Dấu hiệu nhận biết 5 bệnh cột sống thường gặp

1 năm trước
Mục lục

    Các bệnh cột sống khá đa dạng với nhiều loại tổn thương khác nhau như vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa,... Để biết bản thân có mắc các bệnh cột sống không bạn cần biết rõ về các triệu chứng của từng bệnh lý. Bài viết này, Phiten sẽ tiết lộ cho bạn Top 5 bệnh cột sống thường gặp nhất.

    1. Chức năng của cột sống đối với cơ thể của bạn

    Cột sống là phần xương sống kéo dài từ đáy hộp sọ đến xương chậu và đóng vai trò như một một chiếc trụ nâng đỡ cơ thể và bảo vệ tủy sống khỏi các tác động lực từ bên ngoài.

    Cột sống của chúng ta được cấu tạo bởi 3 phần nhỏ, bao gồm cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. Ba phần này sẽ ghép nối với nhau bởi các đốt sống và tạo nên độ cong hình chữ “S” cho cột sống của chúng ta.

    Băng đai bảo vệ lưng sẽ giúp giữ tư thế chuẩn khi làm việc

    Cột sống của chúng ta có hình chữ “S”

    Vai trò của cột sống rất quan trọng đối với cơ thể. Cột sống là cấu trúc có vai trò nâng đỡ chính trong cơ thể, đồng thời còn giúp cơ thể có thể uốn cong, xoay người và đứng thẳng. Ngoài ra, mỗi bộ phận của cột sống đều giữ thêm một số các chức năng khác nhau:

    • Cột sống cổ - phần trên của cột sống được tạo từ 7 đốt sống C1 - C7. Trong đó, đốt sống C1 nằm ở trong hộp sọ và đốt sống C2 là trục hình chiếu xương khớp với lỗ khớp của đốt C1. Cột sống cổ giữ vai trò chính quyết định bạn có thể cử động và xoay cổ. Nếu cột sống cổ bị tổn thương thì các chuyển động này của bạn sẽ bị hạn chế.
    • Cột sống ngực - phần cột sống dài nhất với 12 đốt sống từ T1 - T12. Cột sống ngực liên kết chặt chẽ với xương sườn tạo thành một thể ổn định, giúp cấu trúc ở phần lưng trên được thẳng và hạn chế các chuyển động xấu. Đồng thời, chúng còn giúp bảo vệ cho cơ quan nội tạng bên trong bao gồm tim và phổi. Cột sống ngực có xu hướng cong ra ngoài, vì vậy nhìn chúng khá giống hình chữ C bị viết ngược
    • Cột sống thắt lưng - đây là phần cột sống được tạo từ ít đốt sống nhất, chỉ 5 đốt từ L1 đến L5, thỉnh thoảng có người xuất hiện đốt sống L6. Phần cột sống này giúp liên kết xương cùng và xương cụt lại với nhau. Tuy số lượng đốt sống ít nhưng các đốt sống lại có kích thước lớn hơn đốt sống ngực và cổ rất nhiều. Điều này là bởi vì, đây là nơi chịu nhiều áp lực nhất khi chúng ta chuyển động, việc này cũng lý giải cho lý do tại sao các đốt sống lưng dễ bị tổn thương nhất.

    2. Các bệnh cột sống phổ biến

    2.1. Thoái hóa cột sống

    Thoái hóa cột sống là bệnh lý phổ biến ở những người lớn tuổi do bệnh phát triển theo sự lão hóa của cơ thể. Đồng thời, bệnh này cũng dễ gặp phải ở những người phải lao động nặng, lao động tay chân hoặc thường xuyên mang vác các vật nặng.

    Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người già

    Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người già

    Khi chúng ta càng lớn tuổi thì cấu trúc của cột sống của chúng ta sẽ ngày càng hư hại, đĩa đệm bị mất dịch nhầy, bao xơ rách và mô sụn, dây chằng đều bị xơ hóa theo thời gian. Mà quá trình lão hóa này diễn ra nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lối sống, sinh hoạt và lao động của mỗi người.

    Triệu chứng của thoái hóa cột sống không quá cụ thể, và tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa.

    Thoái hóa cột sống cổ

    • Cứng cổ và đau nhức mỗi khi xoay hoặc vận động cổ.
    • Có thể xuất hiện triệu chứng tê, yếu hoặc liệt ở bàn tay, cánh tay và ngón tay.
    • Bệnh nhân thường bị nấc, đau đầu, chóng mặt và ngáp nhiều hơn bình thường.

    Xem thêm thông tin về thoái hóa đốt sống cổ, tại đây!

    Thoái hóa cột sống thắt lưng

    • Bệnh nhân thường hay đau âm ỉ đến dữ dội ở thắt lưng, cơn đau tăng lên khi ngồi lâu hoặc mang vác vật nặng.
    • Nếu nghiêm trọng, cơn đau có thể lan xuống chân khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển.

    Xem thêm bài viết: Bệnh thoái hóa đĩa đệm ảnh hưởng đến người trẻ như thế nào?

    2.2. Thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh cột sống. Ở Việt Nam, những người từ 30 - 60 tuổi là độ tuổi có tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm cao nhất. Và hiện nay, bệnh đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, tỉ lệ người mắc bệnh khi còn ít tuổi ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, đây là bệnh lý cần được quan tâm và phòng ngừa đúng cách từ sớm.

    Đối tượng người bị thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa

    Đối tượng người bị thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa

    Thoát vị đĩa đệm thường có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống trước đó mà không được điều trị đúng cách. Bởi vì, các chấn thương cột sống khiến quá trình thoát vị đĩa đệm diễn ra nhanh và sớm hơn. Trong thoái hóa cột sống, thì đĩa đệm là cấu trúc bị thoái hóa đầu tiên, sau đó mới đến các cấu trúc khác của đốt sống.

    Những triệu chứng điển hình của một người bị thoát vị đĩa đệm phải kể đến bao gồm:

    • Đau nhức tê bì ở lưng và cả tay chân.
    • Mất cảm giác ở phần má đùi trong hoặc vùng sau chân quanh hậu môn.
    • Bệnh nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể sẽ bị yếu cơ, bại liệt hoặc đại tiện mất tự chủ.

    2.3. Cong vẹo cột sống

    Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống của bạn bị cong lệch sang trái hoặc phải so với trục dọc vốn có của cơ thể. Cong vẹo cột sống được xem như một lại dị tật khá nguy hiểm, vì khi cột sống bị cong lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đều các cấu trúc xương khác và cả hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

    Nếu tình trạng cong vẹo cột sống xảy ra ở trẻ em hoặc người trẻ, thì điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao và các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hoạt động của tim và phổi.

    Cong vẹo cột sống sẽ khiến trẻ em không thể phát triển toàn diện được

    Cong vẹo cột sống sẽ khiến trẻ em không thể phát triển toàn diện được

    Triệu chứng điển hình của chứng cong vẹo cột sống, bao gồm:

    • Hai vai chênh lệch không đều nhau.
    • Một bên hông cao, một bên hông thấp và phần lằn xương sườn hiện rõ ở một bên.
    • Cột sống có những đoạn gồ lên bất thường và đường hõm ở hai bên eo cũng lệch nhau.
    • Cổ và cơ lệch hẳn sang một bên.

    Người có nguy cơ bị cong vẹo cột sống cao thường có thói quen ngồi hoặc đứng với tư thế không đúng hoặc tiền sử gia đình có người từng bị cong vẹo cột sống.

    2.4. Gai cột sống

    Gai cột sống là một thể nặng của thoái hóa cột sống, hiện tượng này xảy ra khi đĩa đệm thị thoái hóa quá nặng khiến đầu đốt xương ma sát với nhau thường xuyên và hậu quả là gai xương được hình thành. Gai xương có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào ở cột sống lưng, nhưng phổ biến nhất là gai xương đốt sống lưng và gai xương đốt sống cổ.

    Gai cột sống sẽ gây nên những cơn đau dữ dội cho người bệnh

    Gai cột sống sẽ gây nên những cơn đau dữ dội cho người bệnh

    Bệnh gai đốt sống sẽ gây ra đau đớn và nhiều điều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, ban đầu bệnh này lại không biểu hiện quá rõ các triệu chứng, những dấu hiệu chỉ xuất hiện rõ rệt khi các gai xương phát triển lớn và cọ vào nhau.

    Một số triệu chứng khác của gai xương cột sống:

    • Đau vai, đau cổ và đau thắt lưng, đôi khi cơn đau lan xuống cả chân.
    • Mất cảm giác tại vị trí có gai xương trên cột sống.
    • Cơ thể thỉnh thoảng bị mất cân bằng và cơ bắp cũng yếu đi.
    • Một số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật.

    2.5. Đau thần kinh tọa

    Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh xảy ra khi cơ thể có các tổn thương ở đĩa đệm và đốt sống, dẫn đến những cơn đau lan tỏa dọc theo chiều dây thần kinh tọa trong cột sống. Bệnh này thường phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, đặc biệt là những người từ 30 - 60 tuổi.

    Đau dây thần kinh tọa sẽ phổ biến ở nam giới hơn

    Đau dây thần kinh tọa sẽ phổ biến ở nam giới hơn

    Cơn đau do đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện đột ngột sau khi gắng sức, hoặc các chấn động va đập dù là rất nhẹ vào vùng lưng. Cơn đau này âm ỉ nhưng lại kéo dài nhiều ngày và có xu hướng tăng lên dữ dội khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc xoay người.

    Điều may mắn là nếu đau dây thần kinh tọa nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi, nhưng nếu nghiêm trọng thì bạn cần đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

    3. Làm sao để bảo vệ cột sống của bạn?

    Đặc điểm chung của hầu hết của các bệnh cột sống là rất khó và hầu như là không thể phục hồi hoàn toàn khi có tổn thương. Vì vậy, cách duy nhất và tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những bệnh lý trên là hãy phòng bệnh từ sớm.

    Luyện tập thể dục thường xuyên để bảo vệ cột sống

    Luyện tập thể dục thường xuyên để bảo vệ cột sống

    Về cách để phòng các bệnh cột sống thì hẳn mọi người đã nghe qua rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, chẳng hạn như: không ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên luyện tập thể thao hoặc luôn giữ tư thế đúng khi làm việc,... Tuy nhiên, những phương pháp này thì nói thì dễ nhưng để duy trì và thực hiện lại khá khó khăn. Ví dụ, bạn biết rõ việc ngồi cúi đầu cong lưng sẽ không tốt cho cột sống của mình nhưng khi quá tập trung làm việc thì bạn lại không chú ý đến tư thế ngồi của mình. Vì vậy, hôm nay Phiten sẽ tiết lộ cho bạn một cách để bảo vệ cột sống lưng rất dễ thực hiện, đó chính là sử băng đai bảo vệ thắt lưng.

    Băng đai bảo vệ thắt lưng sẽ giúp giữ cố định cho các đốt sống thắt lưng của bạn, thắt lưng của bạn sẽ luôn thẳng. Và nếu bạn chú ý đến tư thế ngồi chuẩn thì chỉ cần phần thắt lưng của bạn thẳng thì tự nhiên phần cột sống ngực và cổ của bạn sẽ về đúng tư thế ban đầu của nó. Chính vì vậy, khi sử dụng băng đai bảo vệ thắt lưng thì bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về tư thế chuẩn của cột sống khi đi đứng hoặc ngồi nữa.

    Băng đai bảo vệ lưng sẽ giúp giữ tư thế chuẩn khi làm việc

    Băng đai bảo vệ lưng sẽ giúp giữ tư thế chuẩn khi làm việc

    Ngoài ra, phần băng đai cũng có tác dụng trợ lực cho cột sống. Nó sẽ giúp phân tán lực sang các cơ xung quanh, giảm áp lực lên cơ và cột sống lưng. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng đau lưng do phải ngồi nhiều.

    Đặc biệt, nếu bạn sử dụng băng đai bảo vệ thắt lưng Phiten với công nghệ AQUA TITANIUM, thì tình trạng đau thắt lưng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể hơn so với các băng đai khác. Vì công nghệ AQUA TITANIUM là công nghệ tận dụng dòng điện tự nhiên của các kim loại quý để điều hòa dòng điện sinh học trong cơ thể, thông qua đó kích thích lưu thông và tuần hoàn máu đến vị trí đang đeo bằng. Nhờ đó, người sử dụng sẽ cảm thấy ít bị tê mỏi và đau lưng hơn khi sử dụng sản phẩm này.

    Xem thêm các thông tin về Băng đai bảo vệ lưng Phiten, tại đây!

    Kết luận

    Trên đây là những chia sẻ của Phien về Top 5 bệnh cột sống phổ biến cùng các dấu hiệu để nhận biết chúng. Hy vọng bài viết này của Phiten có thể mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc và người thân.

    Thông tin liên hệ

    🏪 Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    📞 Hotline: 035 330 0088

    🛒 Website: https://www.phiten.vn/ 

    🌐 Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    🌐 Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    🛍️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    🛍️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    🛍️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    📺Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA