Bí quyết giúp kiểm soát cơn đau khớp gối của bạn

1 năm trước
Mục lục

    Đau đầu gối hay đau khớp gối là một trong các vấn đề rất phổ biến trong đời sống. Đau khớp gối có thể đến từ các bệnh lý về xương khớp hoặc các chấn thương như bong gân, tổn trật khớp, chấn thương dây chằng. Và biểu hiện điển hình của các tình trạng này là cảm giác từ đau nhói đến đau dữ dội ở khớp gối.

    Đau khớp gối là gì?

    Đau khớp gối là dấu hiệu để nhận biết các tổn thương ở vùng khớp gối bao gồm: gân, dây chằng, sụn và mô mềm. Do cấu tạo phức tạp của khớp gối mà khi đứng hoặc chuyển động nó phải chịu áp lực rất lớn từ toàn bộ cơ thể. Vì vậy, mà đau khớp gối sẽ trở nên càng trầm trọng hơn ở người thừa cân, béo phì.

    Đau khớp gối có thể gặp ở bất kỳ ai

    Đau khớp gối có thể gặp ở bất kỳ ai

    Đau khớp gối có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Thông thừa các biện pháp khắc phục cơn đau tại nhà có thể đạt hiệu quả tích cực, trừ trường hợp bệnh đã tiến triển nghiêm trọng như viêm khớp gối, thoái hóa sụn khớp,…

    Các triệu chứng của đau khớp gối

    Sưng đau ở vùng khớp gối

    Sưng đau ở vùng khớp gối

    Vị trí của cơn đau khớp gối có thể khác nhau, tùy thuộc vào các sự tổn thương các cấu trúc liên quan. Khi bị nhiễm trùng hoặc viêm, toàn bộ đầu gối đều sẽ bị sưng và đau. Nếu trường hợp sụn chêm bị rách hoặc gãy xương thì thường chỉ đau dữ dội ở một vị trí cụ thể.

    Một số triệu chứng đi kèm với đau khớp gối:

    • Khó chịu khi đi lại do đầu gối không ổn định.
    • Đi khập khiễng do đau.
    • Khó bước lên hoặc xuống bậc thang do tổn thương dây chằng (bong gân).
    • Khóa đầu khớp gối khiến không thể uốn cong đầu gối.
    • Đầu gối đỏ và sưng.

    Nguyên nhân nào gây đau khớp gối?

    Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp gối

    Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp gối

    Đau khớp gối có thể đến từ ba nguyên nhân chính sau đây:

    • Chấn thương cấp tính: gãy xương, rách dây chằng hoặc rách sụn chêm.
    • Bệnh lý liên quan đến quá trình viêm: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp hoặc nhiễm trùng.
    • Bệnh lý mạn tính: viêm khớp dạng thấp, hội chứng xương bánh chè, viêm gân hoặc viêm bao hoạt dịch.

    Tuy nhiên, trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do chấn thương cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất đối với tình trạng đau khớp gối. Cụ thể các chấn thương phổ biến, bao gồm:

    • Gãy xương: Những cú va đập mạnh vào xương có thể khiến xương bị gãy. Những chấn thương đầu gối dạng này thường rất rõ ràng và đau đớn. Gãy xương đầu gối không những gây đau đớn mà còn cản trở hoạt động bình thường hằng ngày của bệnh nhân. Tất cả các trường hợp gãy xương cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và kiểm tra kỹ lưỡng.
    • Tổn thương dây chằng: Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL) là phổ biến nhất trong các tổn thương dây chằng. Các chấn thương này liên quan đến sự chuyển động hoặc đổi hướng đột ngột. Các dây chằng khác như dây chằng chéo sau, dây chằng chéo giữa cũng có thể bị tổn thương, nhưng ít thường xuyên hơn.
    • Rách sụn chêm: Sụn chêm giữa và bên hoạt động như bộ giảm sốc cho khớp gối. Xoay hoặc vặn đầu gối quá mức có thể gây rách sụn chêm.
    • Trật khớp: Trật khớp là chấn thương vô cùng phổ biến trong các hoạt động thể thao. Trật khớp gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến chân gây nên các vấn đề liên quan khác.

    Phương pháp điều trị đau khớp gối tại nhà

    Để giảm đau khớp gối khi cơn đau quá dữ dội bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau nhóm NSAID như ibuprofen, paracetamol,… dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ hoặc Dược sĩ.

    Ngoài ra, một phương pháp giảm đau hiệu quả đối với các chấn thương xương gớp mà hay được dân thể thao truyền tai nhau là phương pháp “R – I – C – E” (Rest – Ice – Compress – Elevate).

    Phương pháp “R – I – C – E”

    Phương pháp “R – I – C – E”

    Nghỉ ngơi – Rest: Sau khi chấn thương bạn cần tạm dừng các hoạt động để các cơ và xương có thể nghỉ ngơi và phục hồi lại các chấn thương. Đặc biệt, khi chấn thương khớp gối bạn nên hạn chế đi lại hoặc dùng nạng hoặc gậy khi di chuyển để giảm bớt áp lực trên vùng đang bị thương.

    Chườm đá – Ice: Khi bị bong gân thì chườm đá là phương pháp vô cùng hiệu quả để giảm sưng và giảm đau. Sau khi chấn thương, bạn cần chườm đá càng sớm càng tốt. Mỗi lần chườm chỉ nên chườm từ 15 – 20 phút và kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng vùng đang đau.

    Băng ép hoặc nẹp – Compression: Phương pháp có thể hiểu là bạn sẽ dùng băng hoặc nẹp để cố định lại vùng chấn thương. Băng có thể giúp ngăn ngừa sưng tấy và giúp giữ khớp gối được ổn định, hạn chế các chấn thương nghiêm trọng hơn và thúc đẩy quá trình phục hồi.

    Bạn có thể tham khảo sản phẩm Băng đai bảo vệ khớp gối của Phiten tại đây.

    Kê cao chân bị chấn thương - Elevation: Kê cao chân bị chấn thương khi nằm hoặc ngồi để tăng tuần hoàn máu và thư giãn các cơ.

    Một số bài tập đơn giản giúp giảm đau khớp gối

    Mặc dù, khi bị đau khớp gối cần nghỉ ngơi, nhưng không phải là không vận động hoàn toàn, đối với các trường hợp đau do bệnh lý thì bạn có thể thực hiện một số bài tập sau đây để thư giãn gân cơ và giảm đau khớp gối

    Động tác Side – Leg Raise

    Nằm nghiêng sang bên phải, duỗi thẳng chân. Giữ chân thẳng và từ từ nhấc chân trái lên về phía trần nhà. Tạm dừng, sau đó từ từ trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại động tác 10 lần, sau đó lặp lại ở phía bên trái.

    Động tác Single – Leg Lift

    Nằm ngửa, duỗi thẳng chân. Mở rộng một chân, bàn chân hơi co. Đặt tay của bạn ở hai bên trên sàn nhà. Siết cơ đùi và từ từ nhấc chân lên cao cho đến khi đầu gối thẳng hàng. Tạm dừng, sau đó từ từ hạ chân xuống để đặt trên sàn. Thực hiện 10 lần, sau đó lặp lại với chân còn lại.

    Động tác Hamstring Stretch

    Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và hai tay đặt bên hông. Nắm chặt chân phải bằng hai tay đặt sau đùi. Mở rộng chân nâng chân phải về phía trần nhà, gập chân. Duỗi thẳng chân hết mức có thể mà không khóa đầu gối để tạo cảm giác căng dọc theo mặt sau của đùi phải. Từ từ hạ chân về vị trí ban đầu, lặp lại động tác 5 lần và thực hiện tương tự với chân còn lại.

    Động tác Quadriceps Stretch

    Đứng trên sàn, hai chân cách nhau rộng bằng vai. Gập đầu gối phải và đưa gót chân về phía mông phải. Đưa tay phải ra sau và giữ chân bạn. Giữ căng, sau đó từ từ hạ chân xuống sàn. Lặp lại động tác 5 lần và thực hiện tương tự với chân còn lại.

    Đau khớp gối có tái phát sau khi điều trị khỏi không?

    Thông thường, các cơn đau đầu gối sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn và tự khỏi. Nhưng đôi khi nó cũng có thể tái phát sau vài tuần hoặc vài tháng. Đối với đau đầu gối mãn tính, điều quan trọng là phải đi đánh giá mức độ và tình trạng tổn thương để xác định chính xác nguyên nhân, điều trị dứt điểm.

    Đối với các chấn thương cấp tính, sau khi phục hồi hoàn toàn thì cơn đau sẽ ít khi tái lại, trừ khi bạn lại gặp phải các tổn thương lại vùng đó. Vì vậy, quá trình phục hồi và việc phòng ngừa các chấn thương là vô cùng quan trọng để ngăn chặn các cơn đau khớp gối.

    Phòng ngừa đau khớp gối với băng đai bảo vệ đầu gối Phiten

    Phòng ngừa đau khớp gối với băng đai bảo vệ đầu gối

    Phòng ngừa đau khớp gối với băng đai bảo vệ đầu gối

    Băng đai bảo vệ đầu gối được thiết kế nhằm giữ các khớp được ổn định trong quá trình vận động, giúp hạn chế được các chấn thương không mong muốn. Đồng thời, băng đai hỗ trợ còn giúp phân tán đều lực lên khớp, từ đó giảm sự căng thẳng các cơ và khớp, cải thiện tình trạng đau nhức khớp hiệu quả. Đặc biệt hơn chỉ có băng đai bảo vệ khớp gối nhà Phiten mới có đó là công nghệ Aqua Metal, giúp tăng cường tuần hoàn, hỗ trợ lưu thông máu, khắc phục tình trạng tê mỏi và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương hiệu quả. Ngoài ra, băng đai bảo vệ khớp gối Phiten được thiết kế với nhiều chất liệu và kiểu dáng đa dạng phù hợp nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

    Mua ngay: Băng đai bảo vệ khớp gối Phiten

    Phiten là thương hiệu đến từ Nhật Bản, đã được thành lập gần 40 năm, chuyên sản xuất và nghiên cứu các dòng sản phẩm hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe. Với châm ngôn: “Everything we do, we do for your health”. Phiten luôn mong muốn mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng để góp phần vào công cuộc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm của Phiten.

    Mua sản phẩm của Phiten ở đâu?

    Nếu bạn còn đang suy nghĩ về việc mua các sản phẩm của Phiten ở đâu, thì bạn không cần lo lắng. Vì hiện nay, các sản phẩm của Phiten đã được Công ty EFISE Việt Nam phân phối chính thức tại Việt Nam. Bạn có thể đến cửa hàng của Phiten, để được trải nghiệm và nhận được thêm nhiều tư vấn từ chuyên viên. Hoặc nếu không có nhiều thời gian, bạn vẫn có thể mua các sản phẩm Phiten trên các sàn thương mại điện tử.

    Thông tin liên hệ: