Tổn thương dây chằng và những điều bạn cần biết

2 years ago
Mục lục

    Dây chằng là vị trí dễ chấn thương khi vận động hoặc chơi thể thao. Nếu bạn không nắm những thông tin về các loại tổn thương dây chằng và các xử trí phù hợp thì chúng có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Cùng Phiten tìm hiểu những thông tin cơ bản về tổn thương dây chằng trong bài viết này nhé!

    1. Các dạng tổn thương dây chằng phổ biến trong thể thao

    Dây chằng là phần mô mềm được tạo từ các sợi collagen rất bền và cứng, chúng được liên kết chặt chẽ với nhau và có tính đàn hồi rất tốt. Dây chằng giữ nhiệm vụ liên kết các khớp của xương với nhau, đồng thời giữ cho chúng được ổn định và bảo vệ đầu khớp khỏi các chuyển động xấu hoặc va chạm. Dây chằng có ở khắp các khớp trên cơ thể, phân bố từ cổ, vai, lưng đến khớp háng, cổ tay, đầu gối,... Tại mỗi vị trí các bó dây chằng có thể có đôi chút khác nhau về hình dáng, kích thương nhưng chúng đều có một đặc điểm chung là dễ bị tổn thương trước các tác động mạnh hoặc chuyển động đột ngột gây sai lệch khớp. Sau đây là một số dạng tổn thương dây chằng phổ biến trong thể thao:

    1.1. Giãn dây chằng

    Giãn dây chằng là loại tổn thương dây chằng thường gặp nhất, đặc biệt là với những người chơi thể thao. Giãn dây chằng là tình trạng xảy ra khi dây chằng bị kéo căng và giãn quá mức, nhưng chưa căng đến mức dẫn đến rách hoặc đứt hoàn toàn. Nhưng vì giãn quá phạm vi có thể đàn hồi của dây chằng khiến chúng mất đi tính co dãn vốn có. Biểu hiện điển hình của giãn dây chằng là đau dữ dội vùng bị tổn thương, kèm với các dấu hiệu khác như sưng nóng khó chịu.

    Đau đầu gối do giãn dây chằng

    Đau đầu gối do giãn dây chằng

    Giãn dây chằng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể khi mà chúng ta vận động với tư thế không đúng hoặc hoạt động cơ quá mức. Khi bị giãn dây chằng tại các khớp đầu gối, khớp cổ tay, khớp háng hoặc khớp vai thì người bệnh sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày.

    1.2. Viêm dây chằng

    Viêm dây chằng hay còn được biết là bệnh đau dây chằng là tình trạng dây chằng bị sưng tấy, đau đớn do vận động quá mức hoặc chấn thương gây căng giãn, tổn thương dây chằng dẫn đến viêm nhiễm. Viêm dây chằng cũng rất phổ biến trong các loại tổn thương dây chằng. Viêm chằng xảy ra ở nhiều vị trí đa dạng trên cơ thể, và tại mỗi vị trí tổn thương chúng lại gây nhiều ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Chẳng hạn, nếu người bệnh bị viêm dây chằng đầu gối thì sẽ khiến khớp gối lỏng lẻo, thường bị khuỵu gối đột ngột khi đang đứng. Hoặc nếu người bị viêm dây chằng khớp háng thì người đó sẽ gặp nhiều khó khăn và đau đớn mỗi khi đi bộ lâu hoặc đau dữ dội mỗi khi leo cầu thang.

    Đầu gối sưng đau do viêm dây chằng

    Thông thường, cơn đau cơ viêm dây chằng là dạng đau cấp tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chúng có thể trở thành tình trạng đau mạn tính. Bệnh này thường gặp ở những người ở độ tuổi trung niên hơn, tuy nhiên điều này không có nghĩa là người trẻ không mắc phải bệnh lý này. Những người trẻ thường làm việc hoặc vận động quá mức cũng sẽ có nguy cơ cao bị viêm dây chằng.

    1.3. Đứt dây chằng

    Đứt dây chằng là tình trạng dây chằng ở khớp bị đứt một phần hoặc hoàn toàn do tác động lực mạnh. Trong đó, đứt dây chằng đầu gối là phổ biến nhất vì thường khi vận động với cường độ cao thì đầu gối là vị trí chịu lực lớn và dễ tổn thương hàng đầu.

    Đứt dây chằng khớp gối là dạng tổn thương dây chằng nghiêm trọng nhất

    Nguyên nhân hàng đầu gây đứt dây chằng liên quan chủ yếu đến các chuyển động xoay hay cắt một cách đột ngột, đây là động tác thường gặp trong những môn thể thao có tính đối kháng cao nhưng bóng đá, võ thuật hoặc bóng rổ.

    2. Những vị trí dây chằng dễ tổn thương

    Trong cơ thể có đến hàng trăm dây chằng, nhưng có một số vị trí khá dễ tổn thương và ảnh hưởng nhiều đến vận động cửa bệnh. Sau đây là một số vị trí tổn thương dây chằng phổ biến trong thể thao:

    2.1. Tổn thương dây chằng đầu gối

    Cấu trúc của khớp gối khá phức tạp, bao gồm xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, mâm đùi, chúng được bao bọc và liên kết bởi các sụn đầu xương, hệ thống gân cơ và dây chằng (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng chéo giữa và dây chằng bên). Khớp gối giữ vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta có thể di chuyển bằng hai chân và gánh chịu sức nặng của toàn bộ phần trên của cơ thể, đây cũng là nguyên nhân mà chúng rất dễ bị tổn thương.

    Chấn thương dây chằng khớp gối do đá bóng

    Trong đó thì dây chằng khớp gối, đặc biệt là dây chằng chéo trước là vị trí dễ tổn thương nhất khi bạn bị chấn thương thể thao hoặc va đập và chuyển động khớp gối bất thường.

    Một số cấp độ thường gặp khi người bệnh bị tổn thương dây chằng khớp gối:

    • Vị trí dây chằng bị tổn thương bị đau và sưng tấy, nhưng khớp vẫn ổn định và chưa bị lỏng lẻo.
    • Vị trí tổn thương xuất hiện vết bầm tím do tụ máu, khớp bắt đầu lỏng lẻo, thiếu ổn định và yếu dần.
    • Người bệnh đau mãn tính và khó khăn khi di chuyển và vận động khớp gối.

    Dấu hiệu nhận biết tổn thương dây chằng đầu gối:

    • Đau dữ dội đầu gối ngay sau khi có chấn thương xảy ra.
    • Trong 24h sau khi có chấn thương xảy ra, khớp gối bắt đầu sưng to và đau mỗi khi cử động chân.
    • Nếu không điều trị, sau 1 tuần người bệnh cảm thấy khớp gối trở nên yếu, lỏng lẻo và kém ổn định. Có thể không còn quá đau nhức nhưng khi đang đứng hoặc đi bộ, người bệnh thường bị khuỵu gối đột ngột không thể kiểm soát được.

    2.2. Tổn thương dây chằng lưng

    Dây chằng lưng dễ bị tổn thương khi vận động quá sức hoặc hoạt động sai tư thế trong thời gian dài. Ngoài ra, những phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ rất cao bị tổn thương dây chằng lưng.

    Khác với các dây chằng tại các vị trí khác trong cơ thể, tổn thương dây chằng lưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh, thậm  chí nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể bị liệt nửa người hoặc một số bộ phận trong cơ thể. Người bị tổn thương dây chằng lưng sẽ bị đau đớn khó chịu, kèm theo triệu chứng cứng cơ cạnh cột sống. Các dấu hiệu sẽ càng rõ nét hơn khi trời chuyển lạnh, cơn đau nhức sẽ thường xuyên và dữ dội hơn.

    Tổn thương dây chằng lưng do bưng vác vật nặng thường xuyên

    Tổn thương dây chằng lưng do bưng vác vật nặng thường xuyên

    Các hoạt động thông thường như đứng, đi bộ hoặc cúi, xoay người đều vô cùng khó khăn với người bệnh. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cả người và chất lượng cuộc sống bị giảm đáng kể.

    2.3. Tổn thương dây chằng cổ tay

    Cổ tay của chúng ta có cấu tạo rất phức tạp với nhiều xương nhỏ và dây chằng liên kết với nhau. Ngoài ra, cổ tay không chịu áp lực quá lớn từ cơ thể như khớp gối nhưng khớp cổ tay lại hoạt động rất nhiều và chịu áp lực từ bên ngoài mỗi khi chúng ta cầm nắm vật nặng hoặc va đập, chống tay khi trượt ngã. Nhưng yếu tố trên dẫn đến tỷ lệ tổn thương dây chằng cổ tay không hề thấp hơn so với tổn thương dây chằng đầu gối.

    Đau cổ tay do tổn thương dây chằng cổ tay

    Đau cổ tay do tổn thương dây chằng cổ tay

    Triệu chứng tổn thương dây chằng cổ tay khá khó phân biệt với các loại chấn thương cổ tay khác. Chúng thường có các dấu hiệu chung như đau nhức, kèm với vết bầm tím và sưng tấy ở vùng cổ tay.

    2.4. Tổn thương dây chằng khớp vai

    Tổn thương dây chằng khớp vai khi khớp vai bị kéo căng quá mức dẫn đến kéo giãn quá mức dẫn đến tổn thương và đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Tình trạng tổn thương dây chằng khớp vai thường gặp ở những người hay mang vác vận nặng trên vai hoặc các vận động viên cử tạ, ném bóng,...

    Đau dây chằng khớp vai do vận động mạnh

    Đau dây chằng khớp vai do vận động mạnh

    3. Xử trí như thế nào khi bị tổn thương dây chằng?

    Tổn thương dây chằng không được điều trị và xử trí đúng cách kịp thời sẽ dễ để lại các biến chứng ảnh hưởng lớn khả năng vận động của bạn. Sau đây là một số điều lưu ý bạn cần nắm để xử lý khi bị tổn thương dây chằng:

    • Khi thấy có dấu hiệu đau nhức khớp dữ dội sau một chuyển động đột ngột hoặc gắng sức quá mức thì bạn cần nghỉ ngơi ngay và hạn chế di chuyển tối đa để tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
    • Dù túi chườm hoặc đá lạnh bọc trong khăn vải và chườm lên vị trí đang đau từ 20 - 30 phút để giảm sưng và đau cho vị trí dây chằng đang tổn thương. Trong 2 - 3 ngày tiếp theo bạn cũng nên tiếp tục chườm lạnh hằng ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.
    • Dùng nẹp hoặc băng đai để cố định khớp tại vị trí dây chằng đang bị tổn thương, tránh cho các chuyển động xấu trong quá trình phục hồi gây chấn thương nghiêm trọng hơn.
    • Khi ngủ nên dùng một chiếc gối nhỏ kê cao vị trí tổn thương lên.

    Chườm đá lên vị trí tổn thương để giảm sưng

    Chườm đá lên vị trí tổn thương để giảm sưng

    Trên đây là một bước mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà để sơ cứu và hỗ trợ cho quá mình phục hồi tổn thương dây chằng. Nhưng lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy đến ngay bác sĩ khi nghi ngờ bản thân bị tổn thương dây chằng để điều trị kịp thời và kê thuốc phù hợp. Bạn không nên chủ quan tự điều trị tại nhà và hậu quả là để lại các di chứng không hề mong muốn.

    4. Làm sao để phòng ngừa tổn thương dây chằng?

    Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để phòng ngừa tổn thương dây chằng

    Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để phòng ngừa tổn thương dây chằng

    Thông thường các tổn thương có thể được điều trị nếu bạn phát hiện và chăm sóc kịp thời. Tuy nhiên, dù vậy thì ít nhiều nó đều ảnh hưởng đến khả năng vận động của bạn sau này. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để hạn chế và phòng ngừa tổn thương dây chằng từ sớm. Dưới đây là một số lưu ý có thể giúp bạn phòng ngừa tổn thương dây chằng:

    • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao hoặc rèn luyện cơ thể.
    • Hạn chế vận động hoặc tập luyện với cường độ cao liên tục trong thời gian dài và không nên tăng cường độ tập một cách đột ngột.
    • Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng khoa học để cơ thể có thể tự phục hồi các tổn thương tốt nhất.
    • Sử dụng băng đai bảo vệ cho các khớp dễ bị tổn thương để hạn chế các chuyển động xấu và hỗ trợ ổn định khớp mỗi khi vận động mạnh.

    Trong các phương pháp trên, thì phương pháp sử dụng băng đai bảo vệ là một phương pháp được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo các vận động viên nên sử dụng để phòng ngừa các chấn thương thể thao. Băng đai bảo vệ có nhiều loại phù hợp với nhiều vị trí khớp khác nhau. Tùy theo môn thể thao bạn theo đuổi ảnh hưởng lớn đến vị trí khớp nào mà bạn có thể lựa chọn loại băng đai cho phù hợp.

    Tham khảo các loại Băng đai bảo vệ Phiten, ở đây!

    Nếu bạn vẫn chưa biết môn thể thao mình đang chơi dễ gây chấn thương ở vị trí khớp nào và nên chọn loại băng đai bảo vệ nào cho phù hợp, thì bạn có thể tham khảo các bài viết về chủ đề các chấn thương thường gặp trong từng môn thể thao của Phiten, Tại đây!

    Kết luận

    Các tổn thương dây chằng đôi khi không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nhưng lại gây cản trở nhiều trong quá trình vận động hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, bạn nên chủ động tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử trí phù hợp.

    Thông tin liên hệ

    ? Hotline: 035 330 0088

    ? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/ 

    ? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    ? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    ?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    ?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    ?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    ?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA