Những điều bạn cần biết về chấn thương khi chơi bóng chuyền

1 năm trước
Mục lục

    Bóng chuyền là một bộ môn thể thao được nhiều người trẻ lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Nhưng đây là một bộ môn có cường độ vận động rất cao nên việc chấn thương là không thể tránh khỏi. Vậy có cách nào để hạn chế chấn thương khi chơi bóng chuyền không? Phiten sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này!

    1. Những chấn thương phổ biến khi chơi bóng chuyền

    1.1. Chấn thương đầu gối khi chơi bóng chuyền

    Đầu gối là vị trí gần như là dễ bị chấn thương nhất đối với một vận động viên bóng chuyền. Những động tác nhảy, bật người, chạy nhanh và đổi hướng liên tục rất dễ gây nên những chấn thương. Một số chấn thương đầu gối có thể gặp ở các vận động viên bóng chuyền phải kể đến như là:

    • Rách dây chằng chéo trước (ACL) - đây là dây chằng nằm ở mặt trong của khớp gối, đóng vai trò chính trong sự ổn định và khả năng cảm nhận ví trí của phần cẳng chân.
    • Viêm gân đầu gối hoặc viêm gân bánh chè - phần dây gân dễ bị tổn thương nhất là gân nối giữa chỏm đầu gối ngay xương bánh chè với xương chày của ống chân.
    • Trật khớp gối - trật khớp gối tương đối hiếm gặp nhưng lại vô cùng nghiêm trọng, tình trạng này xảy ra khi các dây chằng và gân khớp gối không ổn định hoặc bị tổn thương, kết hợp với các động tác xoay người và chuyển hướng liên tục với lực mạnh khi chơi bóng chuyền khiến xương chày và xương đùi lệch ra khỏi vị trí ban đầu của nó.

    1.2. Chấn thương cổ chân khi chơi bóng chuyền

    Chấn thương cổ chân khi bật nhảy đập bóng

    Chấn thương cổ chân khi bật nhảy đập bóng

    Các chấn thương khi chơi bóng chuyền khiến cổ chân bị sưng đau cũng khá phổ biến trong bộ môn thể thao này. Thay đổi hướng quá nhanh khi chơi bóng chuyển hoặc vấp ngã lúc đỡ bóng và động tác tiếp đất không tốt khi bật nhảy rất dễ khiến khớp cổ chân bị chấn thương.

    • Bong gân mắt cá chân - gân ở mắt cá chân xảy ra khi dây chằng ở khớp cổ chân bị giãn quá mức dẫn đến triệu chứng sưng viêm và đau mỗi khi cử động cổ chân.
    • Đứt dây chằng cổ chân - loại chấn thương này không quá phổ biến trong môn bóng chuyền do môn này. Tuy nhiên, chấn thương này vẫn có thể xảy ra nếu tình trạng bong gân không được điều trị và phục hồi tốt, bệnh nhân tiếp tục vận động mạnh khiến dây chằng bị rách và cuối cùng là đứt hoàn toàn.
    • Trật khớp cổ chân - khi chạy quá nhanh mà vấp hoặc trượt rất dễ khiến bàn chân bị lật và khiến khớp cổ chân của bạn bị lệch ra vị trí vốn có của nó, dẫn đến trật khớp cổ chân.

    1.3. Chấn thương vai khi chơi bóng chuyền

    Sử dụng cánh tay liên tục khi chơi bóng chuyền khiến những người theo đuổi bộ môn này dễ bị:

    • Viêm hoặc kích ứng vùng vai, đặc biệt là ở phần cơ vòng quay.
    • Rách và viêm cơ chóp xoay vai.

    Những tổn thương này xảy ra khi cơ hoặc gân ở vai bị chèn ép trong quá trình chơi thể thao, khiến bạn bị đau dữ đội và khó chịu mỗi khi cử động. Với những chấn thương ở dạng nhẹ, bạn cần nhanh chóng sơ cứu và nghỉ ngơi để chấn thương có thể tự phục hồi. Tuy nhiên, nếu tình trạng tổn thương vai của bạn nghiêm trọng thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị kịp thời.

    Dễ chấn thương vai khi chơi bóng chuyền

    Dễ chấn thương vai khi chơi bóng chuyền

    Bạn cần chú ý đến cảm giác của bạn thân khi chơi bóng chuyền, nếu bạn thấy đau vai và nghe tiếng “tách” mỗi khi nhấc cánh tay lên thì cần dừng lại ngay để kiểm tra cơ thể.

    1.4. Chấn thương lưng khi chơi bóng chuyền

    Bóng chuyền yêu cầu người chơi cần phải xoay lưng và rướn người để đanh bóng và đỡ bóng. Nếu bạn đột ngột thực hiện các động tác này hoặc vận động quá sức sẽ khiến các cơ, dây chằng và cả đĩa đệm chịu áp lực rất lớn. Điều này khiến cho người chơi bóng chuyền thường bị đau thắt lưng.

    2. Nguyên nhân khiến bạn dễ bị chấn thương khi chơi bóng chuyền

    Hầu hết chấn thương khi chơi bóng chuyền là hậu quả của việc vận động quá mức hoặc kỹ thuật chơi chưa chính xác.

    2.1. Kỹ thuật tiếp đất khi chơi bóng chuyền không tốt

    Kỹ thuật tiếp đất kém là nguyên nhân số một dẫn đến chấn thương đầu gối ở người chơi bóng chuyền. Vận động viên nên tập luyện kỹ thuât tiếp đất bằng đầu gối trên ngón chân và hông ra sau. Khi tiếp đất đầu gối nên hơi cong lại và không được thẳng hàng theo phương thẳng đứng với các ngón chân, vì điều này sẽ khiến dây chằng đầu gối bị căng và rất dễ chấn thương.

    Tiếp đất không tốt gây chấn thương cổ chân

    2.2. Tính linh hoạt và khả năng cân bằng của cơ thể không tốt

    Mọi người thường có thói quen theo đuổi một bộ môn thể thao mà họ yêu thích mà không chú ý việc phải rèn luyện sức bền và độ linh hoạt cho cả cơ thể. Chính vì điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng của các cơ trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc, có một số nhóm cơ thì hoạt động quá sức nhưng các nhóm cơ khác lại ít được vận động.

    Sự mất cân bằng này có khiến các cơ trong cơ thể của bạn dễ bị chấn thương hơn do thiếu sức mạnh và kém linh hoạt.

    2.3. Khả năng kiểm soát cơ thể chưa tốt

    Chấn thương mắt cá và đầu gối cũng do cơ thể không thể giữ thăng bằng khi chạy hoặc tiếp đất. Kiểm soát tốt cơ thể không chỉ làm giảm nguy cơ chấn thương khi chơi bóng chuyền mà còn giúp việc chơi bóng của bạn đạt hiệu quả hơn.

    3. Những phương pháp giúp hạn chế chấn thương khi chơi bóng chuyền

    3.1. Cải thiện kỹ thuật chơi bóng chuyền của bạn

    Kỹ thuật phát bóng đúng cách giúp vận động viên tránh bị chấn thương vai và tay. Kiểm soát tốc độ và hướng của bóng và kỹ thuật đánh bóng bao gồm đánh bóng ở tay thấp và tay cao. Với cách đánh bóng tay thấp thì người chơi cần hướng chân trái với mũi chân hướng về phía trước, chân phải đặt phía sau chân trái và khoảng cách giữa hai chân với khoảng rộng bằng vai.

    Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kỹ thuật chơi bóng chuyền

    Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kỹ thuật chơi bóng chuyền

    Khi phát bóng tay cao thì người chơi cần phải khuỵu cả hai chân xuống. Cách phát bóng cũng gần tương tự như khi phát bóng tay thấp, nhưng cần điều chỉnh hướng và lực tay sao cho bóng đi thẳng và hơi chếch lên trời để vượt qua lưới.

    Còn khi đỡ bóng, để không bị đau cổ tay thì bạn cần xác định chính xác hướng đi của bóng và chạm bóng bằng đầu ngón tay. Thân trên hơi ngửa ra sau và hai bàn tay cách mặt khoảng một gang tay. Bạn cần luyện tập thường xuyên để có thể phối hợp động tác phát bóng và đỡ bóng một cách nhịp nhàng.

    Ngoài ra, còn một kỹ thuật nữa cũng khá quan trọng trong bóng chuyền đó là kỹ thuật đập bóng. Đập bóng sẽ giúp người chơi “cứu bóng” và tấn công ở cự ly gần lưới, đỡ được các đường bóng đi thẳng với tốc độ cao. Vì tốc độ bóng đi khá cao và kỹ thuật đập bóng cũng khó thực hiện nên nguy cơ chấn thương khi thực hiện kỹ thuật này cao hơn các kỹ thuật khác rất nhiều.

    3.2. Sử dụng phụ kiện hỗ trợ phù hợp khi chơi bóng chuyền

    Dù là thi đấu hay tập luyện thì người chơi đều nên sử dụng các phụ kiện hỗ trợ để bảo vệ cơ thể và hạn chế chấn thương khi chơi bóng chuyền. Một số sản phẩm hay được những vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp sử dụng như là băng đai bảo vệ hoặc băng dán cơ thể thao.

    Trong đó thì băng đai bảo vệ thì sẽ có nhiều loại bảo vệ cho từng vị trí khác nhau. Vì vậy, nếu bạn không đủ điều kiện để sắp trang bị cho từng bộ phận riêng thì bạn có thể lựa chọn băng dán cơ thể thao. Băng dán cơ thể thao cũng có công dụng giúp ổn định khớp, nâng đỡ và trợ lực cho cơ bắp giúp người dùng hạn chế được chấn thương khi chơi bóng chuyển.

    Sau đây là một số cách dán băng dán cơ thể thao giúp phòng ngừa các chấn thương phổ biến khi chơi bóng chuyển.

    Các dán băng dán cơ bảo vệ đầu gối

    • Chuẩn bị một miếng băng dán cơ có chiều dài từ 10 - 15 cm, tùy thuộc vào đường kính đầu gối của bạn.
    • Dán miếng băng dán cơ lần lượt dọc theo xương bánh chè của bạn như hình.

    Các dán băng dán cơ bảo vệ đầu gối

    Các dán băng dán cơ bảo vệ đầu gối

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ cổ chân

    Chuẩn bị một miếng băng dán cơ dài khoảng 40 - 50 cm.

    • Đặt bàn chân lên giữa miếng băng, dán vòng đoạn băng phía bên trong của bàn chân đi qua điểm A.
    • Kéo đoạn băng ở mặt ngoài của đoạn chân đi qua điểm B, rồi kéo tiếp tục đi qua điểm A và dán phần băng thường hai đầu lại với nhau.

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ cổ chân

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ cổ chân

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ vai

    • Cắt một miếng băng dán cơ dài khoảng 20 - 30 cm, tùy vào chiều rộng vai của bạn.
    • Dán miếng băng dán cơ vừa cắt lên vùng bắp tay, bắt đầu từ cơ tam đầu đến hết cơ delta ở bã vai.

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ vai

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ vai

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ lưng

    Chuẩn bị hai miếng băng dán cơ dài khoảng 15 - 20 cm.

    Cúi gập lưng xuống, sau đó lần lượt dán hai miếng băng dán cơ vừa cắt lên vị trí thắt lưng, dọc hai bên đốt sống. Sau đó đứng thẳng lưng lên lại để miếng băng tự căng ra.

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ lưng

    Cách dán băng dán cơ bảo vệ lưng

    Khi sử dụng băng dán cơ thể thao Phiten nhờ có công nghệ AQUA TITANIUM độc quyền đến từ Nhật Bản và người sử dụng sẽ được trải nghiệm thêm một đặc tính nữa mà không có loại băng dán cơ nào trên thị trường có được. Đó chính là đặc tính kích thích tuần hoàn và tăng cường lưu thông máu. Điều này sẽ giúp cơ bắp của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tránh được tình trạng tê mỏi và yếu cơ do tưới máu kém.

    Bạn có thể tham khảo các loại băng dán cơ Phiten tại đây!

    Kết luận

    Trên đây là những thông tin bạn cần biết về các loại chấn thương khi chơi bóng chuyển. Phiten hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về cách xử trí và phòng ngừa làm sao để hạn chế chấn thương khi chơi bóng chuyền hiệu quả nhất.

    Thông tin liên hệ

    🏪 Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    📞 Hotline: 035 330 0088

    🛒 Website: https://www.phiten.vn/ 

    🌐 Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    🌐 Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    🛍️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    🛍️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    🛍️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    📺Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA