Phòng ngừa chấn thương phổ biến khi chơi bóng bàn

2 năm trước
Mục lục

    Bóng bàn là môn thể thao được nhiều người yêu thích. Tham gia chơi bóng bàn giúp bạn khỏe mạnh nhưng cũng có thể dẫn đến chấn thương. Dưới đây là những chấn thương bóng bàn phổ biến mà bạn cần lưu ý và cách để phòng ngừa các chấn thương này với băng dán cơ thể thao.

    Bóng bàn không được coi là môn thể thao ít vận động hơn các môn thể thao khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là môn bóng bàn hoàn toàn an toàn. Bạn có thể bị thương khi chơi thể thao. Cùng tìm hiểu 5 loại chấn thương bóng bàncách phòng tránh qua bài viết này.

    1. Chấn thương phổ biến khi chơi bóng bàn

    1.1. Chấn thương khuỷu tay

    Khi chơi bóng bàn, khuỷu tay là khớp vận động nhiều nhất. Phần khớp này thường xuyên phải dùng lực nhiều và di chuyển liên tục nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương khuỷu tay thường bao gồm trật khớp khuỷu tay, gãy xương khuỷu tay, căng cơ và bong gân. Mức độ chấn thương khác nhau từ nhẹ đến nặng tùy trường hợp, tuy nhiên tất cả đều ảnh hưởng đến việc luyện tập của bạn.

    Chấn thương khuỷu tay khi chơi bóng bàn

    Chấn thương khuỷu tay khi chơi bóng bàn

    Tuy nhiên điều đáng lưu ý là mọi người thường xem nhẹ các chấn thương này hoặc nhầm lẫn rằng các cơn đau ở khuỷu tay là do cơ bị mỏi do phải hoạt động liên tục trong thời gian dài. Các chấn thương ở khuỷu tay thường trở nên nghiêm trọng hơn khi tích tụ lâu ngày. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình để có thể sắp xếp thời gian chơi và nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời nếu cơn đau của bạn xuất hiện liên tục và thường xuyên thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngăn ngừa các biến nghiêm trọng hoặc các bệnh lý mạn tính do sự tích lũy các tổn thương gây nên.

    1.2. Chấn thương vai

    Một trong những chấn thương bóng bàn phổ biến nhất là chấn thương vai. Đặc biệt phần vai bên tay cầm vợt, phần tay này phải luôn di chuyển và thậm chí là di chuyển với tốc độ cao. Vì vậy tình trạng trật khớp vai, đau nhức cơ, rách gân và dây chằng là những chấn thương vai thường gặp.

    Tay cầm vợt dễ bị chấn thương vai

    Tay cầm vợt dễ bị chấn thương vai

    Để tránh chấn thương vai, bạn không nên hoạt động vượt quá phạm vi hoạt động của khớp vai và sức bền của cơ thể. Hãy chú ý vào tư thế của bạn trong một trận đấu bóng bàn, đảm bảo tư thế của bạn không gây ảnh hưởng đến khớp của bạn. Nếu bị thương, bạn cần nghỉ ngơi và chườm lạnh. Nếu cơn đau kéo dài, hãy đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

    1.3. Căng cơ bắp chân

    Căng cơ bắp chân là một trong những chấn thương bóng bàn phổ biến nhất. Nếu bạn liên tục di chuyển thật nhanh để bắt bóng, bắp chân của bạn có thể bị căng và khó cử động. Bạn càng hoạt động nhiều, bạn càng có xu hướng sử dụng quá mức cơ bắp chân.

    Nếu bắp chân của bạn bị căng, hãy dừng lại và nghỉ ngơi để giúp cơ phục hồi. Đừng cố hoạt động nó. Nếu không, cơ của bạn có thể bị rách và bạn có thể cảm thấy đau hơn. Nghỉ ngơi và thư giãn cơ bắp của bạn trước khi chơi giúp giảm nguy cơ chấn thương. Nếu chấn thương trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá và tập vật lý trị liệu để giúp các cơ lành lại.

    1.4. Bong gân mắt cá chân

    Hầu hết những người chơi bóng bàn lâu năm chắc hẳn đều đã từng bị bong gân mắt cá chân. Đây là tình trạng xương mắt cá và các dây chằng xung quanh (thường bị kéo căng hoặc bị rách) gây sưng đau, bầm tím và khó chịu. Nguyên nhân gây ra bong gân cổ chân là do xoay người đột ngột, xoay người và đánh bóng.

    Mắt cá chân sưng đau và bầm tím

    Mắt cá chân sưng đau và bầm tím

    Đối với các chấn thương nhẹ, hãy chườm lạnh, băng bó mắt cá chân và nghỉ ngơi trong vài ngày. Trong trường hợp nặng hơn, bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng nhằm hạn chế rủi ro cho xương.  

    1.5. Chấn thương đầu gối

    Chấn thương đầu gối cũng khá thường gặp trong môn bóng bàn. Giống như bong gân mắt cá chân, chấn thương đầu gối là kết quả của những chuyển động nhanh và không thể đoán trước trong quá trình chơi. Các triệu chứng của chấn thương bao gồm đau nhẹ, âm ỉ và lan tỏa ra xung quanh hoặc phía sau đầu gối hoặc xương bánh chè.  

    Để giảm nguy cơ chấn thương đầu gối khi chơi bóng bàn, ngay lập tức trở lại vị trí sẵn sàng sau khi đánh bóng để nhận cú đánh trả. Nếu không may bị thương, bạn hãy nghỉ ngơi và tập những bài tập vật lý trị liệu tại nhà cho đôi chân của bạn. Nếu cơn đau của bạn vẫn kéo dài, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

    2. Những lưu ý khi chơi bóng bàn để ngăn ngừa chấn thương

    Vấn đề này cần được giải quyết cẩn thận để ngăn ngừa chấn thương khi chơi bóng bàn và các môn thể thao khác. Đây là những gì bạn có thể làm để ngăn ngừa chấn thương:

    • Chơi đúng tư thế và kỹ thuật: Điều này rất quan trọng. Nếu bạn mắc sai lầm, bạn sẽ có nhiều khả năng bị thương. Học chơi bóng bàn từ sách, học từ huấn luyện viên, tham gia câu lạc bộ bóng bàn, v.v.
    • Thả lỏng cơ thể khi chơi bóng bàn: Khi đánh bóng bằng vợt, hãy thử thả lỏng khuỷu tay và vai của bạn mà không cố gắng nắm chặt lấy cán vợt. Điều này giúp bạn cử động cổ tay, cánh tay và hông dễ dàng và linh hoạt hơn.  
    • Luôn khởi động trước khi thi đấu: Khởi động giúp tăng nhiệt độ và độ đàn hồi của cơ. Điều này giúp cơ thể bạn linh hoạt hơn và ít bị chấn thương hơn.
    • Tìm vị trí tốt nhất để đánh mà ít gây tổn thương cho cơ thể: Xem xét và tìm kiếm tư thế và phong cách chơi thoải mái nhất phù hợp với bạn.
    • Mang giày phù hợp: Hãy chọn những đôi giày vừa vặn và thoải mái để vận động trơn tru.

    3. Phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng bàn với băng dán cơ thể thao

    Sử dụng băng dán cơ thể thao là một phương pháp được nhiều vận động viên ở nhiều môn thể thao khác nhau lựa chọn để phòng ngừa các chấn thương không muốn trong quá trình thi đấu. Đồng thời, dán băng cơ thể thao còn hỗ trợ phần nào giúp tăng cường hiệu quả thi đấu và luyện tập. Đặc biệt hơn, với băng dán cơ thể thao Phiten nhờ có công nghệ AQUA TITANIUM đặc biệt, có công dụng kích thích tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu. Từ đó mà hạn chế được tình trạng tê mỏi khi chơi thể thao do máu kém lưu thông.

    Xem thêm bài viết về công dụng của băng dán cơ thể thao. Tại đây.

    Mặc dù băng dán cơ thể thao mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng nhưng sử dụng như thế nào để phát huy hết được công dụng của sản phẩm và phòng ngừa chấn thương thể thao hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, sau đây Phiten xin phép được giới thiệu đến bạn cách sử dụng băng dán cơ thể thao Phiten làm sao để tránh được các chấn thương phổ biến khi chơi bóng bàn.

    Mua ngay: Băng dán cơ thể thao Phiten

    Đối với chấn thương khuỷu tay, bạn có thể tham khảo cách dán băng dán cơ thể thao theo cách sau để hạn chế căng thẳng khuỷu tay khi phải xoay và vặn tay liên tục khi chơi bóng bàn:

    • Cắt 3 miếng băng dán cơ Phiten với chiểu dài mỗi miếng khoảng 20 cm.
    • Dán 2 miếng ở mặt trong và ngoài của ống tay kéo dài từ cổ tay đến khuỷu tay
    • Miếng còn lại dán quanh cẳng tay phần gầy khuỷu tay để cố định khớp khuỷu tay.

    Cách dán băng dán cơ thể thao phòng ngừa chấn thương khuỷu tay

    Cách dán băng dán cơ thể thao phòng ngừa chấn thương khuỷu tay

    Các động tác xoay tay để đánh bóng và phát bóng rất dễ gây nên các chấn thương vai. Dán băng dán cơ thể thao theo cách này có thể giúp bạn phòng ngừa được các chấn thương này:

    • Cắt một dải băng dán cơ Phiten dài khoảng 20 - 25 cm và cắt thành hình chữ "Y" như hình, chừa lại một đoạn đuôi chữ y khoảng 5 - 7 cm.
    • Dán quanh cơ Delta để ngăn ngừa chấn thương vai khi xoay khớp vai.

    Cách dán băng dán cơ thể thao phòng ngừa chấn thương vai

    Cách dán băng dán cơ thể thao phòng ngừa chấn thương vai

    Mắt cá chân và cổ chân có nguy cơ bị bong gân rất cao khi bạn đang tập trung đánh bóng mà bị trẹo chân hoặc vấp ngã. Vì vậy để hạn chế chấn thương mắt cá chân bạn có thể dán băng dán cơ thể thao Phiten theo cách sau đây:

    • Cắt một dải băng dán cơ Phiten dài khoảng 20 cm.
    • Đặt phần ngoài của lòng bàn chân của bạn tại điểm B.
    • Kéo và dán phần băng nằm phía cạnh trong lòng bàn chân lên trên và chếch về hướng mắt cá chân bên ngoài, sao cho băng dán đi qua điểm A.
    • Kéo dán phần băng phía cạnh ngoài lòng bàn chân, tức là tại điểm B, sao cho đi qua điểm A và miết nhẹ để băng dính chặt hơn.

    Cách dán băng dán cơ thể thao phòng ngừa chấn thương cổ chân

    Cách dán băng dán cơ thể thao phòng ngừa chấn thương cổ chân

    4. Kết luận

    Trên đây là những chấn thương khi chơi bóng bàn bạn nên biết để tự bảo vệ mình. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

    Thông tin liên hệ

    Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    Website: https://www.phiten-vietnam.vn/ 

    Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA