc điều.

    Thông tin liên hệ

    ? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    ? Hotline: 035 330 0088

    ? Website: https://www.phiten.vn/ 

    ? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    ? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    ?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    ?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    ?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    ?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA