7 Lợi ích tuyệt vời từ đạp xe mà bạn không nên bỏ qua

1 năm trước
Mục lục

    Đạp xe không chỉ là một bộ môn thể thao mà giờ đây đã trở thành phương pháp luyện tập thân thể được nhiều người ở nhiều độ tuổi ưa thích. Đạp xe mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe và làm thế nào để phòng tránh chấn thương khi đạp xe. Cùng Phiten tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!

    Top 7 lợi ích từ đạp xe

    1. Đạp xe giúp cải thiện tinh thần

    Theo nghiên cứu từ Cyclingweekly - Tạp chí thể thao lớn nhất Anh Quốc từ năm 1891 về bộ môn đạp xe cho biết những người có lối sống lành mạnh và thường xuyên tập luyện thể thao có chỉ số hạnh cao hơn 32% so với người không tập luyện.

    Đạp xe giúp cải thiện tinh thần

    Khi tập thể dục, cơ thể chúng ta giải phóng adrenalin và endorphin, tạo ra cảm giác sảng khoái sau khi tập luyện vất vả. Những chất hóa học này còn giúp chúng ta cảm thấy tự tin khi đạt được những mục tiêu mới hay chinh phục được một thành tích nào đó.

    Ví dụ điển hình về vận động viên xe đạp Graeme Obree - người từng trải qua trầm cảm và được phục hồi sức khỏe tinh thần nhờ đạp xe. Ông cho rằng đây là liều thuốc tốt nhất để chữa lành tinh thần, bằng việc đạp xe ngoài trời và khám phá những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Ngoài ra, việc đạp xe cùng bạn bè cũng là một cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

    2. Tăng cường hệ miễn dịch

    Tiến sĩ David Nieman và các đồng nghiệp của ông tại Đại học bang Appalachian đã thực hiện nghiên cứu trên 1000 người ở độ tuổi 85. Họ phát hiện ra rằng tập thể dục giúp tăng cường hệ hô hấp, từ đó cải thiện các bệnh về cảm lạnh. Tiến sĩ Nieman cho biết: “Khi tập thể dục nhịp điệu vào các ngày trong tuần sẽ giúp chúng ta giảm đến 40% số ngày bệnh, đồng thời thói quen này còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác”

    Giáo sư Tim Noakes, khoa học thể dục và thể thao tại Đại học Cape Town, Nam Phi, cũng cho chúng ta biết rằng tập thể dục nhẹ nhàng có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng ta bằng cách sản sinh các protein thiết yếu và các tế bào bạch cầu hoạt động để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    Bạn có thể thử thay đổi các phương tiện di chuyển hàng ngày sang đi xe đạp để cảm nhận được sự cải thiện về sức khỏe, đặc biệt hữu ích cho những người bận rộn không có thời gian để tập thể dục hằng ngày.

    3. Giảm cân bằng việc đạp xe

    Khi nói đến giảm cân, chúng ta thường quen thuộc với công thức “lượng calo tiêu hao phải nhiều hơn lượng calo nạp vào”. Đạp xe đốt cháy từ 400 - 1000 calo mỗi giờ, lượng calo được đốt cháy tùy thuộc vào cường độ và trọng lượng của cơ thể mỗi người.

    3. Giảm cân bằng việc đạp xe

    Ngoài ra còn có nhiều yếu khác ảnh hưởng đến quá trình giảm cân như lượng calo nạp vào cơ thể, chất lượng giấc ngủ, cơ địa.

    4. Tăng cường cơ bắp

    Đạp xe không chỉ giúp đốt cháy chất béo mà còn giúp xây dựng cơ bắp, đặc biệt là cơ lưng, cơ bụng, cơ mông, cơ gân kheo (mặt sau của đùi), cơ tứ đầu đùi và bắp chân. Yếu tố sức đề kháng của việc đạp xe có nghĩa là nó không chỉ đốt cháy chất béo mà còn giúp xây dựng cơ bắp - đặc biệt là xung quanh cơ mông, gân kheo, cơ tứ đầu và bắp chân. Cơ bắp gầy hơn mỡ và những người có tỷ lệ cơ bắp cao hơn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn ngay cả khi ít vận động.

    5. Cải thiện chức năng phổi

    Một nghiên cứu từ chiến dịch Healthy Air Campaign thuộc Đại học Kings College London và Hội đồng Camden sau khi thực hiện nghiên cứu gắn thiết bị đo mức độ ô nhiễm vào những người lái xe, người đi xe buýt, người đi bộ và người đi xe đạp trên tuyến đường đông đúc tại London. Kết quả cho thấy người lái xe ô tô phải chịu mức độ ô nhiễm cao nhất, cụ thể là gấp 5 lần so với người đi xe đạp, gấp 3,5 lần so với người đi bộ và gấp 2,5 lần so với người đi xe buýt.

    6. Giảm nguy cơ về bệnh tim mạch và ung thư

    Đạp xe giúp lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn, đồng thời đốt cháy calo hiệu quả. Đây được xem là một trong số các hình thức tập thể dục được khuyến nghị để giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.

    Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Glasgow với hơn 260.000 người trong suốt 5 năm phát hiện ra rằng đạp xe đi làm có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim hoặc ung thư của người đi xe đạp.

    7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia đã nghiên cứu trên cả nam và nữ từ 20 đến 85 tuổi trong khoảng thời gian 35 năm và việc giảm thể lực là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ.

    7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Tiến sĩ Rodney Dishman là một trong những tác giả chính đã nhận xét: "Sự suy giảm mạnh nhất về sức khỏe tim mạch, hô hấp xảy ra ở độ tuổi từ 40 đến 60. Đây cũng là lúc các vấn đề về thời lượng và chất lượng giấc ngủ tăng lên."

    Tìm kiếm nguyên nhân gây ra vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng tập thể dục có thể giảm lo lắng từ đó giúp ngủ sâu hơn. Tập thể dục cũng bảo vệ chống tăng cân theo tuổi tác, đây là một nguyên nhân khác gây rối loạn giấc ngủ.

    Những lưu ý khi đạp xe bạn cần biết

    Đạp xe là môn thể thao dễ thực hiện và phù hợp với nhiều lứa tuổi, từ người già đến trẻ em đều có thể tham gia môn thể thao này đều được. Tuy nhiên, để việc đạp xe mỗi ngày mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể và phòng ngừa chấn thương thì bạn cần lưu ý các điều sau đây nhé!

    1.Chú ý lựa chọn xe đạp phù hợp với cơ thể

    Nếu đạp xe quá thấp sẽ khiến tư thế đạp xe của bạn không đúng, người đạp xe có thể bị đau lưng, đau chân vì kích thước xe không phù hợp với cơ thể. Nhưng nếu bạn đi xe quá cao và không chống chân tới thì nếu có sự cố xảy ra lúc đang đạp xe, khả năng bạn bị chấn thương sẽ rất cao. Vì vậy, hãy lựa chọn xe đạp có kích thước phù hợp với chiều cao cơ thể để tránh những chấn thương và tai nạn không mong muốn.

    Chú ý lựa chọn xe đạp phù hợp với cơ thể

    2. Không nên đạp xe quá lâu

    Bất kỳ cái gì quá nhiều đều không tốt, đạp xe cũng vậy, đạp xe nhiều khiến cơ bắp của bạn phải hoạt động quá sức dẫn đến căng cơ và đau đớn. Nếu bạn muốn rèn luyện sức khỏe thông qua việc đạp xe thì thời gian đạp xe của bạn tốt nhất lên là 30 phút từ 3 - 5 buổi/tuần.

    3. Phụ kiện bảo hộ khi đạp xe

    Khi đạp xe cơ thể sẽ ra mồ hôi rất nhiều, vậy nên bạn nên lựa chọn những bộ đồ có chất liệu vải thấm hút mồ hôi tốt để tạo cảm giác dễ chịu khi đạp xe. Bên cạnh đó, một phụ kiện không thể thiếu nữa khi đạp xe đó là mũ bảo hiểm. Khi đạp xe ngoài trời đồng nghĩa với việc bạn cũng đang tham gia giao thông, dù tốc độ của xe đạp không nhanh như xe gắn máy và ô tô. Nhưng nếu không đội mũ bảo hiểm lúc đạp xe mà có tai nạn hay sự cố xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm cho bản thân bạn. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho bản thân bạn hãy nhớ đội mũ bảo hiểm khi đạp xe nhé!

    4. Đội mũ bảo hiểm khi đạp xe đạp

    Ngoài hai trang bị trên, để hạn chế chấn thương chân khi đạp xe, đặc biệt là đầu gối thì bạn nên sử dụng thêm băng đai bảo vệ đầu gối. Trong quá trình đạp xe, khớp gối sẽ hoạt động liên tục, nếu các dây chằng cố định khớp bị lỏng lẻo thì khả năng bị chấn thương đầu gối của bạn sẽ rất cao. Ngoài ra, thì nguy cơ bị ngã và xay xát khi đạp xe là điều khó tránh khỏi, và khi có tai nạn xảy ra thì đầu gối thường là vị trí va đập đầu tiên với mặt đường. Vì vậy, sử dụng băng đai bảo vệ đầu gối sẽ giúp bạn phòng ngừa, hoặc ít nhất là hạn chế mức độ nghiêm trọng của chấn thương khi có tai nạn xảy ra.

    5. Mang băng đai bảo vệ đầu gối khi đạp xe

    Một gợi ý về băng đai bảo vệ đầu gối cho bạn đó là sản phẩm Băng đai bảo vệ đầu gối Phiten. Sản phẩm đến từ Nhật Bản với công nghệ Aqua - Titanium giúp tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu cho người sử dụng. Do đó, khi sử dụng băng đai bảo vệ đầu gối Phiten thì việc lưu thông khí huyết ở chân bạn sẽ được cải thiện tốt hơn, từ đó việc đạp xe cũng mang lại hiệu quả tốt hơn cho sức khỏe.

    Mang băng đai bảo vệ đầu gối khi đạp xe

    Tham khảo thêm Băng đai bảo vệ đầu gối Phiten - Tại đây!

    Kết luận

    Trên đây là một số lợi ích của việc đạp xe mỗi ngày và những lưu ý nhỏ mà Phiten muốn gửi đến những bạn yêu thích đạp xe. Hi vọng bài viết này có thể giúp được những thông tin để việc đạp xe của bạn được an toàn và hiệu quả hơn.