Chấn thương cổ tay khi chơi bóng bàn - Phải làm sao?

2 năm trước
Mục lục

    Bóng bàn là một môn thể thao trong nhà và mức độ vận động của môn thể thao này cũng không cao. Cũng vì lý do này mà mọi người thường hay lầm tưởng rằng bóng bàn là môn thể thao có nguy cơ chấn thương thấp và thường bỏ qua các bước chuẩn bị như khởi động hoặc sử dụng các phụ kiện thể thao như băng dán cơ thể thao hoặc băng đai thể thao để bảo vệ cơ thể.

    Một trong những chấn thương thể thao phổ biến nhất đối với những người chơi bóng bàn đó là chấn thương cổ tay. Với những chấn thương ở cổ tay nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc hiểu biết hơn về chấn thương cổ tay là điều cần thiết đối với ai yêu thích bộ môn thể thao này.

    1. Nguyên nhân của chấn thương cổ tay khi chơi bóng bàn là gì?

    Vận động quá mức gây chấn thương cổ tay khi chơi bóng bàn

    Vận động quá mức gây chấn thương cổ tay khi chơi bóng bàn

    Chấn thương cổ tay là tình trạng xương cổ tay bị lệch, hoặc tổn thương gân hoặc cơ, dẫn đến mất khả năng ổn định của cổ tay. Tình trạng này rất phổ biến ở những môn thể thao đòi hỏi vận động cổ tay nhiều và đặc biệt là trong bóng bàn. Nguyên nhân có thể do kỹ thuật chưa tốt, khởi động chưa đủ hoặc khởi động không đúng cách hoặc tập luyện với cường độ cao trong thời gian dài, thường xuyên. Thời gian vượt quá sức chịu đựng của cổ tay.

    2. Các loại chấn thương cổ tay có thể gặp trong bóng bàn

    Đau cổ tay do chơi bóng bàn

    Đau cổ tay do chơi bóng bàn

    Bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay (hoặc gãy ngón tay) là những chấn thương cổ tay phổ biến nhất. Có hai loại chấn thương chính ở cổ tay khi chơi bóng bàn:  

    • Chấn thương cấp tính là loại chấn thương do đột ngột chạm đất trong khi bắt bóng hoặc trong một chuyển động mạnh. Nếu trường hợp thì người chơi có thể bị gãy hoặc nứt xương cổ tay và khi này thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
    • Chấn thương mãn tính là chấn thương xảy ra trong một khoảng thời gian và thường không có nguyên nhân rõ ràng.

    Đối với trường hợp chấn thương cấp tính thì bạn có thể gặp phải một số vấn đề từ nhẹ đến nặng như bong gân, trật khớp hoặc nặng nhất là gãy xương. Còn với trường hợp mãn tính, tức là sự tích tụ lâu dài của các vi chấn thương nhưng không được điều trị kịp thời, những tổn thương này sẽ gây nên những hội chứng cho cổ tay như hội chứng ống cổ tay/đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép đúp hoặc các chấn thương ở sụn và xương dưới sụn, đôi khi bạn cũng có thể gặp phải tình trạng viêm khớp vì những chấn thương này.

    3. Biện pháp giảm đau khi chấn thương cổ tay

    3.1. Phương pháp RICE

    Một biện pháp được áp dụng nhiều để giảm đau trong các chấn thương xương khớp là phương pháp “RICE”.

    Rest - Nghỉ ngơi: Sau chấn thương, bạn cần dừng hoạt động để cơ và xương được nghỉ ngơi và phục hồi sau chấn thương. Giảm áp lực lên vùng bị thương bằng cách hạn chế vận động, đặc biệt là đối với chấn thương cổ tay.  

    Ice - Chườm đá: Nếu bạn bị bong gân, chườm đá là cách rất hiệu quả để giảm sưng và giảm đau. Sau khi bị chấn thương, nên chườm đá càng sớm càng tốt. Mỗi lần thoa chỉ khoảng 15-20 phút và kết hợp với massage nhẹ nhàng vùng bị đau.

    Compression - Sử dụng băng đai bảo vệ: Bạn có thể dùng băng đai bảo vệ thể thao hoặc nẹp để cố định vùng bị thương. Băng đai sẽ giúp ngăn ngừa sưng tấy, ổn định khớp cổ tay, ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng hơn và thúc đẩy quá trình hồi phục.

    Elevation - Kê cổ tay bị thương khi ngủ: Kê cổ tay lên một chiếc gối mỏng khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ, điều này giúp tăng tuần hoàn máu ở phần cổ tay và giúp hạn chế được trường hợp chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

    3.2. Xoay cổ tay để thư giãn cơ và khớp

    Trường hợp chấn thương cổ tay do hoạt động quá mức gây cứng khớp và căng cơ thì bạn có thể thử biện pháp xoay khớp cổ tay có thể giúp khớp của bạn giảm căng thẳng và tăng tính linh hoạt.

    Dùng tay còn lại của bạn nắm lấy phần cổ tay đang bị tổn thương và kéo căng ra. Sau đó nhẹ nhàng xoay cổ tay của bạn từ trái sang phải, sau đó uốn cong bàn tay của bạn ra sau. Lặp lại động tác này ít nhất 3 - 5 phút để thư giãn khớp.

    Kéo gập cổ tay để khởi động

    Kéo gập cổ tay để khởi động

    Tiếp theo thực hiện gập và duỗi ở khớp khuỷu tay và khớp vai. Nhớ dùng lực và tốc độ vừa phải khi thực hiện. Đừng gập hoặc duỗi tay quá nhanh hoặc quá mạnh. Các khớp có thể bị trật khớp. Sau khi hoàn thành động tác này, các khớp của bạn sẽ hoạt động tốt hơn.

    3.3. Sử dụng thuốc giảm đau NSAIDs

    Sau khi thực hiện các biện pháp giảm đau cơ học mà cổ tay bạn vẫn còn đau nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của bạn thì thuốc giảm đau không steroid NSAIDs như ibuprofen, naproxen, paracetamol,... có thể giúp bạn giảm đau hiệu quả hơn.

    Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng biện pháp này, đặc biệt là khi tình trạng đau cổ tay của bạn kéo dài từ 3 - 5 ngày mà không thuyên giảm thì bạn cần đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, nếu bạn có các bệnh lý về tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc thường xuyên bị ợ chua thì bạn không nên sử dụng các thuốc này quá nhiều và thường xuyên vì nó có thể làm nặng hơn các bệnh lý của bạn.

    4. Phương pháp phòng ngừa chấn thương cổ tay khi chơi bóng bàn

    4.1. Khởi động cổ tay trước khi chơi bóng bàn

    Như đã trình bày ở phần nguyên nhân, thì khởi động không đủ và không đúng cách là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chấn thương khớp cổ tay khi chơi bóng bàn. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện các động tác khởi động sau đây:

    Dùng tay phải nắm lấy quả bóng bàn và dùng tay trái nắm lấy cổ tay phải, rồi xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 15 vòng. Tiếp tục xoay ngược chiều kim đồng hồ 15 vòng.

    Tiếp theo bạn đưa thẳng cánh tay phải của bạn về phía trước và gập bàn tay xuống dưới (cánh tay vẫn giữ thẳng). Dùng tay trái của bạn kéo bàn tay phải về hướng người, trong khi đó dùng lực cổ tay để duy trì bàn tay phải vẫn vuông góc 90 độ với mặt đất. Thực hiện động tác này trong vòng 30 giây đến 1 phút. Làm tương tự một lần nữa động tác này nhưng lần này bàn tay gập lên trên.

    Thực hiện tương tự 2 động tác trên với tay bên trái của bạn. Sau khi thực hiện các động này, nếu bạn vẫn muốn khởi động thêm để tăng sức mạnh cho cả cổ tay và cánh tay bạn có thể thực hiện một vài lần động tác chống đẩy.

    4.2. Sử dụng băng dán cơ thể thao

    Băng dán cơ thể thao sẽ giúp giữ ổn định khớp cổ tay của bạn, phòng ngừa trật hoặc lệch khớp dẫn đến chấn thương do hoạt động quá mức hay quá phạm vi hoạt động của khớp. Bên cạnh đó, băng dán cơ thể thao còn giúp trợ lực cho khớp cổ tay nên phần nào giúp tránh được tình trạng căng thẳng cơ - xương - khớp quá mức dẫn đến đau cổ tay.

    Băng dán cơ thể thao Phiten

    Mua ngay: Băng dán cơ thể thao Phiten

    Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn băng dán cơ thể thao Phiten thì bạn sẽ được trải nghiệm thêm công nghệ AQUA TITANIUM, công nghệ này sẽ hỗ trợ điều hòa dòng điện tự nhiên trong cơ thể, từ đó kích thích quá trình lưu thông khí huyết và phòng ngừa tê mỏi hoặc cứng khớp do thiếu máu. Đồng thời, công nghệ này cũng hỗ trợ quá trình phục hồi khớp cổ tay diễn ra nhanh hơn nếu có chấn thương xảy ra.

    Nếu bạn chưa biết cách dán băng dán cơ thể nào để phòng ngừa chấn thương cổ tay thì bạn không cần lo lắng vì Phiten sẽ gợi ý cho bạn. Bạn có thể thử các dán băng dán có thể thao sao đây:

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ cổ tay

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ cổ tay

    Chuẩn bị 2 miếng băng dán cơ thể thao Phiten, 1 miếng dài 25 cm và một miếng dài 15 - 20 cm.

    • Miếng thứ nhất dài 25 cm dáng dọc từ cổ tay đến khủy tay.
    • Miếng băng dán cơ thể thao thứ còn lại dán quanh cổ tay như hình.

    Với cách dán này cổ tay của bạn sẽ được giữ ổn định và trợ lực, do đó hạn chế được các chấn thương thể thao không mong muốn.

    5. Kết luận

    Đôi tay của chúng ta gần như là cơ và khớp vận động nhiều nhất trong cơ thể vì vậy mà bạn nên thực hiện các biện pháp để bảo vệ và phòng ngừa các chấn thương cổ tay.

    Thông tin liên hệ

    Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    Website: https://www.phiten-vietnam.vn/ 

    Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA