Bí quyết hạn chế chấn thương khi chơi Tennis cùng Phiten
Tennis là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng những chấn thương gây ra cho người chơi cũng rất nhiều. Vì vậy, hiểu biết rõ hơn về những loại chấn thương và cách làm sao để hạn chế chấn thương khi chơi tennis sẽ giúp bạn theo đuổi bộ môn thể thao này an toàn và hiệu quả hơn.
Đầu tiên để tìm ra biện pháp ngăn ngừa chấn thương, thì bạn cần biết về nguyên nhân và loại chấn thương phổ biến khi chơi tennis.
1. Top 6 loại chấn thương khi chơi tennis
1.1. Chấn thương cổ tay
Cổ tay là vị trí dễ chấn thương nhất trong các loại chấn thương khi chơi tennis. Theo các nghiên cứu, có đến một nửa số tay vợt từng gặp phải chấn thương ở cổ tay. Đây thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều người, từ tay vợt chuyên nghiệp đến người chơi tennis không chuyên nghiệp. Cổ tay có thể sẽ bị rách sụn, bong gân hoặc thậm chí là gãy hoặc nứt xương nếu va chạm mạnh. Chấn thương ở cổ tay không chỉ gây đau đớn mà còn có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Nguyên nhân chấn thương cổ tay khi chơi tennis:
- Khởi động chưa đủ trước khi chơi tennis.
- Tập luyện với cường độ cao và thời gian dài khiến cơ, dây chằng bị căng và rách do quá sức chịu đựng.
- Đập bóng không đúng kỹ thuật khiến cổ tay bị chấn thương.
- Lựa chọn vợt có kích thước không phù hợp với cơ thể.
1.2. Chấn thương khuỷu tay
Chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis, đặc biệt là hội chứng Tennis elbow là bệnh lý khiến nhiều tay vợt lo lắng. Đây là tình trạng chấn thương dây chằng chịu trách nhiệm cho hoạt động co và duỗi của cánh tay, khi tập luyện quá mức thì cơ và dây chằng sẽ bị chấn thương. Thống kê cho thấy từ 15 đến 50% số người chơi tennis mắc phải hội chứng này.
Chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis
Nguyên nhân chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis:
- Không khởi động đầy đủ trước khi chơi tennis.
- Vợt quá nặng hoặc quá lớn khiến cánh tay bị căng thẳng và đau nhức cơ, dây chằng.
- Kỹ thuật đánh bóng sai, đặc biệt là kỹ thuật backhand slice và backhand smash.
- Tăng cường độ tập luyện và chơi tennis một cách đột ngột.
1.3. Chấn thương vai
Chấn thương vai khi chơi tennis như rách, viêm và tổn thương gân, dây chằng và khớp khiến người chơi khó khăn khi vận động và giảm sự linh hoạt của khớp. Tuy nhiên, chấn thương này thường phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, bởi vì độ linh hoạt của khớp khi lớn tuổi bị giảm suất rất nhiều. Nên nếu những đối tượng này có những động tác xoay hoặc chuyển hướng chuyển động đột ngột thì khớp vai sẽ rất dễ bị trật, lệch và tổn thương đến dây chằng và gân cố định xung quanh khớp vai.
Nguyên nhân khiến người bị chấn thương vai khi chơi tennis:
- Cơ xương khớp ở vai chưa được làm nóng và khởi động trước khi chơi tennis.
- Xoay vai, đập bóng đột ngột và không đúng kỹ thuật.
- Tập luyện quá sức chịu đựng của cơ thể.
1.4. Chấn thương lưng và thắt lưng
Lưng chịu áp lực rất lớn khi tay vợt thực hiện các động tác nhảy hoặc xoay người để đánh bóng, chính vì vậy chấn thương lưng khá phổ biến ở những người chơi tennis, đặc biệt là với người chơi mới với kỹ thuật chưa chắc chắn. Loại chấn thương này càng dễ xảy ra hơn nếu như các cơ hỗ trợ cho cột sống lưng như cơ bụng, cơ lưng không đủ khỏe mạnh. Chấn thương lưng trong thời gian dài mà không được điều trị có thể khiến bạn có thể bị gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Chấn thương lưng dưới khi chơi tennis
Nguyên nhân chấn thương lưng hoặc lưng dưới khi chơi tennis:
- Các cơ hỗ trợ yếu, không đủ sức mạnh để hỗ trợ cho cơ lưng.
- Tập luyện tennis sai tư thế.
- Tập luyện quá sức khiến cơ lưng bị căng thẳng.
1.5. Chấn thương đầu gối
Người chơi tennis không chỉ bị chấn thương ở chi trên mà còn có nguy cơ cao chấn thương ở chi dưới, đặc biệt là đầu gối. Một số loại chấn thương đầu gối phổ biến như giãn cơ, rách sụn chêm, tổn thương dây chằng chéo khớp gối, bong gân,.v.v.
Chấn thương đầu gối khi chơi tennis
Nguyên nhân chấn thương khớp gối khi chơi tennis:
- Khởi động chưa kỹ hay không khởi động trước khi chơi tennis.
- Tập luyện quá sức chịu đựng với thể trạng cơ thể.
- Đánh bóng sai kỹ thuật.
- Chuyển hướng chuyển động đột ngột khiến khớp gối có thể bị lệch hoặc trật.
1.6. Chấn thương ở bắp chân
Chấn thương bắp chân khi chơi tennis thường là do căng cơ gây nên. Tập luyện quá sức hoặc di chuyển đột ngột trong khi sức bền và độ dẻo dai của cơ bắp chân không đảm bảo khiến các tay vợt bị căng cơ và đau bắp chân sau khi tập luyện.
Nguyên nhân chấn thương bắp chân khi chơi tennis:
- Người chơi không khởi động và làm nóng cơ đầy đủ trước khi chơi thể thao.
- Tập luyện quá nhiều, không phù hợp với thể trạng cơ thể.
- Chơi tennis trong khi bạn đang bị đau hoặc mỏi bắp chân trước đó.
2. Bí kíp hạn chế chấn thương khi chơi tennis
Nhìn chung các chấn thương hầu hết đều đến từ nguyên nhân là do người chơi không khởi động đầy đủ hoặc các cơ hỗ trợ xung quanh không đủ sức bền và độ dẻo dai để hỗ trợ cho các các hoạt động chính khi chơi tennis. Vì vậy để hạn chế chấn thương khi chơi tennis thì bạn cần khắc phục hai vấn đề trên.
2.1. Khởi động và giãn cơ trước khi chơi tennis
Sau đây là một số động tác bạn có thể tham khảo để khởi động khớp và làm nóng cơ trước khi bắt đầu vào sân tennis.
Động tác khởi động cổ tay trước khi chơi tennis
Cổ tay là vị trí dễ chấn thương nhất khi chơi chơi tennis, để hạn chế loại chấn thương này thì động tác khởi động bằng cách gập cổ tay sẽ giúp khớp được thư giãn và linh động hơn trước khi cầm vợt.
Đầu tiên, bạn đưa tay phải của mình về phía trước với lòng bàn tay ngửa lên trời. Dùng tay trái của bạn kéo gập bàn tay phải xuống dưới đến khi bạn cảm thấy khớp và cơ cổ tay căng ra thì giữ tiếp tục trong 3 giây. Thả bàn tay phải ra và từ từ trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này mỗi bên 5 - 10 lần để thấy hiệu quả rõ rệt. Động tác này cũng có thể được ứng dụng khi bạn cảm thấy mỏi cổ tay do phải gõ bàn phím nhiều.
Khởi động khớp cổ tay
Động tác khởi động khuỷu tay trước khi chơi tennis
Khuỷu tay cần phải linh hoạt thì việc chơi tennis của bạn mới đạt kết quả cao được. Vì vậy bạn cần khởi động khuỷu tay đầy đủ trước khi vào sân. Có nhiều cách để khởi động khuỷu tay, nhưng Phiten sẽ gợi ý cho bạn một cách vô cùng đơn giản.
Đưa cánh tay phải của bạn về phía trước, gập khuỷu tay lại sao cho bắp tay và cẳng tay tạo thành góc khoảng 120 độ. Tay trái của bạn nắm lấy bắp tay phải, ở vị trí ngay trên khuỷu tay phải. Sau đó, xoay cẳng tay phải từ 3 - 5 lần như hình minh họa.
Khởi động khuỷu tay khi chơi tennis
Tiếp theo, duỗi thẳng cẳng tay phải ra, tay trái nắm đầu cẳng tay ngay gần khuỷu tay phải rồi rồi cẳng tay vào trong và ra ngoài liên tục từ 10 - 15 lần. Thực hiện xoay cẳng tay tương tự đối với bên tay trái của bạn. Động tác này sẽ giúp khớp khuỷu tay của bạn hoạt động trơn tru hơn, từ đó giúp hạn chế chấn thương khi chơi tennis hiệu quả hơn.
Động tác khởi động vai trước khi chơi tennis
Vai không được khởi động đầy đủ trước khi chơi tennis thì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ chấn thương vai rất cao. Để hạn chế chấn thương khi chơi tennis bạn có thể tham khảo cách khởi động vai sau đây:
Đặt đầu ngón tay lên khớp vai và xoay vai như hướng dẫn trong hình minh họa. Thực hiện động tác xoay vai này trong vòng từ 1 - 2 phút.
Khởi động khớp vai
Động tác khởi động lưng và thắt lưng trước khi chơi tennis
Những động tác nhảy và rướn người để đánh bóng sẽ khiến bạn dễ bị chấn thương lưng khi chơi tennis. Bạn có thể thực hiện động tác xoay hông và lưng như hướng dẫn bên dưới để phòng ngừa chấn thương khi chơi tennis.
Khởi động cơ lưng khi chơi tennis
2.2. Ngăn ngừa chấn thương khi chơi tennis với băng dán cơ Phiten
Băng dán cơ được biết là phụ kiện thể thao giúp phòng ngừa các chấn thương hiệu quả khi chơi thể thao. Nhưng để băng dán cơ thể thao đạt được tác dụng tốt nhất thì người sử dụng cần biết cách dán sao cho phù hợp với từng vị trí trên cơ thể. Trong bài viết này, Phiten sẽ hướng dẫn cho bạn cách dán băng để phòng ngừa những chấn thương phổ biến khi chơi tennis.
Cách dán băng dán cơ thể thao giúp bảo vệ cổ tay khi chơi tennis
Cắt một dải băng dán có kích thước phù hợp với cổ tay của bạn và dán quanh cổ tay để ổn định khớp cổ tay khi chơi tennis.
Cách dán băng dán cơ Phiten bảo vệ cổ tay
Cách dán băng dán cơ thể thao giúp bảo vệ khuỷu tay khi chơi tennis
Cắt hai dải băng dán cơ thể thao, một dải có kích thước phù hợp với cẳng tay của bạn và dải còn lại có chiều dài bằng cẳng tay của bạn. Dán một dải băng từ cổ tay đến khuỷu tay và miếng băng còn lại dán quanh cẳng tay ở vị trí cách khuỷu tay khoảng 5 - 7 cm.
Cách dán băng dán cơ Phiten bảo vệ khuỷu tay
Cách dán băng dán cơ thể thao giúp bảo vệ vai khi chơi tennis
Cắt một dải băng dán có chiều dài khoảng 20 - 25 cm và cắt đôi ⅔ chiều dài của miếng băng tạo thành hình chữ Y. Dán băng dán cơ lên cơ delta để giúp ổn định khớp xoay vai và cơ delta khi chơi thể thao.
Cách dán băng dán cơ Phiten bảo vệ vai
Cách dán băng dán cơ thể thao giúp bảo vệ cơ lưng khi chơi tennis
Cắt hai dải băng dài từ 15 - 20 cm và dán dọc bai bên xương sườn, song song với cột sống lưng.
Cách dán băng dán cơ Phiten bảo vệ lưng
Cách dán băng dán cơ thể thao giúp bảo vệ đầu gối khi chơi tennis
Cắt hai miếng băng có chiều dài 25 - 30 cm và bắt đầu dán từ vị trí A rồi bắt chéo theo mặt ngoài của đầu gối theo hướng lên bắp chân. Dán miếng băng còn lại theo hướng ngược lại.
Cách dán băng dán cơ Phiten bảo vệ đầu gối
Cách dán băng dán cơ thể thao giúp bảo vệ bắp chân khi chơi tennis
Cắt một dải băng có chiều dài lớn hơn chiều dài từ gót chân đến đầu gối của bạn khoảng 5 - 10 cm, sau đó cắt đôi dọc theo dải băng tạo thành chữ Y như hình. Dán một đầu băng dán cơ thể thao lên mặt dưới của gót chân kéo dài lên đến mặt sau của đầu gối.
Cách dán băng dán cơ Phiten bảo vệ bắp chân
Mua ngay: Băng dán cơ thể thao Phiten, Tại đây!
3. Kết luận
Trên đây là những chấn thương phổ biến khi chơi tennis và có thể khiến các tay vợt buộc phải từ bỏ bộ môn thể thao yêu thích của mình nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy trang bị cho mình một cuộn băng dán cơ và khởi động đầy đủ trước khi lên sân để hạn chế chấn thương khi chơi tennis.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 035 330 0088
- Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
- Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
- Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
- Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA