Những điều cần biết trước khi tự chữa bong gân chân tại nhà
Bong gân, đặc biệt là bong gân cổ chân là loại chấn thương vô cùng phổ biến trong thể thao và cuộc sống hằng ngày. Tuy bong gân là chấn thương không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều loại chấn thương dây chằng nghiêm trọng. Vì vậy, trước khi áp dụng các cách chữa bong gân chân tại nhà thì bạn cần phải hiểu rõ về loại chấn thương này trước.
1. Nguyên nhân của bong gân là gì?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bong gân, đặc biệt là bong gân chân là do các tác nhân bên ngoài khiến cho dây chằng và gân ở khớp bị kéo căng quá mức dẫn đến giãn, rách hoặc đứt hoàn toàn. Khi dây chằng hoặc gân bị tổn thương thì sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, bầm tím và đau nhức dẫn đến bong gân.
Có nhiều nguyên khác nhau dẫn đến bong gân chân
Tuy nhiên, lại có nhiều nguyên nhân và yếu tố bên ngoài khác nhau dẫn đến tình trạng giãn dây chằng và bong gân:
- Tình trạng thể chất kém - Các nghiên cứu cho thấy thì những người thể lực kém hoặc yếu thì sẽ rất dễ bị bong gân, đặc biệt là bong gân chân vì khi cơ thể bị yếu thì các cơ, dây chằng và gân đều trở nên kém bền và dễ bị chấn thương hơn.
- Tập luyện thể thao khi đang mệt mỏi - Khi cảm thấy mệt mỏi đồng nghĩa với việc cơ thể đang bị thiếu năng lượng hoặc đã làm việc quá sức. Nếu chúng ta tập luyện hoặc vận động mạnh khi đang mệt mỏi thì sẽ gây nên tình trạng căng thẳng do gia tăng áp lực lên cơ xương khớp, dẫn đến các chấn thương cơ, gân và dây chằng.
- Không khởi động hoặc khởi động không đúng cách - Chắc hẳn ai cũng biết được tầm quan trọng của việc khởi động đối với cơ thể và lợi ích của nó đối với việc hạn chế và phòng ngừa chấn thương. Chính vì vậy, việc không khởi động hoặc khởi động không đúng cách và đầy đủ sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ chấn thương, đặc biệt là bong gân cao hơn.
- Điều kiện môi trường làm việc và sinh hoạt không tốt - Việc tiếp xúc với các bề mặt khấp khiễng, dốc hoặc trơn trượt sẽ khiến bạn dễ bị té ngã và bong gân chân hơn.
- Phụ kiện thể thao không đảm bảo an toàn - Không sử dụng các trang bị hoặc phụ kiện thể thao, hoặc sử dụng các phụ kiện không đảm bảo chất lượng và tính an toàn sẽ khiến bạn dễ bị bong gân chân hơn.
2. Nhận biết các triệu chứng của bong gân chân
Nhận biết chính xác các triệu chứng và mức độ chấn thương khi bị bong gân chân sẽ giúp bạn chọn lựa được cách chữa bong gân chân tại nhà phù hợp và hiệu quả hơn.
Triệu chứng điển hình của bong gân chân
Các triệu chứng điểm hình khi bị bong gân, đặc biệt là bong gân chân bao gồm:
- Đau nhức vùng dây chằng bị tổn thương dữ dội - Các cơn đau thường đến rất bất ngờ khiến người bệnh khó chịu, thậm chí đôi khi nghiêm trọng thì người bệnh có thể khó di chuyển hoặc không thể đi lại được do quá đau đớn.
- Các vết sưng tấy và bầm tím - Khi bị bong gân thì chân bạn sẽ thường xuất hiện các vết sưng tấy, bầm tím ở ngay khớp đang chấn thương. Đây là một trong các dấu hiệu khá rõ ràng của tình trạng bong gân chân.
- Màu da vùng bị bong gân thay đổi - Da vùng bị bong gân thường bị lộ rõ gân và chuyển sang màu tái xanh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không xuất hiện dấu hiệu này.
Khi bị bong gân thì cổ chân thì sưng tấy và bầm tím
Các mức độ tổn thương của bong gân chân
Bong gân chân cũng có nhiều mức độ tổn thương khác nhau:
- Mức độ nhẹ - Người bệnh thường không quá đau đớn, nhưng vẫn khá khó để có thể đi lại bình thường. Đa số đều sẽ xuất hiện các vết sưng và bầm nhẹ xung quanh cổ chân. Mức độ tổn thương này tương đối nhẹ và không nguy hiểm vì dây chằng và gân chỉ căng hoặc giãn quá mức, chưng có tình trạng rách hoặc đứt.
- Mức độ trung bình - Những vết sưng thường lớn hơn, người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội từng cơn mỗi khi cử động. Đây là trường hợp chấn thương khá nghiêm trọng, có thể đã xuất hiện tình trạng rách hoặc đứt gân và dây chằng.
- Mức độ nghiêm trọng - Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất khi bị bong gân. Người bệnh hầu như không thể di chuyển được, dây chằng hoặc gân gần như đã đứt hoàn toàn ở một số vị trí, khớp trở nên lỏng lẻo.
3. Bong gân có cần thiết phải điều trị không?
Đa số trường hợp bị bong gân chân thì thường xảy ra ở mức độ nhẹ nên người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các cách chữa bong gân tại nhà như chườm lạnh, nghỉ ngơi, băng ép và hạn chế đi lại.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bong gân ở mức độ tổn thương trung bình và nghiêm trọng thì bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để chữa trị càng sớm càng tốt để hạn chế tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn và không thể điều trị hoàn toàn sau này.
4. Những cách chữa bong gân chân tại nhà hiệu quả
4.1. Áp dụng phương pháp RICE để chữa bong gân chân tại nhà
Phương pháp R - I - C -E (Rest - Ice - Compression - Elevation) vừa là một biện pháp sơ cứu, vừa là một cách chữa bong gân chân tại nhà hiệu quả đối với những trường hợp bị bong gân vừa và nhẹ.
Nghỉ ngơi (Rest)
Nguyên tắc quan trọng nhất để chăm sóc và chữa trị khi bị bong gân chính là “nghỉ ngơi”. Vì khi bị chấn thương thì gân và dây chằng của chúng ta cần có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi lại các tổn thương. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không có nghĩa là bất động hoàn toàn, bạn có thể thỉnh thoảng di chuyển nhẹ nhàng để máu vẫn có thể lưu thông tốt và hạn chế tình trạng cứng khớp do thời gian dài không vận động.
Chườm lạnh (Ice)
Đối với tình trạng bong gân chân thì chườm lạnh là một trong các phương pháp vô cùng hiệu quả. Nhiệt độ lạnh có thể giúp mạch máu co lại, từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm và đau nhức. Lưu ý khi chườm lạnh bạn không nên để đá trực tiếp lên da mà nên bọc đá lạnh trong một chiếc khăn mỏng hoặc túi chườm lạnh chuyên dụng. Sau khi bị bong gân, người bệnh cần chườm lạnh mỗi ngày từ 2 - 3 lần và mỗi lần từ 15 - 20 phút để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.
Chườm lạnh là một trong các phương pháp vô cùng hiệu quả giúp giảm đau khi bị bong gần
Băng ép (Compression)
Băng ép là một phương pháp hiệu quả để giúp ổn định khớp, hạn chế tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn. Điều này là điều bắt buộc bất kỳ ai bị bong gân đều cần áp dụng để thúc đẩy quá trình phục hồi và hỗ trợ cho các phương pháp điều trị khác đạt hiệu quả hơn.
Nếu bạn không biết sử dụng các loại băng gạc cố định chuyên dụng thì các băng đai bảo vệ khớp như băng đai bảo vệ cổ chân là một trong các biện pháp thay thế vô cùng hữu dụng. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng băng đai bảo vệ Phiten với công nghệ AQUA TITANIUM thì khớp của bạn không chỉ được cố định mà hệ tuần hoàn đến khớp đang bị tổn thương cũng được cải thiện đáng kể, nhờ vậy mà thời gian phục hồi sẽ được rút ngắn đáng kể và hạn chế được tình trạng cứng khớp hiệu quả.
Tham khảo thêm - Băng đai bảo vệ cổ chân Phiten, tại đây!
Kê cao chân bị thương (Elevation)
Khi bị bong gân chân thì người bệnh cần kê cao vị trí bị chấn thương lên cao hơn so với mức tim khi nằm, đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm. Vì việc này sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc lưu thông máu đến vùng khớp đang bị tổn thương, từ đó giúp cải thiện tình trạng sưng tấy, bầm tím và phù nề khớp khớp.
Kê cao chân khi nằm sẽ giúp cải thiện tuần hoàn ở vùng đang bị chấn thương
Phương pháp RICE này không chỉ là cách chữa bong gân tại nhà, mà ngay cả với tình trạng bong gân nghiêm trọng được điều trị và phẫu thuật thì bác sĩ cũng sẽ khuyên bệnh nhân sau khi xuất viện nên áp dụng phương pháp này để hỗ trợ cho quá trình điều trị tốt hơn.
4.2. Cách chữa bong gân chân tại nhà theo kinh nghiệm dân gian
Bên cạnh các phương pháp điều trị và giảm đau cơ học thông thường, thì theo kinh nghiệm dân gia và y học cổ truyền thì có một số bài thuốc có hiệu quả rất tích cực trong việc điều trị các chứng sưng viêm, tổn thương xương khớp, trong đó có cả bong gân. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau đây để giúp giảm đau và hỗ trợ quá trình phục hồi khi bị bong gân.
Các bài thuốc dân gian có thể giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bong gân
Bài thuốc bao gồm: lá chìa vôi, dây đau xương, lá thầu dầu, lá bạc thau, lá ngải cứu, lá cúc tần và lá náng hoa trắng. Chuẩn bị mỗi loại khoảng một nắm lá tương đương với khoảng 100 gram. Rửa sạch chúng rồi đem giã nát và hòa với một chút rượu trắng hoặc giấm. Cho hỗn hợp lên một chiếc chảo sạch và sao nóng lên rồi đắp lên bị trí khớp đang bị bong gân. Kiên trì đắp mỗi ngày để thấy hiệu quả ít nhất trong 3 - 5 ngày.
4.3. Sử dụng các loại thuốc giảm đau NSAID
Một biện pháp nữa để chữa bong gân tại nhà là sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAID. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng không thể giúp bạn trị khỏi hoàn toàn các tác nhân gây bong gân. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng thuốc mà không phối hợp với các phương pháp chăm sóc và bảo vệ khớp khác thì hầu như tình trạng bong gân của bạn sẽ không thể khỏi được.
Ngoài ra, các thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là cho tiêu hóa. Vì vậy, bạn không nên sử dụng chúng nếu bạn đang bị các chứng như trào ngược dạ dày - thực quản, ợ chua, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử dị ứng với nhóm thuốc này.
Kết luận
Thông thường, đối với các trường hợp bị bong gân vừa và nhẹ thì sau 3 - 5 ngày thực hiện các cách chữa bong gân tại nhà thì các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể hoặc thậm chí là hoàn toàn. Tuy nhiên, sau 3 ngày thực hiện các biện pháp trên đều đặn mà bạn vẫn thấy đau nhức và không cải thiện gì thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và để lại các di chứng không mong muốn.
Thông tin liên hệ
? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA