Những điều về đau nhức xương khớp ở người trẻ mà bạn cần biết
Nhiều người cho rằng đau nhức xương khớp chỉ là vấn để của những người lớn tuổi, nhưng thực tế thì căn bệnh này còn phổ biến ở cả những người trẻ. Vậy đau nhức xương khớp ở người trẻ là do đâu và cảnh báo điều gì? Hãy cùng Phiten tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết đau nhức xương khớp ở người trẻ
Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ gây nên những vấn đề xương khớp với biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những người bị đau nhức xương khớp đều có một số triệu chứng điển hình sau đây:
- Đau nhức xương khớp khi di chuyển và cử động.
- Đau nhức sau khi tập luyện và hoạt động trong thời gian dài.
- Vị trí đau thường bị sưng đỏ và cứng khi chạm vào.
- Khả năng vận động của khớp bị giảm suất và kém linh hoạt hơn.
Đau nhức xương khớp khi vận động
2. Nguyên nhân gây ra bệnh đau nhức khớp ở người trẻ tuổi?
Đau nhức xương khớp là vấn đề vô cùng phổ biến ở người trung niên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng này càng trẻ hóa khiến nhiều chuyên gia y tế phải lo ngại. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do tính chất công việc, lối sống, thói quen sinh hoạt và tiền sử gia đình:
2.1. Thừa cân và béo phì
Cân nặng là vấn đề liên quan trực tiếp đến các bệnh lý xương khớp. Người bị thừa cân thì áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và cột sống sẽ càng cao. Vì vậy, làm tăng nguy cơ thoái hóa sụn ở các khớp này gây đau nhức xương khớp mỗi khi cử động.
Đau nhức xương khớp do thừa cân
2.2. Ít vận động
Lối sống ít vận động do tính chất công việc phải ngồi nhiều giờ ở văn phòng. Vì vậy, mà ngày càng nhiều người có thời gian đển rèn luyện và tập luyện thể thao thường xuyên. Điều này khiến cho cơ xương khớp của bạn trở nên cứng, giảm độ dẻo dai và linh hoạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng xương khớp ở người trẻ tuổi.
2.3. Tập luyện quá sức
Ngược với nguyên nhân trên thì tập luyện quá nhiều với cường độ cao khiến cơ xương khớp của bạn bị căng thẳng do quá sức chịu đựng của nó. Thêm vào đó, việc lặp đi lặp lại một số động tác vận động ở cùng một khớp cũng gây tăng nguy cơ tổn thương dây chằng, sụn khớp gây đau nhức xương khớp.
2.4. Liên quan đến gen di truyền
Một số người có các khiếm khuyết về gen di truyền khiến họ có nguy cơ dễ bị viêm khớp và thoái hóa khớp ngay cả khi còn trẻ so với những người bình thường. Bạn có thể nhận biết được vấn đề này nếu trong gia đình bạn có người bị thoái hóa khớp khi còn trẻ.
2.5. Người có tiền sử chấn thương cơ xương khớp
Người từng bị chấn thương thể thao hoặc tai nạn gây tổn thương cơ xương khớp, bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp và tái phát nhiều lần hoặc thoái hóa khớp. Ví dụ, bạn thường bị trật khớp khi chơi thể thao thì bạn sẽ có nguy cơ bị viêm khớp hơn so với những người khác.
Tiền sử chấn thương xương khớp
3. Đau nhức xương khớp ở người trẻ cảnh báo bệnh lý gì?
Hầu hết người trẻ tuổi đều có tâm lý khá chủ quan trước tình trạng đau nhức xương khớp của mình. Thế nhưng, vấn đề này có thể là dấu hiệu để cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm hiểm về xương khớp:
3.1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị hao mòn hoặc tổn thương theo thời gian. Chính vì vậy, bệnh này thường sẽ gặp nhiều ở người lớn tuổi, tuy nhiên một tình trạng báo động hiện này là ngày càng nhiều người trẻ gặp phải vấn đề này do các lối sống không lành mạnh như nghiện bia rượu, thuốc lá, ăn uống không điều độ và ít vận động.
Đau khớp gối do thoái hóa khớp
Trước khi bị đau nhức xương khớp, bạn có thể sẽ bị cứng khớp và làm giảm độ linh hoạt của khớp khi vận động.
3.2. Viêm khớp
Hầu hết các loại viêm khớp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp, thường phổ biến hơn ở người trung niên và lớn tuổi. Nhưng bệnh viêm khớp cũng xảy ra ở người trẻ tuổi. Người bị viêm khớp thì vị trí đau thường sưng đỏ và cứng. Cơn đau thường âm ỉ kể cả khi nghỉ ngơi, nhưng đặc biệt trở nên dữ dội khi bạn di chuyển.
Trong các loại viêm khớp thì viêm khớp dạng thấp có lẽ là loại phổ biến nhất ở người trẻ tuổi. Đây là bệnh lý tự miễn, gây nên do rối loạn điều hòa miễn dịch trong cơ thể, khiến bạch cầu hiểu nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh trong cơ thể là tác nhân gây hại sâm nhập, gây nên tình trạng sưng viêm.
3.3. Bệnh Gout
Cứ 4 người đi khám bệnh xương khớp ở độ tuổi từ 30 - 40 tuổi, thì có đến 1 - 2 người được chẩn đoán là bị bệnh Gout hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh bệnh Gout. Điều không may là tỉ lệ này ngày càng tăng với độ tuổi đang được trẻ hóa dần. Vấn đề này được cho là đến thói quen ít vận động và chế độ ăn uống không hợp lý với quá nhiều đạm.
So với những bệnh lý xương khớp khác thì bệnh Gout ở giai đoạn đầu và giai đoạn “im lặng” trước cơn Gout cấp khá là khó để nhận biết và chẩn đoán sớm, trừ khi bệnh nhân được tầm soát định kỳ.
Hạt Tophi do bệnh Gout gây nên
4. Phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi
4.1. Quản lý cân nặng của bạn
Cân nặng của bạn có thể có tác động lớn đến các triệu chứng đau nhức xương khớp. Khi trọng lượng cơ thể thăng thì áp lực lên các khớp của bạn cũng tăng theo.
Các hướng dẫn từ Tổ chức Viêm khớp và Thấp khớp Hoa Kỳ (ACR / AF) đặc biệt khuyến cáo bạn nên giảm cân nếu bạn bị viêm khớp và thừa cân hoặc béo phì.
Nếu cần thiết, bạn có thể liên hệ với Bác sĩ để giúp bạn đặt cân nặng mục tiêu và thiết kế một chương trình để giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Giảm cân có thể giúp bạn cải thiện một số vấn đề về xương khớp:
- Cải thiện khả năng linh hoạt và dẻo dai khi bạn di chuyển.
- Giảm đau xương khớp
- Ngăn ngừa bệnh lý xương khớp trong tương lai.
4.2. Tập luyện thể thao thường xuyên
Nếu bạn thường bị đau nhức xương khớp thì tập thể dục có thể giúp bạn:
- Kiểm soát cân nặng của bạn
- Giữ cho các khớp của bạn luôn linh hoạt
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp của bạn.
Một số loại hình thể thao như đạp xe, chạy bộ, yoga và bơi lội có thể hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong các vấn đề xương khớp.
Tập luyện thể thao thường xuyên để ngăn ngừa đau xương khớp
4.3. Sử dụng băng dán cơ thể thao khi tập luyện thể thao
Băng dán cơ thể thao có công dụng cố định khớp và tăng tạo khoảng trống trong khớp giúp hoạt động của của khớp được ổn định trong quá trình chơi thể thao. Bên cạnh đó, băng dán cơ cũng hỗ trợ phân bố đồ đều lực lên các nhóm cơ xung quanh, giúp giảm áp lực lên khớp. Chính vì vậy, băng dán cơ thể thao có thể giúp bạn phòng ngừa được chấn thương thể thao không mong muốn. Từ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức xương khớp do chấn thương.
Bên cạnh đó, với băng dán cơ thể thao Phiten nhờ công nghệ AQUA TITANIUM độc quyền. Với công nghệ này, khi sử dụng băng dán cơ thì cơ bắp của bạn sẽ được kích thích và tăng hiệu quả vận động. Nhờ công nghệ này sẽ kích hoạt dòng điện sinh hoạt trong cơ thể và tăng cường tuần hoàn trong cơ thể.
Mua ngay: Băng dán cơ thể thao Phiten
4.4. Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Một chế độ ăn với nhiều rau củ và hoa quả tươi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Bên cạnh đó, chế độ ăn với nhiều thực phẩm chống oxy hóa, cũng góp phần loại bỏ các gốc tự do và giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.
Mặt khác, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa và ăn nhiều đường hoặc muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau xương khớp của bạn, đặc biêt là do nguyên nhân viêm khớp và bệnh Gout.
Chế độ ăn lành mạnh
Các nghiên cứu về bệnh lý xương khớp hiện tại không khuyến cáo dùng vitamin D hoặc chất bổ sung dầu cá như một phương pháp điều trị, nhưng tiêu thụ thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng này như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể góp phần cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
5. Kết luận
Phiten mong rằng bài viết này có thể bạn có thêm nhiều thông tin về tình trạng đau nhức xương khớp và giúp ngăn ngừa nó hiệu quả. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè của mình cùng đọc nhé!
Thông tin liên hệ
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA