Bệnh thoái hóa đĩa đệm ảnh hưởng đến người trẻ như thế nào?

2 năm trước
Mục lục

    Những người trẻ tuổi nhưng lại bị đau lưng mãn tính và họ thường chủ quan khi nghĩ rằng đây chỉ là cơn đau lưng do ngồi làm việc nhiều hoặc ít vận động, mà không bao giờ nghĩ về việc họ có khả năng đang bị thoái hóa đốt sống thắt lưng. Bởi vì họ cho rằng bệnh lý này chỉ gặp ở những người lớn tuổi hoặc trung niên. Nhưng thực thế thì thoái hóa cột sống thắt lưng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, việc hiểu biết hơn về thoái hóa cột sống thắt lưng là bước đầu tiên để bạn có thể phòng ngừa bệnh lý này ngay khi còn trẻ.

    1. Bạn biết gì về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng?

    Các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống có tác dụng giảm sốc và chấn động do vận động hàng ngày, đồng thời giúp cơ thể hoạt động linh hoạt hơn. Thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoái hóa đốt sống là một bệnh mãn tính, trong đó các đĩa đệm và khớp bị thoái hóa và xương phát triển ở các đốt sống của cột sống. Những thay đổi này gây đau và hạn chế vận động do dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.  

    Trong các bệnh lý liên quan đến đĩa đệm thì mọi người thường hay nhầm lẫn giữa thoái hóa cột sống với thoát vị đĩa đệm. Sự thật là tình trạng nhân đĩa đệm nhô ra khỏi bao xơ được gọi là thoát vị và thường xảy ra khi bộ phận đó bị tổn thương hoặc suy yếu. Mặt khác, thì quá trình thoái hóa là một quy luật tất yếu của tự nhiên. Theo thời gian, các cấu trúc cột sống như sụn khớp bị hao mòn, các dây chằng trở nên xơ hóa, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tóm lại là, thoát vị đĩa đệm là một trong những hệ quả của thoái hóa cột sống thắt lưng mang lại.

    85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng

    85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng

    Theo American Academy of Orthopaedic Surgeon, hơn 85% người trên 60 tuổi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng.  Và thoái hóa đốt sống lưng có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau của cột sống. Đúng là hầu hết trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng là những người lớn tuổi, nhưng hiện nay tỷ lệ những người trẻ tuổi, thậm chí là thanh thiếu niên đang phải sống chung với thoái hóa cột sống lưng ngày càng gia tăng. Theo một nghiên cứu năm 2017, được thực hiện trên 480 sinh viên nữ ở độ tuổi 20 và chọn ra 84 đối tượng để tiếp tục tiến hành nghiên cứu thuần tập trong 10 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có đến 31% đối tượng tham gia đã bị thoái hóa đĩa đệm ở độ tuổi 20 (ở thời điểm chụp MRI đầu tiên) và sự thoái hóa đĩa đệm ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong suốt quá trình nghiên cứu.

    Một nghiên cứu khác trên những bệnh nhân dưới 21 tuổi cho thấy rằng đối với một số người, bệnh thoái hóa đĩa đệm bắt đầu sớm hơn. Nghiên cứu cho thấy 76 trong số 1.877 thanh niên tham gia nghiên cứu bị bệnh thoái hóa đĩa đệm.

    Như vậy, chúng ta có thể thấy căn bệnh này không chỉ xảy ra ở người già mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng bị ảnh hưởng. Nhưng liệu điều gì khiến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng phát triển sớm như vậy ở người trẻ?

    2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ở người trẻ tuổi?

    Hiểu được yếu tố nào làm gia tăng và trẻ hóa lứa tuổi bị thoái hóa đĩa đệm là vô cùng quan trọng, để có thể ngăn ngừa được nó.

    Mang cặp sách quá nặng khi đi học

    Một số yếu tố nguy cơ phổ biến được cho là do bàn ghế ngồi học và làm việc không phù hợp, trọng lượng cặp sách mà khi còn nhỏ họ phải mang đến trường hằng ngày quá lớn và lối sống ít vận động được xem là các nguyên nhân chủ quan hàng đầu gây nên bệnh lý này ở người trẻ tuổi. Ngoài ra các yếu tố liên quan đến tâm lý và xã hội cũng làm thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa của xương khớp và đĩa đệm. Stress hay lo âu và trầm cảm sẽ làm cho bệnh nhân tăng sự nhạy cảm với các cơn đau, và khiến cơn đau lưng của họ trở nên tồi tệ hơn.

    Tuy nhiên, đĩa đệm cột sống bị tổn thương được biết đến là nguồn gốc của chứng đau lưng ở người trẻ tuổi, bởi vì chúng tạo nên các vết rách hình khuyên ở vòng xơ đĩa đệm gây ra cơn đau và mở đầu cho bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Để ngăn ngừa thì mọi người cần hạn chế các chuyển động hoặc vận động gây nên vết rách ở bao xơ đĩa đệm, khiến tăng sự chèn ép lên đĩa đệm cột sống hoặc xoắn cột sống.

    3. Các dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng từ sớm

    Những cơn đau lưng liên tục và dữ dội

    Những cơn đau lưng liên tục và dữ dội

    Dấu hiệu lớn nhất của bệnh thoái hóa đĩa đệm là cơn đau mãn tính liên tục, sau đó bùng phát với cường độ mạnh. Bạn có thể cảm thấy điều này ở vùng thắt lưng. Những cơn bùng phát này có thể do một hành động đơn giản, chẳng hạn như cúi xuống để buộc dây giày hoặc xoay người. Hoặc, bạn có thể trải qua cảm giác khó chịu này mà không thể xác định chính xác nguyên nhân. Bạn có thể thấy cơn đau tăng lên trong vài ngày đến vài tuần trước khi tự thuyên giảm.

    Bạn có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

    • Cảm giác yếu các cơ lưng và hông và quanh bụng
    • Khó và đau khi quay cổ
    • Cơn đau buốt và nóng ran lan xuống tứ chi
    • Khó khăn với các hoạt động bao gồm vặn, uốn cong hoặc nâng đồ vật
    • Co thắt cơ
    • Đau tăng khi giữ một tư thế hoặc giảm đau khi thay đổi tư thế, chẳng hạn như từ đứng lên sang nằm xuống.

    4. Làm thế nào để ngăn ngừa thoái hóa cột sống lưng ngay khi còn trẻ?

    Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng thì bạn cần ngăn chặn cả nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, độ hoàn thiện của khớp và địa đệm chưa được toàn diện. Bạn cần phải lưu ý về kích thước và chiều cao của bàn học để đảm bảo tư thế ngồi của trẻ luôn được tốt nhất. Hoặc nếu phải mang nhiều sách vở đến trường bạn nên chuẩn bị cho trẻ một chiếc balo phù hợp, chẳng hạn như các loại balo chống gù lưng của Nhật Bản để hạn chế được áp lực lên các đốt sống và phòng ngừa được tình trạng tổn thương đĩa đệm, khiến tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống lưng khi trẻ trưởng thành.

    Làm sao để ngăn ngừa thoái hóa cột sống lưng?

    Làm sao để ngăn ngừa thoái hóa cột sống lưng?

    Bên cạnh việc phòng ngừa ngay từ khi còn nhỏ, thì sau khi trưởng thành bạn vẫn phải duy trì một số thói quen, lối sống và tốt hơn là sử dụng thêm một số thiết bị bổ trợ cho cột sống để hạn chế nguy cơ bị thoái hóa cột sống. Sau đây, là một số lời khuyên từ chuyên gia để phòng ngừa thoái hóa cột sống và nếu đã mắc bệnh thì các hoạt động này cũng sẽ hỗ trợ phần nào xoa dịu sự khó chịu, giúp bạn sống chung với căn bệnh này một cách dễ dàng hơn:

    4.1. Thực hiện bữa ăn khoa học

    Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật và hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.

    Bổ sung canxi và vitamin D hợp lý. Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây loãng xương,  cột sống bị thoái hóa nhanh chóng. Để tránh tình trạng này, chế độ ăn hàng ngày của bạn nên bổ sung nhiều canxi như các sản phẩm từ  sữa, pho mát, cá hồi, súp lơ và cam, vitamin D có trong gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng và nấm.

    Bổ sung thêm vitamin D và Canxi vào bữa ăn

    Bổ sung thêm vitamin D và Canxi vào bữa ăn

    Chọn  thực phẩm được tăng cường chất chống oxy hóa như axit béo omega - 3, vitamin E, cá, các loại hạt và rau xanh. Những dưỡng chất này rất tốt cho đĩa đệm và ngăn ngừa thoái hóa cột sống.

    Ngoài ra, quản lý cân nặng cũng là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa các chứng rối loạn cột sống thường gặp, đặc biệt là thoái hóa cột sống. Khi bạn tăng cân, nó sẽ gây căng thẳng cho cột sống của bạn và có thể dẫn đến tổn thương. Do đó, nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu béo phì, bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống khôn ngoan. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế chất béo, tránh ăn  mặn hoặc quá ngọt.  Uống nhiều nước lọc (ít nhất 1,5 - 2 lít mỗi ngày) để duy trì hoạt động sống của cơ thể, trong đó có các đĩa đệm. Vì là “kẻ thù” của xương khớp nên họ hạn chế uống đồ uống kích thích như cà phê, rượu, bia.

    4.2. Thay đổi lối sống và thói quen tập thể dục của bạn

    Hạn chế nên nhấc vật nặng, cúi gập người để đè nặng lên vai, điều chỉnh tư thế đúng trong quá trình sinh hoạt, tránh chấn thương cột sống.

    Nếu bạn làm công việc văn phòng ít vận động, bạn nên đứng dậy sau mỗi 30 đến 60 phút, đi bộ, thay đổi tư thế, làm ấm cơ thể bằng vài động tác vươn vai. Không ngồi trước máy tính trong thời gian dài. Đặt màn hình cách màn hình máy tính 50 - 60cm và thấp hơn tầm mắt khoảng 10-20 độ.

    Không ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ

    Không ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ

    Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách để tăng lưu lượng máu và oxy đến khu vực của cột sống, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết, duy trì sự linh hoạt của cột sống. Ngoài ra, khi tập thể dục, cơ thể  có thể sản xuất endorphin để giảm căng thẳng và đau đớn. Bắt đầu bằng các bài tập như đi bộ, bơi lội, tập gym, thể dục nhịp điệu, yoga nhẹ nhàng để kích thích cột sống và ngăn ngừa  thoái hóa. Tránh nằm một tư thế trong thời gian dài khi ngủ và không nằm sấp vì cổ sẽ cúi xuống và có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Gối có độ dày phù hợp, gối không nên quá cao.  

    Trong cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ cần biết cách cân bằng cuộc sống, hạn chế  căng thẳng, stress và tăng cân quá mức.

    Nếu không xây dựng và thực hiện một lối sống  khoa học sẽ góp phần khiến quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Khi thoái hóa diễn ra mà không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh.

    4.3. Sử dụng thiết bị bổ trợ cho cột sống

    Bên cạnh trang bị bàn ghế hay gối nằm phù hợp thì sử dụng thêm các thiết bị bổ trợ cho cột sống như băng đai lưng sẽ giúp giữ cho cột sống của bạn được ổn định hơn và phân tán đều lực ra cả vùng hông và bụng, giúp xoa dịu bớt căng thẳng ở các đĩa đệm khi vận động hoặc di chuyển.

    Ngoài ra, nếu bạn sử dụng băng đai lưng của Phiten bạn sẽ được trải nghiệm thêm một công năng đặc biệt mới nhờ công nghệ độc đáo và độc quyền AQUA TITANIUM. Nhờ có công nghệ ngày là quá trình tuần hoàn trong cơ thể được tăng cường, giảm các triệu chứng đau mỏi do cứng khớp và thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ xương khớp khi có các tổn thương hoặc chấn thương xảy ra.

    Mua ngayBăng đai lưng Phiten

    Để mua được sản phẩm chính hãng của Phiten với chất lượng tốt và giá cả phù hợp, bạn có thể liên hệ vào các địa chỉ sau đây:

    5. Kết luận

    Thoái hóa cột sống lưng không chỉ là vấn đề của người cao tuổi mà còn với cả người trẻ và thanh thiếu niên. Vì vậy, việc hiểu và thay đổi lối sống ngay khi còn trẻ là điều quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh lý này.