Làm thế nào để ngăn ngừa chấn thương khi chạy bộ
Nếu bạn là một người yêu thích chạy bộ thì có lẽ sẽ ít nhất một lần bạn bị bong gân, đau nhức các khớp do hoạt động quá mức hoặc bị trầy xước do vấp ngã. Vậy làm cách nào để ngăn ngừa chấn thương khi chạy bộ hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp tìm được bạn trả lời cho câu hỏi này?
Chạy bộ và chấn thương
Cứ ba người yêu thích chạy bộ thì có một người bị chấn thương liên quan đến chạy ở một giai đoạn nào đó trong đời. Khoảng 3 trong số 4 chấn thương liên quan đến chạy bộ xảy ra ở cẳng chân. Các vị trí phổ biến bao gồm đầu gối, mắt cá chân, ống chân và bàn chân. Người chạy bộ cũng có khả năng bị chấn thương ở lưng và hông.
Mặc dù, chạy bộ có nguy cơ chấn thương tương đối cao nhưng tin vui là bằng cách khởi động đầy đủ, mặc quần áo phù hợp và không tập luyện quá sức, thì hầu hết các chấn thương đều có thể được ngăn ngừa.
Các chấn thương thường gặp khi chạy bộ
Các chấn thương thường gặp khi chạy bộ
Các thương tích thông thường bao gồm:
- Phồng rộp - do bàn chân trượt hoặc cọ xát bên trong giày
- Đau ống chân - đau và viêm ở các cơ và gân chạy dọc theo chiều dài của ống chân
- Chấn thương dây chằng hoặc khớp - chẳng hạn như bong gân cơ hoặc trật khớp.
- Chấn thương da như cháy nắng và vết bầm tím. Ngã khi chạy hoặc chạy bộ có thể gây ra vết rách hoặc trầy xước.
Các yếu tố nguy cơ gây chấn thương khi chạy bộ
Đi giày không phù hợp gây tăng nguy cơ chấn thương
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khi chạy bộ bao gồm:
- Tập luyện quá sức - chạy ở cường độ cao hơn và vượt quá mức thể lực hiện tại của bạn có thể khiến cơ, gân và dây chằng bị căng. Đau xương cẳng chân là một chấn thương thường gặp ở vận động viên chạy bộ.
- Kỹ thuật không chính xác - tư thế hoặc thói quen chạy không tốt có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. Ví dụ, chạy bằng chân trần trong nhà cũng sẽ kéo các cơ ống chân và có thể gây ra những vết rách nhỏ.
- Giày không phù hợp - sai loại giày có thể làm tăng nguy cơ bị các chấn thương khác nhau, bao gồm phồng rộp và đau ống chân.
- Trang phục không phù hợp - mặc quần áo sai có thể góp phần gây ra các vết thương quá nóng, cháy nắng hoặc lạnh.
- Chạy trên bề mặt cứng hoặc gồ ghề - tác động của việc chạy trên bề mặt cứng, có thể gây ra chấn thương bao gồm đau ống chân và gãy xương do căng thẳng.
- Các yếu tố môi trường khác - những yếu tố này có thể bao gồm bề mặt chạy không ổn định, chẳng hạn như chạy trên cát hoặc môi trường có nhiều chướng ngại vật như cành cây, sỏi đá.
Mẹo ngăn ngừa chấn thương khi chạy bộ
Nếu bạn là một người yêu thích chạy bộ, bạn biết rằng việc ngã và ma sát với mặt đường có thể khiến cơ thể bạn bị tổn thương nặng nề. Từ đầu gối đến ống chân của bạn, một chấn thương có thể phá hỏng quá trình luyện tập của bạn hoặc tệ hơn - nó có thể gây hạn chế vận động và để lại nhiều di chứng không thể phục hồi hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời.
Đau nhức chân do chạy bộ quá sức
Vì vậy, để ngăn ngừa chấn thương khi chạy thể thao thì một số lời khuyên sau đây sẽ rất hữu ích với bạn, bất kể bạn là người mới bắt đầu chạy bộ hoặc vận động viên chuyên nghiệp.
Mang giày phù hợp
Trước khi bắt đầu chạy, để phòng ngừa chấn thương và tăng hiệu quả tập luyện hãy đầu tư cho mình một đôi giày phù hợp.
Nhà sinh lý học Christopher Travers khuyên rằng, bàn chân và gót chân của bạn phải vừa khít với giày, riêng với các ngón chân nên tạo một khoảng trống nhỏ xung quanh. Để đảm vừa vặn nhất với chân, bên cạnh có một đôi giày phù hợp bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm khác như tất hoặc miếng lót giày. Các sản phẩm này bên cạnh việc bảo vệ bàn chân, hạn chế sự ma sát khi chạy bộ thì còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý xương khớp, đặc biệt là miếng lót giày.
Miếng lót giày sẽ giúp tăng độ đàn hồi và giảm áp lực lên bàn chân và cổ chân trong mỗi bước chạy của bạn. Đặc biệt, với miếng lót giày Phiten có thêm miếng đệm silicon ở vòm bàn chân giúp bảo vệ cơ lòng bàn chân, giảm đau mỏi chân khi chạy bộ. Đồng thời, trên bề miếng lót giày Phiten còn được “Phild” một lớp Metal - mix bao gồm Aqua Titan, Aqua Palladium và Aqua Silver với đặc tính kháng khuẩn, khử mùi cực hiệu quả và tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Mua ngay: Miếng lót giày Phiten
Tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp
Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa chấn thương khi chạy bộ là giữ cho các cơ được dẻo dai và mềm mại. Chẳng hạn, nếu cơ gân kheo của bạn dẻo dai thì bạn sẽ ít mắc phải trường hợp đau nhức ống chân khi hoạt động quá mức hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Cơ bắp của bạn càng linh hoạt, thì phạm vi chuyển động của bạn càng nhiều và bạn càng ít bị chấn thương.
Tập Yoga giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp
Tập Yoga là một cách tuyệt vời để cải thiện tính linh hoạt và dẻo dai của cơ bắp . Nó có thể tăng cường sự cân bằng và dẻo dai của bạn, đồng thời giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và tập trung hơn về mặt tinh thần.
Tăng cường sự bền bỉ của cơ bắp
Cơ bắp của bạn càng khỏe thì khả năng chúng bị tổn thương do hoạt động quá mức hoặc do căng cơ sẽ càng ít. Việc thường xuyên tập luyện sẽ vừa giúp tăng cường sức mạnh cho cơ, độ bền cũng như là mật độ xương.
Tuy nhiên, để tập luyện tăng độ bền bỉ cho cơ bắp thì bạn cần có một lịch trình và cường độ tập luyện phù hợp với bản thân. Bạn nên tăng dần mức độ vận động hằng ngày và kết hợp với nghỉ ngơi điều độ, không nên tập luyện với cường độ cao ngay khi bắt đầu.
Lắng nghe cơ thể của bạn
Không ai hiểu rõ cơ thể bạn hơn bạn. Nếu cảm thấy mệt mỏi tốt nhất bạn nên dừng buổi tập hôm đó. Hoặc bạn có thể cần giảm thời gian hoặc quãng đường mà bạn định chạy ban đầu.
Nghỉ ngơi đầy đủ giúp ngăn ngừa chấn thương khi chạy bộ
Nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Hãy dành thời gian chạy bộ mỗi tuần để tránh chấn thương và mệt mỏi có thể xảy ra khi bạn quá sức.
Sử dụng băng đai bảo vệ đầu gối
Hầu hết những người chạy bộ đều từng trải qua cơn đau đầu gối, cho dù đó là do luyện tập quá sức hay một số lý do khác. Và nếu bạn đang cố gắng giải quyết vấn đề ở đầu gối, bạn có thể đã cân nhắc đến việc đeo một chiếc băng đai bảo vệ đầu gối. Một chiếc băng đai hỗ trợ sẽ giúp giảm áp lực lên đầu gối nhờ phân bổ đều lực ra các cấu trúc xung quanh, từ đó giúp giữ cho khớp gối luôn được ổn định khi chạy bộ. Khi khớp của bạn được ổn định, bạn sẽ hạn chế được các chấn thương như bong gân, trật khớp hoặc các bệnh lý xương khớp và sụn như thoái hóa khớp hay viêm khớp.
Thậm chí, việc đeo băng đai bảo vệ đầu gối còn giúp hạn chế các chấn thương bên ngoài khi vấp ngã trong quá trình chạy bộ. Hãy tưởng tượng, nếu bạn ngã khi chạy bộ thì bộ phận nào của bạn sẽ tiếp đất đầu tiên, chắc hẳn sẽ là đầu gối. Nếu té ngã trên nền cỏ thì chấn thương sẽ không quá lớn nhưng nếu té ngã trên nền cứng như đá hoặc bê tông thì các chấn thương bạn phải chịu không chỉ là các vết trầy xước bên ngoài mà các cấu trúc xương bên trong cũng bị tổn thương. Nhưng chỉ với một chiếc băng đai bảo vệ đầu gối các vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng.
Mua ngay: Băng đai bảo vệ đầu gối Phiten
Ngoài ra, tất cả các dòng sản phẩm của Phiten đều được sử dụng công nghệ Aqua Metal giúp tăng cường lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp, điều hòa dòng điện sinh học trong cơ thể. Từ đó, việc chạy bộ cũng như tập luyện của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Đọc thêm bài viết: Công nghệ Aqua Titanium tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Mua sản phẩm Phiten ở đâu?
Phiten hiện nay đã có mặt tại thị trường Việt Nam, và được phân phối độc quyền bởi công ty EFISE Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua được các sản phẩm của Phiten tại Showroom hoặc trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki hoặc tại website chính hãng của Phiten.
- Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Hotline: 035 330 0088
- Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
- Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
- Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
- Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA