Những phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến

2 năm trước
Mục lục

    Sau cơn đột quỵ hay tai biến thì não của bạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng một hoặc một số bộ phận. Tùy vào vị trí não bị tổn thương mà bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến chức năng ngôn ngữ hoặc vận động của một số bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Những rối loạn về chức năng có thể hoặc không thể được phục hồi tùy vào mức độ tổn thương của não.

    Nếu cấp cứu kịp thời và tình trạng tổn thương không quá nghiêm trọng thì các chức năng cơ thể có thể được phục hồi phần nào hoặc nếu may mắn hơn bạn có thể phục hồi gần như là hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về các phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến cho bạn.

    1. Bạn hiểu gì về tai biến?

    Tai biến mạch máu não hay đột quỵ xảy ra khi một động mạch cung cấp máu cho não bị vỡ hoặc bị tắc nghẽn, làm thiếu oxy của các tế bào não và dẫn đến tổn thương não. Khi một vùng não bị giảm hoặc mất lượng máu cung cấp một cách đột ngột, các tế bào não bị ảnh hưởng sẽ bị thiếu oxy và bắt đầu hoại tử chỉ trong vài giây.

    Điều đáng buồn thay đột quỵ là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tàn tật vĩnh viễn ở người lớn tuổi. Và tại Mỹ thì tai biến cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư.

    Tai biến là nguyên nhân chính gây tàn tật vĩnh viễn ở người lớn tuổi

    Tai biến là nguyên nhân chính gây tàn tật vĩnh viễn ở người lớn tuổi

    Tai biến là một tình trạng cực kỳ phổ biến, thực tế là rất có thể một trong các thành viên trong gia đình bạn đã từng trải qua một cơn đột quỵ nhẹ mà bạn không hề biết, thậm chí là chính bản thân bệnh nhân cũng không hề biết.

    Sớm nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ và can thiệp y tế kịp thời là ưu tiên hàng đầu trong việc ngăn chặn các rủi ro và tỷ lệ tử vong ở tai biến. Dưới đây là 8 triệu chứng cảnh báo cho cơn đột quỵ mà bạn cần biết:

    • Tê hoặc lệch mặt - Điều này có thể được biểu hiện bằng nụ cười lệch hoặc sụp mí mắt và / hoặc má ở một bên của khuôn mặt.
    • Yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân - Một người có thể gặp khó khăn khi kiểm soát một bên của cơ thể, với một cánh tay bị tuột xuống khi bệnh nhân muốn giơ tay lên hoặc một tay cầm nắm yếu.
    • Lú lẫn - Một người đang bị đột quỵ có thể đột nhiên trở nên lú lẫn hoặc không hiểu những gì đang diễn ra xung quanh họ.
    • Khó khăn khi nói - Có thể bị nói ngọng hoặc một người có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt ​​- không thể tìm được từ thích hợp để diễn đạt suy nghĩ hoặc khó khăn khi nhớ lại tên của các vật dụng hoặc những người quen thuộc hằng ngày.
    • Thay đổi thị lực đột ngột - Một người đang trong cơn tai biến có thể bị mờ mắt, nhìn thấy vật bị nhân đôi lên hoặc có các khoảng trống mờ ảo trong tầm nhìn của họ, chẳng hạn như không thể nhìn thấy một người hoặc vật thể ở bên cạnh họ.
    • Đi lại khó khăn - Tai biến có thể khiến một người cảm thấy rất chóng mặt hoặc đột ngột gặp khó khăn trong việc cân bằng và phối hợp vận động, những vấn đề thường rõ ràng nhất khi một người đang đứng hoặc đi bộ.
    • Đau đầu dữ dội và đột ngột - Đau đầu dữ dội , đột ngột là một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ phổ biến hơn.
    • Buồn nôn và nôn - Đột ngột cảm thấy toàn thân suy nhược, buồn nôn và nôn mà không rõ nguyên nhân có thể là triệu chứng của đột quỵ.

    Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não

    Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não

    Bên cạnh các triệu chứng điển hình để nhận biết tai biến, thì bạn cần phải biết được các yếu tố nguy cơ và bệnh lý mắc kèm có thể dẫn đến tăng tỷ lệ tai biến mạch máu não, để có thể phòng ngừa hiệu quả hơn:

    • Cao huyết áp - Làm mạch máu kém đàn hồi và xơ cứng, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ
    • Hút thuốc lá - Gây tổn thương cho hệ tuần hoàn và tim mạch một cách chậm rãi.
    • Bệnh đái tháo đường - Có thể gây tổn thương các mạch máu trong não, đặc biệt là khi nó được kiểm soát kém
    • Nồng độ Cholesterol trong máu cao - Cholesterol LDL (xấu) cao và cholesterol HDL (tốt) thấp đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ đột quỵ
    • Ít vận động - Tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, đái tháo đường và bệnh tim, tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ
    • Chế độ ăn uống không lành mạnh - Quá nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri trong chế độ ăn uống của bạn làm tăng nguy cơ cholesterol cao và huyết áp cao
    • Thừa cân hoặc béo phì - Tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao, đái tháo đường và bệnh tim
    • Xơ vữa động mạch - Mảng bám tích tụ trong động mạch bị hẹp lại, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn dẫn đến tai biến.
    • Các bệnh lý về tim - Những người bị rung nhĩ, bệnh mạch vành, suy tim sung huyết và bệnh phì đại cơ tim có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
    • Sử dụng rượu quá nhiều - Tăng huyết áp và tăng nguy cơ xơ cứng động mạch

    Tóm lại, việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ kết hợp với lối sống lành mạnh và nhận biết sớm dấu hiệu của tai biến mạch máu là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các tai biến và giúp giảm nhẹ các biến chứng nếu có tai biến xảy ra. Đồng thời việc này cũng giúp phục hồi chức năng sau tai biến có hiệu quả và nhanh chóng hơn.

    Đọc thêm bài viếtLàm sao để phòng tránh đột quỵ?

    2. Phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến

    Bệnh nhân bị tai biến sẽ gặp phải các rối loạn hoặc mất chức năng về vận động, nhận thức, cảm xúc hoặc ngôn ngữ tùy thuộc vào vị trí vùng não bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Sau đây là một số phương pháp được áp dụng để phục hồi chức năng sau tai biến cho bệnh nhân thường được sử dụng.

    2.1. Vật lý trị liệu sau tai biến

    Bệnh nhân tai biến thường gặp các vấn đề về chức năng vận động trong đó thì tình trạng suy yếu cơ do giảm trương lực cơ là tương đối phổ biến. Những bệnh nhân này có thể bị liệt nửa người hoặc một bên cơ thể, tiểu không tự chủ, mất khả năng vận cơ của ngón chân, bàn chân hoặc của một cơ hoặc nhóm cơ trên cơ thể.

    Sử dụng khung tập đi sau tai biến

    Sử dụng khung tập đi sau tai biến

    Vật lý trị liệu sau tai biến tập trung vào việc tăng cường các kỹ năng vận động. Các bài tập được thiết kế để giúp cải thiện sức mạnh và sự phối hợp của cơ, sử dụng các liệu pháp cụ thể để tăng cường các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng bởi tai biến.

    Ví dụ, nhiều người sống sót sau cơn tai biến sẽ trải qua khóa huấn luyện vận động để học cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi bộ (gậy, nẹp hoặc khung tập đi) và giúp tăng sức mạnh mắt cá chân, giúp nâng đỡ cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, thì bệnh nhân cũng cần phải hạn chế sử dụng chi không bị ảnh hưởng để giúp bệnh nhân tập trung vào vận động chi hoặc bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến. Thông qua các bài tập này bệnh nhân có thể phục hồi lại phần nào khả năng vận động, điều khiển và trương lực cơ.

    Kích thích điện chức năng để phục hồi các cơ

    Kích thích điện chức năng để phục hồi các cơ

    Công nghệ ngày càng được tích hợp vào nhiều loại hình phục hồi chức năng đột quỵ. Ví dụ, phương pháp kích thích điện chức năng được sử dụng để kích thích các cơ bị suy yếu. Điện làm cho các cơ đó co lại, giúp cơ bắp ghi nhớ. Các liệu pháp khác sử dụng các thiết bị robot để giúp hỗ trợ các chi bị suy giảm thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại.

    Ngoài ra, theo một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 3 tháng 6 năm 2022 tại Nhật Bản thì việc sử dụng băng dán cơ thể thể thao cũng có thể cải thiện trương lực cơ, khả năng vận động của khớp. Nghiên cứu này được thực hiện trên 40 người bị liệt nửa người sau tai biến và cho họ sử dụng Băng dán cơ Phiten trong quá trình phục hồi chức năng và đánh giá quá trình phục hồi trương lực cơ của phần cơ thể bị liệt. Kết quả cho thấy rằng, hơn một nửa đối tượng nghiên cứu cho biết rằng học thấy dễ dàng hơn trong quá trình di chuyển khi dán băng dán cơ và 73% người sử dụng băng dán cơ có sự thay đổi tích cực trong sự phục hồi trương lực cơ trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu.

    Bạn có thể đọc thêm về nghiên cứu này tại đây.

    Mua ngayBăng Dán Cơ Phiten Titanium Tape X30 Stretched

    2.2. Liệu pháp phục hồi nhận thức sau tai biến

    Các liệu pháp nhận thức được sử dụng cho các rối loạn giao tiếp do tổn thương mà tai biến mạch máu não gây nên. Liệu pháp này giúp bệnh nhân lấy lại khả năng hiểu, nói, nghe và viết đã mất. Các đánh giá sẽ được thực hiện để để kiểm tra kỹ năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc. Liệu pháp này thường được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc bác sĩ về thần kinh và tâm thần.

    2.3. Liệu pháp phục hồi sức khỏe tâm thần sau tai biến

    Không hiếm trường hợp bệnh nhân cần đến sự trợ giúp về mặt tinh thần sau tai biến vì bệnh trầm cảm. Mặc dù trầm cảm có thể là hậu quả của tai biến và những thay đổi trong cuộc sống có thể xảy ra, nhưng trầm cảm do ảnh hưởng trực tiếp của tai biến cũng không phải là hiếm. Tai biến gây ra những thay đổi về não thực sự có thể gây ra trầm cảm, tùy thuộc vào vị trí tổn thương do tai biến xảy ra.

    Trị liệu tâm lý cho bệnh nhân sau tai biến

    Trị liệu tâm lý cho bệnh nhân sau tai biến

    Trị liệu tâm lý có thể giúp làm giảm chứng trầm cảm của bệnh nhân sau tai biến và cải thiện khả năng hồi phục chức năng. Bởi vì, khi bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị trầm cảm, họ cũng có nhiều khả năng sẽ tuân thủ các liệu pháp phục hồi chức năng sau tai biến tốt hơn.

    Tóm lại, phục hồi  chức năng sau tai biến là cả một quá trình dài của cả bệnh nhân và gia đình. Một tâm lý tích cực của bệnh nhân và sự chăm sóc tận tâm của người thân sẽ giúp quá trình phục hồi chức năng được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả tích cực hơn.

    Thông tin liên hệ với chúng tôi:

    ? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    ? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/

    ? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial

    ? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/

    ? Lazada: https://bit.ly/3Hlaymq

    ? Shopee: https://bit.ly/3JtmjsV

    ? Tiki: https://bit.ly/32NOCRL

    ? Tiktok: tiktok.com/phitenvietnam

    ? Youtube: https://www.youtube.com/embed/Vq1sWgMLELs