Bí quyết phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng rổ
Bóng rổ là bộ môn thể thao có tính giải trí cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là thanh thiếu niên. Bởi vì, vô số các nghiên cứu khoa học và bằng chứng thực tế cho thấy rằng, bóng rổ là một trong các môn thể thao hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển chiều cao của trẻ.
Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là môn thể thao này lại có tỷ lệ chấn thương thể thao khá cao. Chấn thương khi chơi bóng rổ hầu hết là các chấn thương tích lũy hoặc cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nhưng may mắn thay, hầu hết các chấn thương khi chơi bóng rổ đều có thể phòng ngừa được bằng một số phương pháp, chẳng hạn như là cải thiện kỹ thuật, băng đai hỗ trợ thể thao,...
Bài viết này, Phiten sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về một số chấn thương phổ biến khi chơi bóng rổ và cách làm sao để phòng ngừa các chấn thương này hiệu quả.
1. Điểm mặt các chấn thương khi chơi bóng rổ
Theo tổ chức US Consumer Product Safety Commission thì vào năm 2009 có hơn 501.000 ca chấn thương liên quan đến bóng rổ được điều trị tác phòng cấp cứu của các bệnh viện.
Có rất nhiều chấn thương bóng rổ phổ biến có thể khiến tuyển thủ phải rời sân tạm thời, hoặc thậm chí tệ hơn, là trong cả mùa giải. Một số thậm chí đã kết thúc sự nghiệp.
Chấn thương khi tập luyện bóng rổ
Tuy nhiên, không phải chỉ trong trận đấu, các vận động viên mới dễ bị chấn thương. Mà trong quá trình tập luyện với cường độ cao và liên tục các khớp khi chạy, nhảy, chuyển, chặn đối thủ hoặc xoay mình cũng có thể dẫn đến căng thẳng cơ bắp và xương khớp quá mức và chấn thương. Hiểu hơn về các chấn thương khi chơi thể thao sẽ giúp bạn phòng ngừa được chúng hiệu quả.
1.1. Chấn thương mắt cá chân trong bóng rổ
Hầu hết những người yêu thích bóng rổ đều quen thuộc với bong gân mắt cá chân, nguyên nhân gây ra khi khớp mắt cá chân bị cuộn, vặn hoặc xoay ra khỏi vị trí khớp vốn có của nó, làm căng quá mức hoặc làm rách dây chằng và cơ xung quanh các khớp mắt cá chân.
Bong gân mắt cá chân do chấn thương khi chơi bóng rổ
Sau bong gân thì đau, viêm và bầm tím là chấn thương phổ biến thứ hai ở mắt cả chân của các tuyển thủ bóng rổ. Điều này có thể gây nên các hạn chế trong phạm vi chuyển động của một người, khiến bàn chân không thể chịu được trọng lượng và khiến một người chơi bóng rổ không thể tập trung được vào trận đấu vì cảm giác đau đớn khó chịu ở chân.
Nếu không được điều trị, bong gân mắt cá chân có thể trở thành một tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm gân mắt cá chân.
1.2. Viêm gân Achilles
Achilles là dải gân được liên kết chặt chẽ để kết nối cơ bắp chân với xương gót chân. Trong các chuyển động liên quan đến bóng rổ, Achilles liên tục bị căng thẳng và có thể phát triển các vết rách nhỏ dẫn đến viêm và đau mãn tính. Viêm gân Achilles không được chẩn đoán và điều trị, nó sẽ trở nên trầm trọng hơn, gây đau, hạn chế vận động và không thể hoạt động ở mức cao.
Viêm gân Achilles gây khó chịu ở cổ chân
Có một số loại viêm gân ở achilles, trong đó viêm gân Achilles chèn ép là đau nhất và ảnh hưởng đến các tuyển thủ lớn tuổi nhiều hơn những người trẻ tuổi.
1.3. Chấn thương đầu gối ở người trẻ tuổi
Để thực hiện những cú úp rổ thì người chơi cần có một sức bật và kỹ năng tốt. Tuy nhiên, những động tác nhảy này lại có nguy cơ cao dẫn đến các chấn thương đầu gối, đặc biệt là rách dây chằng chéo trước (ACL) hoặc viêm sụn chêm khớp gối.
Đau đầu gối do rách dây chằng chéo trước
Chấn thương đầu gối do bóng rổ có thể dẫn đến đau, viêm và yếu khớp. Để ngăn ngừa được các chấn thương này thì việc thường xuyên tập luyện để tăng sức bền, khởi động đầy đủ và băng đai hỗ trợ thể thao chính là chìa khóa bí mật.
1.4. Căng cơ
Không khác quá nhiều với nguyên nhân của bong gân, căng cơ xảy ra khi các vận động viên kéo căng một cơ cụ thể vượt quá khả năng chịu đựng bình thường của nó hoặc tải trọng đặt lên cơ quá lớn.
Trong bóng rổ, căng cơ vai và chân rất phổ biến do các chuyển động liên quan đến nhảy, chạy, cản phá và chuyền bóng. Các vận động viên có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng bốp, cũng như bị đau và viêm ở cơ bị căng.
1.5. Bong gân cổ tay
Động tác ném bóng và chuyền bóng cần một lực rất lớn từ cổ tay hoặc té ngã và chống tay khi chơi bóng rổ là những nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương cổ tay. Trong đó thì bong gân cổ tay là chấn thương phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí các tuyển thủ còn phải đối mặt với nguy cơ gãy xương cổ tay.
Bong gân cổ tay sau khi thực hiện ném bóng sai tư thế
2. Làm sao để phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng rổ?
2.1. Chuẩn bị trước khi vào sân
Đảm bảo thể lực: Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở trong tình trạng thể chất tốt khi chơi bóng rổ. Để đảm bảo được điều này bạn cần có sự cân bằng trong chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Khởi động và giãn cơ: Luôn dành thời gian để khởi động và thực hiện các động tác giãn cơ trước khi vào sân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cơ khi chưa được làm nóng dễ bị chấn thương hơn. Khởi động bằng các động tác như bật nhảy, chạy hoặc đi bộ tại chỗ trong 3 đến 5 phút. Sau đó từ từ và nhẹ nhàng kéo căng các cơ và giữ khoảng 30 giây với mỗi động tác.
Bổ sung đầy đủ nước trước, trong và sau khi luyện tập
Bổ sung đủ nước: Ngay cả mức độ mất nước nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động thể thao. Nếu cơ thể bạn không đủ nước, cơ thể của bạn sẽ không thể tự làm mát một cách hiệu quả thông qua mồ hôi và bay hơi. Khuyến nghị chung là uống 700ml nước hoặc các đồ uống không chứa caffein 2 giờ trước khi tập thể thao. Uống thêm 250ml nước hoặc thức uống bù nước và điện giải ngay trước khi tập luyện cũng rất hữu ích. Trong khi bạn đang tập luyện, hãy nghỉ ngơi giữa trận và uống thêm 250ml nước nữa.
2.2. Nâng cao và cải thiện kỹ thuật
Sai kỹ thuật luôn là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên các chấn thương thể thao không mong muốn. Để cải thiện kỹ thuật của mình bạn cần tìm cho mình một người hướng dẫn phù hợp và chăm chỉ tập luyện hơn.
2.3. Đảm bảo các thiết bị phù hợp
Một trong các yếu tố để đảm bảo sự an toàn trong quá trình chơi bóng rổ là sử dụng các thiết bị và phụ kiện thể thao phù hợp.
Chọn giày phù hợp
Một đôi giày phù hợp là một đôi giày vừa vặn với chân và đế giày có độ đàn hồi và độ bám tốt. Giày quá rộng hoặc quá chật sẽ khiến bạn tăng nguy cơ chấn thương chân, đặc biệt là cổ chân và bàn chân khi chơi bóng rổ. Đồng thời, chơi bóng rổ yêu cầu người chơi cần phải thực hiện các động tác nhảy, xoay người liên tục. Nếu một đôi giày không có độ chống trượt tốt thì các tuyển thủ sẽ rất dễ bị té ngã và dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng.
Chọn giày phù hợp với kích thước chân
Sử dụng băng đai hỗ trợ thể thao
Băng đai hỗ trợ thể thao là một trong các phụ kiện không thể thiếu của các vận động viên bóng rổ nói riêng và những người yêu thích bóng rổ nói chung. Các loại băng đai thể thao mà bạn có thể lựa chọn để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể mình như là:
Băng đai bảo vệ cổ chân
Băng đai bảo vệ cổ chân sẽ giúp giữ cho khớp cổ chân và mắt cá chân bạn được ổn định khi thực hiện các động tác chuyển động đột ngột trên sân. Từ đó mà sản phẩm này có thể giúp bạn phòng ngừa được các chấn thương cổ chân thường gặp như bong gân mắt cá chân, viêm gân Achilles,... Băng đai bảo vệ mắt cá chân không chỉ là một phụ kiện giúp phòng ngừa các chấn thương khi chơi bóng rổ, mà đây sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng trong quá trình phục hồi sau những chấn thương cổ chân.
Mua ngay: Băng đai bảo vệ cổ chân Phiten
Băng đai bảo vệ đầu gối
Tương tự như tác dụng của băng đai bảo vệ cổ chân thì băng đai bảo vệ đầu gối cũng giúp cho khớp gối bạn được cố định trong quá trình bạn thực hiện các động tác xoay người hoặc bật nhảy. Việc này giúp đảm bảo các khớp ổn định và không bị chệch ra khỏi vị trí của ổ khớp gây nên viêm khớp và tổn thương các mô mềm xung quanh như gân, dây chằng và cơ bắp.
Mua ngay: Băng đai bảo vệ đầu gối Phiten
Băng đai bảo vệ cổ tay
Băng đai bảo vệ cổ tay sẽ giúp bảo vệ, ổn định và nâng đỡ cổ tay của bạn, đảm bảo hạn chế được các tư thế và cổ tay gây chấn thương cổ tay. Đồng thời, băng đai bảo vệ cổ tay còn hỗ trợ phân bổ đều lực lên các cơ bắp, giảm được áp lực và sự chèn ép lên thần kinh cơ gây nên hội chứng ống cổ tay.
Mua ngay: Băng đai bảo vệ cổ tay Phiten
Bên cạnh việc bảo vệ các khớp khỏi những chấn thương do căng thẳng hoặc chệch khỏi vị trí ổn định của khớp. Thì hầu như bất kỳ băng đai hỗ trợ thể thao nào cũng giúp hạn chế được phần nào các chấn thương do xây xát hoặc té ngã trong quá trình chơi bóng rổ.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là, bạn nên chọn mua các loại băng đai từ uy tín và chất lượng. Bởi vì, các băng đai này bạn sẽ sử dụng trong quá trình thể thao nên chúng cần có các thiết kế đặt biệt vừa để phòng ngừa chấn thương, nhưng vẫn phải đảm bảo sự linh hoạt của khớp trong quá trình vận động. Những băng đai kém chất lượng sẽ có thể gây cản trở hoặc khó chịu trong quá trình chơi thể thao của bạn, dẫn đến việc giảm hiệu suất tập luyện và gây sự khó chịu.
Băng đai hỗ trợ thể thao Phiten là một gợi ý cho bạn. Bên cạnh việc được thiết kế và cố vấn của các chuyên gia đến từ Nhật Bản, các dòng sản phẩm của Phiten còn được áp dụng công nghệ Aqua Titanium. Nhờ vậy mà băng đai hỗ trợ thể thao Phiten sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích dòng điện sinh học trong cơ thể và tăng hiệu quả tập luyện tối đa cho bạn.
Thông tin liên hệ
Hotline: 035 330 0088
Website: https://phiten.vn/
Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA