Hội chứng căng cổ và những điều cần biết

1 năm trước
Mục lục

    Hội chứng căng cổ là một thuật ngữ y tế bao gồm nhiều hội chứng và rối loạn ảnh hưởng đến cổ và vùng vai. Cơ liên quan đến hội chứng này là cơ thang (trapezius). Cơ này trải qua vai - cổ và lưng trên. Hoạt động quá mức của cơ thang dẫn đến nguy cơ cao mắc hội chứng căng cổ, đặc biệt là ở những người làm việc bằng tay, dành nhiều giờ trước bàn làm việc trên máy tính, v.v. Hội chứng này khá phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

    Căng cổ là chứng đau cổ tiến triển khi các cơ ở cổ không được thư giãn, có thể dẫn đến đau nhức, co thắt cơ và đau đầu. Nó có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng này, từ các vấn đề về khớp đến các dây thần kinh bị viêm.

    Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau, mọi người có thể gặp các loại căng và đau cổ khác nhau, kèm theo các triệu chứng riêng biệt. Nghiên cứu cho thấy rằng 71% người trưởng thành trên khắp thế giới bị đau cổ vào một thời điểm vào đó trong đời.

    Bài viết này sẽ cung cấp thêm các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hội chứng căng cổ.

    1. Điểm mặt nguyên nhân gây hội chứng căng cổ

    Có nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự tiến triển của hội chứng căng cổ. Thông thường, căng cơ mãn tính, tư thế cơ thể không đúng, stress và thậm chí trầm cảm có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng căng cổ. Hoạt động của cánh tay và bàn tay lặp đi lặp lại, đặc biệt được yêu cầu trong một số công việc cũng có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng căng cổ do quá tải cơ bắp và cũng do vị trí không tự nhiên của cánh tay. Môi trường làm việc cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của hội chứng căng cổ. Nếu công việc của bạn yêu cầu nâng cao cánh tay liên tục thì đây là một yếu tố góp phần rất lớn của hội chứng này ảnh hưởng đến cổ, vai và lưng trên.

    Nguyên nhân của hội chứng căng cổ

    Não gửi các tín hiệu điện, hoặc các xung thần kinh, để kích hoạt chuyển động của cơ. Cơ bắp có thể co lại hoặc thư giãn, tùy thuộc vào thông điệp mà chúng nhận được từ não. Căng cơ xảy ra khi cơ vẫn bị co lại mặc dù nhận được tín hiệu từ não cho biết nó cần được thư giãn. Nếu cơ vẫn bị co cứng quá lâu, nó có thể gây đau.

    1.1. Tư thế không phù hợp

    Tư thế sai có thể ảnh hưởng đến cơ cổ. Những người thấy mình khom lưng trước máy tính hoặc ngồi thụp xuống ghế cả ngày có thể thấy cổ bị căng sau một thời gian. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 trên 126 sinh viên đại học đã cho thấy mối tương quan giữa tư thế hướng đầu về phía trước với sự gia tăng nguy cơ gây đau cổ và các bệnh lý liên quan khác.

    Tư thế không phù hợp

    Tư thế sai có thể khiến trọng lượng của đầu dồn về phía trước và lệch khỏi trọng tâm của cơ thể, buộc cơ cổ phải làm việc nhiều hơn để hỗ trợ đầu.

    Việc cúi người trước máy tính hoặc nhìn xuống điện thoại không chỉ khiến đầu di chuyển về phía trước mà còn khiến cổ phải cúi theo. Động tác uốn cong này có thể làm các cơ ở sau cổ phải vận động quá mức, dẫn đến đau và viêm.

    1.2. Ngủ sai tư thế

    Tư thế ảnh hưởng đến cơ thể mọi lúc, ngay cả trong khi ngủ. Những người nằm sấp khi ngủ thường dựa một bên mặt lên gối. Thực hiện động tác này có thể làm các cơ ở bên đó vận động quá mức.

    Ngủ với gối cao có thể nâng đầu quá cao, buộc cổ phải cúi về phía trước. Giữ nguyên tư thế này suốt đêm có thể bị căng cổ vào sáng hôm sau.

    1.3. Thực hiện các động tác hoặc cử động cổ lặp đi lặp lại

    Những người thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại trong ngày có thể gây tăng nguy cơ dẫn đến các rối loạn vùng cơ hoạt động liên tục đó.

    Cho dù, những rối loạn này thường xảy ra ở bàn tay, cổ tay và vai, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến cổ. Nếu không được điều trị, các rối loạn chuyển động lặp đi lặp lại có thể dẫn đến đau, sưng và thậm chí là tổn thương mô vĩnh viễn.

    1.4. Nghiến răng

    Thói quen nghiến răng

    Nghiến răng là thói quen không chủ đích của mọi người, thường xảy ra khi ngủ hoặc cả khi tỉnh. Nghiến răng gây áp lực lên các cơ ở hàm và cổ, có thể khiến cổ bị căng, đau và nhức đầu.

    1.5. Chấn thương

    Một người có thể bị thương các cơ ở cổ của họ nếu họ nâng tạ nặng, va chạm khi chơi các môn thể thao hoặc do tai nạn giao thông.

    Các loại chấn thương này có thể gây căng cơ từ nhẹ đến nặng. Căng cơ không được điều trị có thể dẫn đến đau cổ dai dẳng và thậm chí tổn thương vĩnh viễn làm hạn chế chuyển động và tính linh hoạt của cổ.

    1.6. Căng thẳng thần kinh

    Căng thẳng thần kinh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ cơ thể. Khi não bộ cảm thấy căng thẳng, nó báo hiệu sự giải phóng một số hormone, chẳng hạn như cortisol và epinephrine. Các hormone này làm tăng nhịp tim và huyết áp, cũng như thắt chặt các cơ.

    Căng thẳng thần kinh cũng gây đau cứng cổ

    Khi một người thường xuyên bị stress, các cơ của họ sẽ bị căng và co lại trong thời gian dài hơn, có thể dẫn đến căng cơ cổ và vai. Một nghiên cứu năm 2017, được thực hiện trên 148 người bị chứng đau nửa đầu, gần 67% số người tham gia cũng bị căng thẳng và đau cổ.

    2. Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng căng cổ

    Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của hội chứng căng cổ là:

    • Đau nhức ở vùng cổ nối với vai,
    • Có thể chỉ đau một bên cổ, vai hoặc lưng trên.
    • Đau cứng hoặc căng thẳng cơ cổ.
    • Co thắt cơ của cổ - vai gáy.
    • Đau có thể lan sang các vùng lân cận, bao gồm cả cánh tay và bàn tay.

    3. Điều trị căng thẳng cổ

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây căng cơ cổ của bạn, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

    3.1. Bài tập kéo và duỗi cổ

    Để giảm căng cơ cổ bạn có thể thử một số động tác và tư thế sau đây:

    Bài tập kéo giãn cơ cơ cổ:

    1. Ngồi xếp bằng trên đất hoặc ngồi trên ghế và hai bàn chân chạm sàn.
    2. Đặt tay trái dưới mông và tay phải trên đỉnh đầu.
    3. Kéo đầu sang phải cho tai chạm hoặc gần chạm vào vai của bạn. Giữ đầu ở tư thế này 30 giây và làm tương tự với bên còn lại

    Bài tập kéo giãn cơ từ cằm đến ngực:

    1. Ngồi xếp bằng trên đất, đặt tay ra sau đỉnh đầu như hình.
    2. Kéo nhẹ đầu xuống dưới cho cằm chạm vào ngực của bạn và giữ tầm 30 giây.

    Bài tập đẩy cơ má:

    1. Có thể ngồi xếp bằng trên sàn hoặc đứng thẳng, rồi đặt tay trái lên má bên phải của bạn.
    2. Đẩy nhẹ mặt sang bên phải, mắt nhìn thẳng và giữ trong 30 giây và thực hiện lại động tác với bên còn lại.

    3.2. Châm cứu giúp giảm căng cơ cổ

    Châm cứu là một phương pháp điều trị sử dụng các kim nhỏ để kích thích các huyệt đạo nhất định trên cơ thể của bạn. Đây là một phương pháp đã được áp dụng hàng ngàn năm nay trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc. Với y học hiện đại và bằng chứng khoa học cho thấy châm cứu có thể giúp làm giảm tình trạng đau cơ, căng cứng cơ bao gồm của cơ cổ.

    3.3. Các phương pháp khác điều trị hội chứng căng cổ

    Bạn có thể làm một số điều khác có thể mang lại lợi ích cho mình, bao gồm:

    • Massage
    • Chườm nóng hoặc chườm đá
    • Tắm bằng nước ấm
    • Dùng NSAID như ibuprofen và naproxen
    • Tập yoga

    4. Mẹo để ngăn ngừa hội chứng căng cổ

    Điều chỉnh một số thói quen của bạn có thể giúp giảm bớt sự căng thẳng ở cổ.

    Thay đổi thói quen xấu giúp phòng ngừa hội chứng căng cổ

    Để ngăn ngừa hội chứng căng cổ và kiểm soát các cơn đau do hội chứng này mang đến bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây:

    • Cải thiện tư thế của bạn khi ngồi hoặc đứng. Giữ cho hông, vai và tai của bạn nằm trên một đường thẳng.
    • Hãy nghỉ giải lao phù hợp trong thời gian làm việc. Bạn có thể đứng dậy và đi lại, vận động cơ thể và kéo căng cổ và phần trên của cơ thể. Việc này sẽ giúp cả cơ bắp và mắt của bạn có thời gian để thư giãn
    • Nếu bạn đang bị căng cơ cổ mãn tính hoặc không chắc chắn nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Bạn cũng nên hỏi ý kiến ​​nha sĩ về các phương pháp điều trị nghiến răng hoặc khớp thái dương hàm.
    • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 150 phút mỗi tuần giúp thư giãn cơ cổ vai gáy mà toàn bộ các cơ trên cơ thể đều được thư giãn.
    • Cải thiện tư thế ngủ của bạn bằng một chiếc gối phù hợp, chẳng hạn như Gối Phiten Star Series Aqua - Gold Shiatsu Zero Feeling.

    Đọc thêm bài viếtChìa khóa khắc phục chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy

    Gối Phiten có khả năng đàn hồi cực tốt nhờ được tạo từ bọt polyurethane, có cấu trúc dạng xốp. Khi bạn nằm lên gối, dưới tác dụng của trong lực khối sẽ thay đổi hình dạng để ôm sát đầu và cổ của bạn, khi bạn ngồi dậy khối có thể khôi phục trở lại y như hình dán ban đầu. Dù gối ôm sát đầu khi ngủ nhưng bạn sẽ không cần lo lắng sẽ gây bí và nóng khi nằm, bởi vì bên trong gối được cấu trúc thành các lỗ li ti cho phép gió lưu thông, giúp thoát hơi và tránh nóng khi ngủ.

    Gối Shiatsu của Phiten với công nghệ Aqua - Gold

    Mua ngay: Gối Phiten Star Series Aqua - Gold Shiatsu Zero Feeling

    Đặc biệt, sản phẩm Gối Shiatsu của Phiten còn được áp dụng công nghệ Aqua - Gold độc quyền, mang đến tác dụng kháng khuẩn, kháng mùi và tăng cường lưu thông máu ở vùng cổ vai gáy cho người sử dụng.

    5. Kết luận

    Đau cổ là một triệu chứng điển hình của hội chứng căng cổ, đây cũng là một vấn đề về sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới. Căng cơ là nguyên nhân phổ biến của đau cổ và có thể tiến triển nghiêm trọng hơn do tư thế sai, chuyển động lặp đi lặp lại và chấn thương.

    Mọi người có thể giảm căng cơ cổ bằng cách kéo giãn cơ cổ, giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động. Các bài tập nhắm vào các cơ ở lưng, vai và cổ có thể giúp cải thiện tư thế của một người và ngăn ngừa căng cơ cổ.

    Những người bị căng cơ cổ cản trở khả năng hoạt động bình thường có thể cân nhắc việc trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn điều trị y tế.

    6. Thông tin liên hệ