Nguyên nhân của hội chứng Piriformis và cách giảm đau

1 năm trước
Mục lục

    Hội chứng Piriformis hay còn gọi là hội chứng cơ hình lê là tình trạng cơ tháp chậu nằm sâu trong mông co thắt và gây đau vùng mông. Việc nhận diện dấu hiệu và triệu chứng sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị hiệu quả.

    1. Hội chứng Piriformis là gì?

    Hội chứng Piriformis hay còn gọi là hội chứng cơ hình lê - Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên năm 1947. Hội chứng cơ hình lê chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây đau, tê và ngứa ran dọc theo mặt sau của đùi và chân (tương tự như đau thần kinh tọa).

    Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp)

    Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp)

    Cơ piriformis (cơ tháp) đóng một vai trò quan trọng trong chuyển động của hông và sự ổn định của xương chậu. Giúp xoay hông, xoay chân và bàn chân ra ngoài. Những chuyển động này để di chuyển sang một bên, như khi bước sang một bên từ vị trí đứng hoặc ngồi ra khỏi ô tô. Cơ tháp giúp ổn định khớp hông, là yếu tố quan trọng để duy trì sự cân bằng khi đi bộ.

    Khi cơ hình lê yếu hoặc mất cân bằng, có thể dẫn đến các vấn đề về tư thế đúng hoặc ngồi, như khom lưng dưới hoặc lệch xương chậu.

    2. Dấu hiệu của hội chứng Piriformis

    Nghiên cứu cho thấy rằng có tới 17% bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính và đau chân mắc hội chứng cơ piriformis. Các triệu chứng của hội chứng piriformis có thể nhận biết qua 3 dấu hiệu cơ bản:

    • Đau nhói, bắn, rát hoặc đau ở mông
    • Cơn đau lan xuống mặt sau của đùi và chân
    • Tê, ngứa ran ở mông, chân

    Các triệu chứng của hội chứng Piriformis thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể và nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu hoặc khi thực hiện các hoạt động liên quan đến cử động hông, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang hoặc xoay người. Ấn mạnh vào vị trí bị ảnh hưởng cũng có thể gây đau.

    3. Nguyên nhân gây hội chứng Piriformis

    Nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng Piriformis đa phần bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hằng ngày, có thể kể đến như:

    3.1. Ngồi lâu

    Ngồi quá lâu trong một tư thế suốt nhiều giờ do đặc thù công việc hoặc thói quen trong sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Do vị trí và cấu tạo của cơ tháp khiến việc ngồi nhiều làm tăng áp lực lên cơ này.

    3.2. Thừa cân, béo phì

    Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng áp lực lên cơ hình lê. Lâu dần, cơ này sẽ bị quá tải, dẫn tới viêm cơ, từ đó chèn ép lên dây thần kinh tọa.

    3.3. Tập thể dục quá mức

    Tập luyện thể dục đều đặn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn tập quá sức, tập với cường độ mạnh sẽ làm gia tăng áp lực lên cơ Piriformis, dần dần gây viêm cơ. Các môn thể thao cần sử dụng chân và hông nhiều sẽ gây ra hiện tượng này là: chạy bộ, leo cầu thang, đá bóng…

    3.4. Chấn thương

    Những chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày, chơi thể thao, tai nạn lao động, tai nạn giao thông cũng có thể là nguyên nhân. Đó có thể là một cú va chạm mạnh, một cú xoay hông đột ngột, vết thương xuyên đến cơ… Từ đó gây sưng, co thắt, phì đại cơ hình lê.

    3.5. Hội chứng Piriformis do mang thai

    Khi mang thai, bà bầu bị tăng cân nhiều cùng với sự phát triển của thai nhi. Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên hệ cơ xương khớp. Trong đó, nó sẽ làm căng, co thắt cơ hình lê từ đó gây hội chứng Piriformis.

    3.6. Dị tật bẩm sinh

    Những dị tật bẩm sinh trong cấu tạo vùng cơ hình lê hoặc cấu trúc xương khớp có liên quan sẽ gây ra hội chứng cơ hình lê. Những dị tật này bao gồm: hẹp lỗ bịt, có cơ hình lê phụ, dị tật cột sống thắt lưng cong ra trước.

    4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Trong một số trường hợp, hội chứng này sẽ tự biến mất hoặc dần khỏi. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngày nếu gặp phải các tình trạng sau:

    • Đau, tê ở mông hoặc chân kéo dài hơn một vài tuần
    • Triệu chứng lặp lại thường xuyên
    • Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi.

    5. Chẩn đoán

    Cho đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán chính xác nào dành riêng cho hội chứng này. Bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp để xác định bệnh. Một số chỉ định cũng được tiến hành để loại trừ các bệnh khác như đau thần kinh tọa, bong gân thắt lưng, chấn thương đĩa đệm.

    Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử chấn thương, các động tác sử dụng hông và chân lặp đi lặp lại (chạy đường trường, ngồi lâu) và các triệu chứng lâm sàng.

    Kiểm tra khả năng vận động, ngưỡng đau: Bác sĩ có thể tiến hành kéo căng, kích hoạt cơ Piriformis, yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác.

    • Điện sinh lý: Đo tốc độ chậm dẫn truyền của các dây thần kinh khi bị cơ hình lê chèn ép.
    • Chụp X-quang
    • Chụp MRI
    • Siêu âm
    • Chụp X Quang chẩn đoán Piriformis

    6. Điều trị hội chứng Piriformis

    Phương pháp điều trị được lựa chọn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của người bệnh. Đa phần khi cơn đau diễn ra, người bệnh được yêu cầu nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh để không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

    6.1. Chườm giảm đau

    Biện pháp chăm sóc tại chỗ này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Thời gian chườm là từ 15 – 20 phút. Bạn có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng. Thông thường cần chườm lạnh trước.

    Bạn có thể bọc túi đá vào chiếc khăn mỏng rồi chườm lên mông hoặc chân. Chú ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da. Đối với chườm nóng, bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc chai nước nóng. Cần chú ý tới nhiệt độ để tránh làm bỏng da.

    6.2. Xoa bóp

    Việc xoa bóp sẽ giúp làm giãn cơ, tăng lưu thông máu, giảm đau. Bạn có thể thực hiện xoa bóp bằng tay hoặc sử dụng dụng con lăn xốp hoặc quả bóng tennis để hỗ trợ. Với kích thước nhỏ hơn, bóng tennis sẽ giúp tạo áp lực chính xác hơn. Dưới đây là 2 kỹ thuật massage mà bạn có thể thử áp dụng.

    • Massage bằng con lăn:

    Ngồi vững trên con lăn, co đầu gối, hai tay chống xuống sàn ra phía sau để đỡ trọng lượng của cơ thể

    Đặt mắt cá chân phải gác lên đầu gối trái. Nghiêng người sang bên phải để dồn trọng lượng lên hông bên phải

    Lăn qua lăn lại con lăn trong 1 phút

    Lặp lại với chân trái

    • Massage bằng bóng tennis:

    Tương tự như đối với con lăn. Nhưng thời gian lăn có thể kéo dài hơn cho tới khi bạn cảm thấy dễ chịu.

    Trong quá trình thực hiện massage, có thể kết hợp cùng Metax Lotion - Sữa dưỡng thể giảm đau Nhật Bản. Sở dĩ Metax lotion của Phiten khác biệt với tất cả các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay nhờ áp dụng công nghệ đặc biệt. Metax là công nghệ độc quyền và mới nhất được Phiten nghiên cứu dựa trên sự kết hợp và hòa tan của những kim loại quý như titan, vàng, bạc và palladium thành các hạt nano siêu nhỏ phân tán trong nước. Nhờ đó giảm căng thẳng, căng cơ và lưu thông khí huyết hiệu quả.

    Hy vọng những thông trên về Hội chứng Piriformis sẽ hữu ích cho bạn trong việc nhận biết và điều trị bệnh lý này. Bên cạnh đó, sử dụng sữa dưỡng thể giảm đau hàng ngày kết hợp cùng massage sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả. Liên hệ Phiten qua hotline 0353300088 để được tư vấn cụ thể bạn nhé!