Chấn thương thường gặp khi chơi bóng bàn và cách phòng tránh

1 year ago
Mục lục

    Hầu hết những người chơi bóng bàn, kể cả vận động viên chuyên nghiệp đều có thể gặp phải các chấn thương. Phổ biến nhất là chấn thương ở lưng, đầu gối, mắt cá chân và căng cơ ở cổ tay, khuỷu tay, vai, hông. Trong bài viết này, Phiten sẽ mang đến cho bạn những phương pháp để giảm thiểu chấn thương khi chơi bóng bàn.

    1. Các chấn thương bóng bàn thường gặp

    Bóng bàn là môn thể thao có nguồn gốc từ Anh Quốc vào thời Victoria và sau đó được phổ biến trên toàn thế giới. Giải vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại London vào năm 1926, sau đó trở thành một sự kiện Olympic vào năm 1988.

    Đây là một môn thể thao có nhịp độ nhanh, trong đó người chơi phải thực hiện các chuyển động đột ngột xử lý các pha bóng để ghi điểm. Người chơi và yêu thích bóng bàn ở mọi lứa tuổi nhưng kỹ thuật chưa tốt hoặc tập quá nhiều có thể dẫn đến chấn thương. Vì vậy các chuyên gia y tế cũng đưa ra lời khuyên người chơi nên tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp phòng ngừa để hạn chế các chấn thương nghiêm trọng.

    1.1. Chấn thương mắt cá chân

    Phần lớn những người chơi bóng bàn đều trải qua chấn thương ở mắt cá chân hay còn gọi là lật sơ mi cổ chân. Tình trạng khiến xương cổ chân và dây chằng bị giãn, thậm chí rách gây ra những cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và phong độ thi đấu.

    Nguyên nhân chủ quan đến từ việc người chơi phải thực hiện các cú vặn cổ chân để đánh bóng gây ra chấn thương. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một đôi giày phù hợp giúp bạn có sự linh hoạt khi di chuyển. Tốt nhất nên chọn giày thiết kế chuyên biệt cho bóng bàn, có độ bám tốt và thoải mái khi vận động để không bị chấn thương mắt cá chân.

    Phòng tránh chấn thương mắt cá chân bằng băng đai hỗ trợ thường được nhiều người lựa chọn. Bởi chất liệu của băng đai bảo vệ có độ co giãn, giúp cố định mắt cá chân và giảm lực tác động lên mắt cá chân, nhờ đó giảm chấn thương hiệu quả.

    1.2. Chấn thương cổ tay

    Trong bóng bàn, chấn thương cổ tay rất phổ biến vì cổ tay bộ phận khá yếu. Chấn thương cổ tay có nhiều dấu hiệu như đau nhức, sưng cổ tay, cứng khớp, thậm chí bầm tím và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

    Cách để bảo vệ cổ tay của bạn là đeo băng đai hỗ trợ cổ tay. Tương tự như mắt cá chân, cổ tay cũng sẽ được bảo vệ để hạn chế các tác động đến cổ tay gây ra chấn thương.

    1.3. Chấn thương đầu gối

    Chấn thương đầu gối tương tự với bong gân mắt cá chân do các chuyển động nhanh, bất ngờ của người chơi khi thực hiện những cú đỡ giao bóng. Đây là một chấn thương khá phổ biến trong khi chơi bóng bàn.

    Để giảm khả năng bị chấn thương đầu gối, cần có tư thế đúng, bạn nên cúi người, giữ thăng bằng, nghiêng người về phía trước, hai bàn chân hướng về phía trước, cách nhau khoảng hai vai. Điều này giúp bạn có thể di chuyển về phía quả bóng một cách nhanh chóng và an toàn.

    1.4. Chấn thương khuỷu tay

    Chấn thương khuỷu tay thường xảy ra do kỹ thuật sai hoặc mở rộng cánh tay quá nhiều khi thực hiện các cú đánh trái tay. Những người chơi lâu năm vẫn có thể bị chấn thương khuỷu tay do thực hiện một cú đánh quá mạnh.

    Để ngăn ngừa chấn thương khuỷu tay, bạn nên:

    - Nhờ huấn luyện viên của bạn xem xét kỹ thuật chơi của bạn.

    - Nên cầm vợt thoải mái nhưng đủ chặt để vợt không bị văng ra khỏi tay. Nếu cán vợt quá mỏng, bạn nên đổi sang cán vợt lớn hơn vì cán vợt càng mỏng, bạn càng có xu hướng cầm quá chặt

    - Ngừng chơi khi bạn cảm thấy đau khuỷu tay.

    - Thực hiện các bài tập để tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho cẳng tay.

    1.5. Chấn thương vai

    Thông thường, một trong những chấn thương thường gặp khi chơi bóng bàn chính là chấn thương khớp vai. Vai cầm vợt thường phải cử động liên tục dẫn đến các chấn thương như trật khớp vai, rách gân, dây chằng,... Nếu gặp những chấn thương trên, cần nghỉ ngơi, chườm lạnh và dừng chơi ngay lập tức.

    1. Phòng tránh chấn thương bóng bàn

    2.1.Thư giãn cơ thể

    Nhiều chấn thương xảy ra do người chơi cố gắng quá sức để thực hiện một động tác ở cường độ cao. Điều này gây ra tổn thương cho gân, dây chằng và theo thời gian sẽ gây ra các chấn thương.

    Do đó, cần thả lỏng cơ thể và tay nắm vợt không quá chặt. Điều này sẽ giúp những phần cổ tay, cánh tay và hông cũng được thả lỏng và ít lực cản hơn.

    2.2. Tư thế đứng chuẩn

    Một trong những nguyên nhân gây chấn thương bóng bàn là do tư thế người chơi sai dẫn đến mất thăng bằng, từ đó gây ra các chấn thương. Nếu là một người mới, bạn cần tìm hiểu về tư thế đúng khi chơi bóng bàn với hai chân rộng bằng vai, chân phải hơi lùi lại (đối với người chơi thuận tay phải) và nghiêng người về phía trước. Với chân trụ vững vàng, bạn có thể di chuyển sang trái hoặc phải một cách dễ dàng giúp giảm thiểu khả năng bị lật mắt cá chân hoặc ngã.

    2.3. Khởi động - Giãn cơ

    Phần lớn người chơi thường bỏ qua bước khởi động mà bắt đầu trận đấu ngay. Điều này là nguyên nhân hàng đầu gây nên các chấn thương. Khởi động giúp tăng thân nhiệt và sự dẻo dai, linh hoạt của cơ xương khớp để di chuyển tốt hơn. Đồng thời giãn cơ sau khi kết thúc cũng giúp bạn hạn chế các vấn đề như chuột rút vào buổi tối.

     

    Khởi động vai

    Massage các ngón tay

    Massage bắp chân và ngón chân

    Massage khuỷu tay và cánh tay

    Massage, khởi động cổ tay

    Massage khớp gối

    Phiten khuyên bạn nên kết hợp massage cùng với Metax Lotion, một loại dưỡng thể giảm đau được nhiều vận động viên và người Nhật tin dùng. Với công nghệ độc quyền Aqua Titan, Phiten đã hòa tan các kim loại quý và ứng dụng cho tất cả các sản phẩm của mình. Từ đó tạo nên các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đặc biệt, giúp lưu thông khí huyết và hỗ trợ giảm đau về cơ xương khớp hiệu quả. Sử dụng một lượng nhỏ metax lotion, thoa đều lên vùng da cần massage sẽ giúp bạn thư giãn và giảm căng cơ rõ rệt trước hoặc sau mỗi trận đấu.

    Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế chấn thương khi chơi bóng bàn hiệu quả. Liên hệ Phiten ngay để được tư vấn cụ thể về các sản phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất đến từ Nhật Bản nhé!