Hội chứng căng cơ cổ – Nhận biết dấu hiệu và điều trị

1 năm trước
Mục lục

    Căng cơ cổ là tình trạng phổ biến ở người lớn, đặc biệt là dân văn phòng làm việc với máy tính trong thời gian dài. Tùy mức độ từ nhẹ đến nặng mà bệnh lý này gây ra những ảnh hưởng đối với công việc và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Nhận biết các triệu chứng có thể giúp xác định bệnh lý sớm và tìm ra phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả.

    1. Hội chứng căng cơ cổ

    Hội chứng căng cơ cổ hay đau cổ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu gây ra gánh nặng về thể chất và tinh thần ở người bệnh. Đặc biệt là các đối tượng nam giới, phụ nữ trung niên và trẻ hóa ở đối tượng dân văn phòng.

    Theo khảo sát do WHO thực hiện trong “Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017”, số ca đau cổ phổ biến là 288,7 triệu vào năm 2017, với tỷ lệ phổ biến theo độ tuổi trên 100.000 dân là 3551,1.

    Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bệnh viện Quân y 103 thực hiện khảo sát với 12.136 người (50,65% nam và 49,35% nữ) đến từ 48/ 63 tỉnh thành. Tỷ lệ người đau cổ chiếm 13,26% trong số các cơn đau trên cơ thể, xếp thứ 3 sau đau đầu và đau lưng.

    Khoảng 86,53% số người được hỏi cho biết họ đã trải qua những cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, có 24,10% phàn nàn về cơn đau cấp tính và 62,43% bị đau mãn tính. Khoảng 67,71% người cho biết cơn đau ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của họ. Nhận biết các dấu hiệu để biết bạn có đang gặp phải các vấn đề về hội chứng căng cơ cổ không và có phương pháp chăm sóc cơ thể.

    2. Các triệu chứng phổ biến của căng cơ cổ

    Thông thường, trong các trường hợp ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, triệu chứng căng cơ cổ sẽ không gây ra các vấn đề nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên những trường hợp nặng hơn thì cần đến vài tháng để phục hồi. Vì vậy cần nhận biết các triệu chứng phổ biến để có cách điều trị kịp thời:

    • Đau vùng cổ: Cơn đau xuất phát chủ yếu từ phía sau cổ, sau đó có thể lan sang các vùng lân cận như phần lưng trên hoặc vai
    • Đau nhói: Cơn đau âm ỉ và dai dẳng có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm hoặc sự tập trung vào ban ngày.
    • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động: Cổ có thể không đau hoặc đau âm ỉ khi nghỉ ngơi, nhưng sau đó đau dữ dội khi cử động hoặc tham gia các hoạt động thể thao.
    • Co thắt cơ: Tình trạng viêm nhiễm do chấn thương có thể gây ra các cơn co thắt đau thắt ở cơ bị thương và có thể cả các cơ lân cận.
    • Cổ cứng: Khiến người bệnh gặp khó khăn khi xoay cổ và đầu. Cổ bị cứng hay căng cơ ở cổ là do cơ bị sưng tấy hoặc bị siết chặt để đề phòng chấn thương thêm.

    Đôi khi căng cơ cổ có thể đi kèm với chấn thương hoặc tình trạng khác, có thể gây ra các triệu chứng khác.

    3. Làm sao để hết căng cơ ở cổ?

    Để khắc phục tình trạng căng cơ cổ gây ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hằng ngày, bạn có thể tham khảo và áp dụng các mẹo sau:

    3.1. Nghỉ ngơi

    Đầu tiên, để cải thiện tình trạng căng cơ ở cổ, bạn cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Điều này sẽ tránh cho các tổn thương ở cổ trở nên trầm trọng hơn.

    3.2. Chườm nóng, lạnh luân phiên

    Chườm nóng, lạnh luân phiên là biện pháp giúp giảm căng cơ ở cổ hiệu quả mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà.

    Bạn có thể dùng túi gel lạnh để chườm giảm sưng và đau ở cổ

    Bạn có thể dùng túi gel lạnh để chườm giảm sưng và đau ở cổ

    Theo đó, bạn hãy chườm lạnh ở chỗ bị căng cơ trong 15 phút, sau đó chuyển thành chườm nóng cũng tại vị trí đó trong 15 phút. Sau khi kết thúc 1 lượt chườm nóng – lạnh, bạn hãy chờ khoảng 2 tiếng để thực hiện lần chườm tiếp theo.

    3.3. Dùng thuốc giảm đau

    Nếu tình trạng căng cơ ở cổ khiến bạn đau đớn, khó chịu, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen sodium và acetaminophen. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời nên sau một thời gian, cơn đau và tình trạng căng cơ ở cổ vẫn sẽ quay lại.

    Chưa kể, thuốc giảm đau còn có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến đau dạ dày, suy gan, suy thận… Hãy thận trọng khi áp dụng phương pháp này!

    3.4. Hết mỏi cơ nhờ phương pháp từ Phiten Nhật Bản

    Căng cơ ở cổ gây rất nhiều khó chịu và bất tiện cho cuộc sống thường ngày của người bệnh. Thay vì dùng thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng phụ cho tim mạch, dạ dày, gan thận... và gây ra tình trạng lạm dụng thuốc. Metax lotion mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả, giảm đau tức thì nhờ khả năng điều hòa ion, lưu thông khí huyết, giúp các cơ được thư giãn. Với cách sử dụng đơn giản, chỉ cần lấy một lượng Metax lotion vừa đủ, xoa đều lên tay rồi massage vùng cổ từ 2-3 phút sẽ xoa dịu các cơn đau mỏi ngay lập tức. Ngoài ra, Phiten khuyến khích khách hàng kết hợp với cây lăn Titan Roller để đạt hiệu quả gấp đôi.

    Hướng dẫn massage cổ vai gáy bằng cây lăn Titan Roller

    >>> Tham khảo sản phẩm tại đây

    Căng cơ cổ là tình trạng phổ biến mà bất kỳ cũng có thể gặp phải, vì vậy không nên chủ quan mà khiến bệnh ngày càng trầm trạng hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn để điều trị căng cơ cổ ngay tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả.