Căng cơ ở cổ và phương pháp giảm đau hiệu quả

1 năm trước
Mục lục

    Căng cơ ở cổ là tình trạng đau khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay hay nghiêng cổ và đầu. Cơn đau có thể trầm trọng hơn đối với những người ít có thời gian hoạt động cổ và đầu do tính chất công việc hay thói quen ít vận động. Nếu bạn gặp phải tình trạng trên, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết sau.

    1. Những nguyên nhân gây căng cơ ở cổ

    Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng căng cơ ở cổ, nhưng sau đây là 5 nguyên nhân thường gặp nhất mà bạn cần lưu ý:

    1.1. Thoái hóa đốt sống cổ

    Các khớp trên cơ thể đều thoái hóa theo tuổi tác và khớp cổ cũng vậy, quá trình này diễn ra tự nhiên do lớp đệm giữa các đốt sống bị hao mòn dần. Gai xương sẽ hình thành ở khu vực tiếp nối của các đốt sống, thường gặp ở đoạn C5 - C6 - C7 và ảnh hưởng đến chuyển động của khớp, gây ra những cơn đau ở vùng cổ.

    Căng cơ ở cổ ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi

    Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh phổ biến trong cuộc sống ngày nay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động cho người bệnh.

    1.2. Thoát vị đĩa đệm

    Thoát vị đĩa đệm là bệnh gây ra do tuổi tác, chấn thương, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, không tập thể dục hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ dưỡng chất,... Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi và chèn ép các rễ thần kinh. Từ đó gây ra các cơn đau cột sống âm ỉ hoặc các cơn đau khởi phát khi cúi người hoặc khiêng vác vật nặng.

    Phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm sẽ hạn chế được những rủi ro và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và các biến chứng nguy hiểm.

    1.3. Hoạt động sai tư thế hoặc quá sức

    Tính chất công việc như ngồi quá lâu trước máy tính, cúi đầu khi sử dụng điện thoại hoặc làm việc quá sức cũng khiến cơ cổ bị căng và đau. Ngay cả khi nằm trên giường đọc sách tưởng chừng vô hại nhưng cũng có thể làm căng cơ cổ.

    Đau cổ do ngồi sai tư thế hoặc sử dụng điện thoại quá nhiều

    Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng thường gặp ở người lớn tuổi vì bệnh có liên quan đến hệ thống cơ, xương và mạch máu. Cơn đau cổ có thể tái phát nhiều lần và còn lan sang các vùng khác như vai gáy, tay, đầu gây nhức mỏi và hạn chế vận động.

    1.4. Chấn thương

    Chấn thương trong quá trình sinh hoạt hàng ngày hay khi tham gia các hoạt động thể thao cũng khiến các mô mềm ở cổ bị căng dẫn đến khó chịu và đau đớn. Chấn thương tùy từng mức độ mà có thể gây ra các tình trạng bệnh khác nhau, vì vậy không nên chủ quan mà cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

    1.5. Căng thẳng và mất ngủ

    Nghiên cứu từ Christian Worsfold - giảng viên thỉnh giảng Vật lý trị liệu tại Đại học Hertfordshire trên 1000 người cho thấy nhóm bị đau cổ thường xuyên là những người thiếu ngủ hay giấc ngủ không sâu, ít vận động và gặp nhiều căng thẳng trong công việc. Không chỉ gặp phải tình trạng căng cổ mà cơ thể của nhóm người này luôn mệt mỏi, thiếu sức sống do stress.

    Căng thẳng và mất ngủ là nguyên nhân gây căng cơ ở cổ

    2. Căng cơ ở cổ khi nào khỏi?

    Đau cổ hay đau cột sống gây ra trở ngại và ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, đáng lo ngại hơn số bệnh nhân tăng đáng kể trong 25 năm qua. Thông thường, triệu chứng căng cơ ở cổ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau vài tuần. Với những trường hợp nặng hơn cần thời gian từ vài tháng để phục hồi, tuy nhiên có đến 50 - 75% ca tái phát nếu không điều chỉnh thói quen sinh hoạt, làm việc, luyện tập thể thao hoặc các biện pháp mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần tiếp theo.

    3. Cần làm gì để hết căng cơ ở cổ?

    Dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên căng cơ ở cổ gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Sau đây sẽ là một vài gợi ý mà Phiten giúp bạn đẩy lùi tình trạng căng cơ cổ nhanh chóng:

    3.1. Nghỉ ngơi hợp lý

    Để cải thiện căng cơ ở cổ, bạn cần nghỉ ngơi hoặc giải lao trong khi làm việc mỗi 5 phút sau 90 phút làm việc. Di chuyển hoặc vận động các cơ xương khớp, đặc biệt là phần cổ để thư giãn. Trong thời gian đầu, bạn có thể đặt báo thức để nhắc nhở và xây dựng cho mình một thói quen nghỉ ngơi hợp lý. Không chỉ tốt cho xương khớp mà còn giúp mắt được nghỉ ngơi và làm việc hiệu quả hơn.

    3.2. Chườm nóng, lạnh luân phiên

    Chườm nóng và chườm lạnh được biết đến là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Kết hợp chườm nóng, lạnh luân phiên giúp giảm căng cổ hiệu quả, đơn giản và có thể tự thực hiện ở nhà.

    Theo đó, bạn hãy chườm lạnh ở chỗ bị căng cơ trong 15 phút, sau đó chuyển thành chườm nóng cũng tại vị trí đó trong 15 phút. Sau khi kết thúc 1 lượt chườm nóng – lạnh, bạn hãy chờ khoảng 2 tiếng để thực hiện lần chườm tiếp theo.

    3.3. Tham khảo ý kiến của bác sĩ

    Nếu bị căng cổ mãn tính, tức là tình trạng đau đớn, khó chịu ở cổ trở nên nghiêm trọng thì bạn cần đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau. Những loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như ibuprofen, naproxen sodium và acetaminophen. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng dụng phụ như đau dạ dày, suy thận, suy gan,... và tình trạng căng cơ ở cổ vẫn sẽ quay lại.

    3.4. Bài tập căng cổ

    Bài tâp·căng cổ

    1. Ngồi ở tư thế thoải mái, bắt chéo chân sao cho chân có thể chạm đất
    2. Đặt tay trái dưới mông và tay phải trên đỉnh đầu
    3. Nhẹ nhàng kéo đầu sang bên phải sao cho đầu gần chạm vào tai và giữ tư thế này trong 30 giây, sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại

     ​ Bài tập cúi đầu

    1. Ngồi khoanh chân trên sàn, 2 tay đan chéo sau đầu, khuỷu tay hướng về phía trước
    2. Nhẹ nhàng kéo đầu về phía ngực và giữ trong 30 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác này trong 3 phút

    Bài tập xoay cổ

    1. Tư thế ngồi hoặc đứng, đặt tay phải lên má phải
    2. Từ từ xoay cổ sang bên trái, đẩy má ra xa nhất có thể, mắt nhìn về phía sau
    3. Giữ trong 30 giây và lặp lại với bên còn lại.

    3.5. Massage cổ bằng Dưỡng thể giảm đau Metax Lotion

    Xoa bóp phần cổ vai gáy bằng cách nằm sấp hoặc nằm nghiêng, để tay dọc theo hai bên cơ thể và hoàn toàn thả lỏng cơ. Người xoa bóp cần cho một ít dưỡng thể Metax Lotion ra tay và xoa đều lên vùng cổ và cả vùng vai gáy đang bị đau. Từ từ xoa và day hoặc lăn nếu có cây lăn theo đường đọc từ mép dưới của tai đến mỏm vai. Cuối cùng, là bóp với lực vừa đủ ở vùng cơ ở hai bên vai, trong quá trình bóp cần kéo căng vùng cơ ra. Thực hiện lại các động tác trên từ 5 - 10 lần, mỗi động tác ít nhất 1 phút mỗi lần.

    Dưỡng thể giảm đau Metax Lotion Nhật Bản

    Phiten Metax Lotion thay có gì khác biệt so với các sản phẩm dầu massage thông thường khác. Điều đặc biệt nằm ở công nghệ độc quyền AQUA - METAX chỉ có ở Phiten Nhật Bản mà không một nơi nào có thể sao chép được. Với công nghệ này thì các kim loại quý như Titanium, Palladium, Vàng, Bạc sẽ được hòa tan với kích thước nano siêu nhỏ để thẩm thấu qua da và kích thích dòng điện cơ học trong cơ thể. Dòng điện này sẽ giúp điều hòa lại hoạt động cơ và kích thích lưu thông máu đến cổ vai gáy. Điều này sẽ giúp cơ được thư giãn và máu cũng sẽ được lưu thông tốt hơn, giúp các cơ ở cổ không còn bị căng cứng và kết quả là tình trạng căng cơ ở cổ của bạn sẽ được đẩy lùi hiệu quả.

    Ngoài ra, Phien còn có đa dạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác mà bạn có thể tham khảo tại đây!

    Căng cơ ở cổ có thể phòng tránh bằng các thói quen tốt và chăm sóc cơ thể khi cơn đau chưa trở nên nghiêm trọng. Do đó, khi có những dấu hiệu ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bạn cần nhận biết và áp dụng các phương pháp trên để ngăn ngừa ngay từ hôm nay nhé!