Chấn Thương Gân Kheo Trong Bóng Đá: Nguyên Nhân & Phòng Ngừa

1 tháng trước
Mục lục

    Chấn thương gân kheo là một trong những chấn thương phổ biến trong bóng đá, thường xảy ra khi cầu thủ thực hiện các động tác chạy, nhảy hoặc xoay người nhanh. Gân kheo là nhóm cơ nằm ở phía sau đùi, có vai trò quan trọng trong việc di chuyển và tạo lực cho chân. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chấn thương này sẽ giúp cầu thủ bảo vệ sức khỏe và cải thiện hiệu suất thi đấu.

    Chấn thương gân kheo là gì?

    Chấn thương gân kheo là bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở các vận động viên thể thao hoặc người đã có tiền sử bị chấn thương dây chằng ở đùi và đầu gối. Cơ gân kheo là một nhóm cơ phía sau đùi, giúp bạn duỗi thẳng và uốn cong chân trong quá trình di chuyển hoặc chạy. Chấn thương gân kheo xảy ra khi cơ này bị căng quá mức hoặc bị rách.

    Hệ cơ bên của khớp gối được tạo thành bởi các vùng nằm phía sau đùi bao gồm các gân nhỏ, mỏng, và phẳng theo hình tam giác cùng giải xương chậu. Đây là hệ cơ đơn duy nhất ở khoang sau cẳng chân không ảnh hưởng tới khớp cổ chân vì nó là cơ đơn khớp.

    Các cơ vùng sau đùi hỗ trợ khớp gối 2 chức năng như sau:

    • Chức năng tĩnh: Giúp xương chày hạn chế tình trạng dịch chuyển ra sau.
    • Chức năng động: Trợ giúp quá trình chuyển động quay trong của xương chày trên xương đùi, giúp xương đùi không bị trật khớp về phía trước.

    Cấp độ chấn thương gân kheo

    Cấp độ chấn thương gân kheo phụ thuộc và tình trạng mức độ tổn thương của các cơ vùng sau đùi, bao gồm 3 cấp độ như sau:

    • Cấp độ 1: Ở cấp độ nhẹ nhất, rách cơ nhẹ xảy ra khi một vài sợi cơ bị đứt, giảm sức mạnh và độ bền của cơ. Cơn đau thường xuất hiện sau vài ngày, gây cảm giác đau, cứng vùng bắp chân sau, kèm theo sưng nhẹ. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn có thể đi lại và gập đầu gối bình thường.
    • Cấp độ 2: Đây là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi khoảng nửa số cơ đùi bị rách ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Khi bị rách cơ, bạn sẽ cảm nhận đau nhức dữ dội, sưng tấy và thậm chí mất chức năng vận động. Cơn đau tăng mạnh khi bạn cố gắng chống lại lực cản khi duỗi thẳng chân hoặc gập đầu gối.
    • Cấp độ 3: Chấn thương nghiêm trọng khiến hơn một nửa số sợi cơ bị đứt, gây đau nhức và sưng tấy. Chức năng vận động của cơ vùng đùi sau bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến yếu cơ, khó cử động. Cần phẫu thuật sớm để phục hồi chức năng.

    Nguyên nhân gây đau gân kheo

    Các tác nhân phổ biến thường gây ra chấn thương gân kheo như:

    • Đầu gối đang ở trong tư thế duỗi thẳng trước khi xảy ra va chạm, té ngã trong thể thao hoặc tai nạn giao thông.
    • Vận động ở cường độ cao quá mức có thể xảy ra tình trạng căng cơ, làm tổn thương các vùng cơ sau đùi.
    • Đầu gối bị lệch sang một bên trong quá trình vận động, hay di chuyển.
    • Các vùng cơ sau đùi cũng bị ảnh hưởng khi một số cấu trúc khác trong khớp gối bị tổn thương như là đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau, etc.

    Triệu chứng đau gân kheo

    Các triệu chứng chấn thương gân kheo thường gặp là:

    • Đau phía sau khớp gối.
    • Cảm thấy đau khi uốn cong đầu gối.
    • Cảm thấy đau khi có 1 tác động lên vùng phía sau của đầu gối.
    • Cảm thấy có tiếng lạo xạo khi cử động đầu gối.
    • Đầu gối đau khi mang vác đồ nặng hoặc khi lên dốc, leo cầu thang.
    • Cảm thấy đau hoặc khó khăn khi muốn duỗi thẳng đầu gối hoàn toàn.

    Khi gặp các trường hợp như trên, người bị chấn thương có thể lựa chọn tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây:

    • Chấn thương lâu lành, hoặc kéo dài
    • Vùng bị chấn thương xuất hiện triệu chứng sưng, và nghiêm trọng theo thời gian.
    • Triệu chứng ngứa hoặc tê đột ngột ở chân có thể xảy ra.

    Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, tình trạng chấn thương các cơ vùng sau đùi có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu người bệnh tiếp tục các hoạt động thể thao khi vết thương chưa phục hồi.

    Cách chữa đau gân kheo

    Người bệnh có thể chăm sóc bản thân khi bị chấn thương gân kheo nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và trở nên nghiêm trọng, hãy tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.  

    Điều trị tại nhà

    Chườm đá: đây là phương pháp điều trị phổ biến, và cần được chườm lạnh càng nhanh càng tốt sau khi bị chấn thương. Người bệnh nên dành ít nhất 10’ để chườm đá mỗi giờ trong vòng 24 - 48 tiếng đầu tiên.

    Lưu ý là bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp vào vùng chấn thương, thay vào đó hãy dùng 1 miếng khăn mềm quấn đá chườm để có kết quả tốt nhất. Người bệnh có thể giảm bớt số lần chườm đá nếu tình trạng trở nên khả quan.

    Thuốc điều trị

    Khi các cơ vùng sau đùi gây đau nhức và kéo dài,. Nếu phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể xin thêm trợ giúp từ bác sĩ hoặc tiêm Corticosteroid nếu thực sự cần thiết.

    Đối với tình trạng các cơ vùng sau đùi bị đau hoặc nhức, bệnh nhân có thể xin bác sĩ kê đơn thuốc bao gồm ibuprofen, thuống chống viêm không có thành phần steroid (Non-steroidal anti-inflammatory drugs - NSAIDs), etc.

    Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ, giúp cho đầu gối không bị biến dạng vẹo ngoài (Valgus) hoặc vẹo trong (Varus).

    Phẫu thuật

    Nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng, khi mà các vùng cơ sau đùi bị tổn thương nghiêm trọng. Bác sĩ là người chỉ định việc phẫu thuật để phòng tránh biến chứng về sau.

    Biện pháp phòng ngừa đau gân kheo

    Chấn thương gân kheo và các cơ vùng sau đùi xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên tham gia các hoạt động chạy bộ, hay leo núi. Để phòng ngừa đau gân kheo một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý các biện pháp sau đây:

    • Dành ít nhất 15 phút khởi động kỹ càng trước khi tập luyện.
    • Thực hiện các động tác co giãn cơ sau khi tập luyện.
    • Thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho cơ bắp.
    • Giày dép nên mang kích cỡ phù hợp.
    • Không nên vận động quá sức và nên tránh vận động khi chấn thương chưa lành.

    Đai Bảo Vệ Đa Năng PHITEN

    Băng đai bảo vệ đa năng Phiten Supporter Metax Fixed Band (đùi, bắp chân) có thể được sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, chẳng hạn cổ tay hoặc cổ chân. Sản phẩm có độ đàn hội cao và quá trình mang đai rất dễ dàng. Người dùng chỉ cần quấn đai quanh khu vực cần được bảo hộ, có thể dùng được cho cả bên phải và bên trái.

    Công dụng đai bảo vệ đa năng Phiten:

    • Giúp nhanh chóng thư giãncân bằng cơ thể.
    • Giúp giảm sưng khớp và giữ nước.
    • Thấm hút mồ hôi tốt mang lại cảm giác thoải mái và sạch sẽ.
    • Giảm chấn thương do vận động thể thao không đúng tư thế hoặc bị lực mạnh dồn lên cổ tay hoặc cổ chân
    • Được thiết kế để ổn định các khớpnén các cơ và dây chằng xung quanh để mang lại cảm giác thoải mái hơn khi di chuyển.

    >>>Xem thêm về các chấn thương thường gặp trong bóng đá

    Kết Luận

    Bài viết trên cung cấp tổng hợp và ngắn gọn những thông tin hữu ích liên quan đến chấn thương gân kheo hoặc cơ đùi sau. Hy vọng, với những chia sẻ này, người bệnh có thêm thông tin về cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời, giúp hạn chế tối đa những biến chứng không mong muốn.