Những điều cần biết để điều trị bệnh mất ngủ
Ngủ ngon là một phần quan trọng để bạn có thể duy trì một sức khỏe khỏe mạnh. Nếu bạn thấy mình khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ suốt đêm, đây có thể là dấu hiệu của chứng mất ngủ. Mất ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi suốt cả ngày và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm , béo phì , bệnh tim và tiểu đường cao hơn. Vì vậy, việc hiểu biết về các cách điều trị bệnh mất ngủ sẽ giúp bạn phần nào phòng ngừa được các bệnh lý nguy hiểm này.
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng rối loạn trong giấc ngủ, những người bị rối loạn giấc ngủ thì thường mắc phải các triệu chứng sau đây:
- Cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc cả hai.
- Thức dậy sau vài giờ ngủ và cảm thấy không thoải mái.
- Cảm thấy mệt mỏi và khó có thể hoạt động bình thường suốt cả ngày.
Chất lượng giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Không ngủ được thường xuyên có thể gây ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất, chưa kể đến chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ
Không ngủ đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn, chưa kể đến mất ngủ còn gây giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi rã rời và không thể tập trung làm bất kỳ việc gì được. Các nghiên cứu cho thấy có đến một phần ba số người lớn tuổi gặp một trong số các triệu chứng của mất ngủ và 6 - 10% người lớn tuổi có các triệu chứng nghiêm trọng và đủ điều kiện để được chẩn đoán là rối loạn chất ngủ.
Thông thường, người lớn cần ngủ khoảng bảy đến chín giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào lối sống và một số yếu tố cá thể khác. Nhu cầu ngủ của bạn cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Quan trọng hơn số lượng thì chất lượng giấc ngủ mới là giá trị đánh giá bạn có ngủ đủ không.
Các triệu chứng mất ngủ
Thường xuyên thức giấc giữa đêm
Bạn có thể tự đánh giá chứng mất ngủ bằng các triệu chứng sau một cách thường xuyên, thậm chí là hằng ngày :
- Thức dậy quá sớm và thấy mình không thể ngủ lại được.
- Thường xuyên trằn trọc về đêm và lo lắng mình sẽ không ngủ được.
- Bạn có thể ngủ được nhưng giấc ngủ của bạn thường xuyên bị gián đoạn hoặc đứt quãng
- Khó ngủ lại sau khi thức giấc giữa đêm
Bởi gì mất ngủ hoặc không ngủ đủ giấc đêm trước mà ngày hôm sau bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, khó kiểm soát cảm xúc và kém tập trung và khó để ghi nhớ một điều gì đó.
Các loại mất ngủ
Mất ngủ mãn tính thường gặp ở người già
Các chuyên gia mô tả chứng mất ngủ theo một số cách khác nhau, tùy thuộc vào các đặc điểm cụ thể của nó:
- Mất ngủ cấp tính (Acute insomnia) - Tình trạng khó ngủ ngắn hạn thường kéo dài không quá vài tuần.
- Mất ngủ mãn tính (Chronic insomnia) - Chứng mất ngủ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn từ 3 ngày trở lên mỗi tuần một cách thường xuyên, thường là trong khoảng thời gian 3 tháng hoặc lâu hơn.
- Mất ngủ thoáng qua (Onset insomnia) - Tình trạng khó đi vào giấc ngủ có thể xảy ra do sử dụng caffeine, các triệu chứng sức khỏe tâm thần hoặc các tác nhân gây mất ngủ thông thường khác, nhưng nó cũng có thể phát triển với các chứng rối loạn giấc ngủ khác.
- Mất ngủ duy trì (Maintenance insomnia) - Tình trạng khó ngủ hoặc thường xuyên thức dậy quá sớm. Loại mất ngủ này có thể liên quan đến các triệu chứng sức khỏe cơ bản và sức khỏe tâm thần khiến bạn nằm thao thức và nếu bạn lo lắng rằng bạn sẽ không ngủ đủ giấc có thể khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
- Mất ngủ về hành vi thời thơ ấu (Behavioral insomnia of childhood) - Liên quan đến việc thường xuyên khó ngủ, không chịu đi ngủ hoặc cả hai. Trẻ em mắc chứng này thường được hưởng lợi từ việc học các chiến lược tự xoa dịu bản thân và tuân theo thói quen ngủ đều đặn
Nguyên ngủ của mất ngủ
Để phòng ngừa cũng như biết được các cách điều trị bệnh mất ngủ thì bạn cần biết được các nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.
Mất ngủ có thể là do các nguyên nhân nguyên phát (vô căn) hoặc thứ phát (bệnh kèm theo).
Chứng mất ngủ nguyên phát không xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần hay sức khỏe. Ngược lại, mất ngủ thứ phát liên quan đến các nguyên nhân cơ bản, bao gồm:
- Các chấn thương hoặc tổn thương gây đau đớn về mặt thể xác
- Tình trạng sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng
- Làm việc ca đêm
- Một số thuốc hoặc chất kích thích thần kinh
- Các bệnh lý như đái tháo đường, ung thư hay bệnh tim mạch cũng gây mất ngủ.
Cách điều trị bệnh mất ngủ
Tùy thuộc vào mức độ của chứng mất ngủ mà có một số liệu pháp, thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc những cách điều trị bệnh mất ngủ khác nhau.
Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy - CBT)
Các nhà nghiên cứu đến từ trường The American College of Physicians (ACP) khuyến cáo sử dụng “Liệu pháp nhận thức hành vi - CBT” như là một liệu pháp điều trị đầu tay cho chứng mất ngủ ở người lớn tuổi. Cụ thể đó chính là phương pháp CBT - I, phương pháp này tập trung vào khám phá và đánh giá những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi xung quanh giấc ngủ. Từ đó, các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho bạn cách kiềm chế những suy nghĩ không xác định hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Thuốc và thực phẩm chức năng
Một số hoạt chất thường được bác sĩ chỉ định để điều trị chứng mất ngủ, chẳng hạn như là: eszopiclone, zolpidem, triazolam,... Sử dụng các thuốc ngủ mà không được sử chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, bạn rất có khả năng sẽ bị lạm dụng thuốc và gây nhiều hậu quả đáng tiếc.
Sử dụng thuốc ngủ có thể mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn
Hiện nay, có một loại hoạt chất rất được các nước tiên tiến trên thế giới ưa chuộng để điều trị mất ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ cấp tính hoặc mất ngủ do jet lag (lệch múi giờ), đó chính là melatonin. Đây là một loại hormone có được tiết ra bởi tuyến tùng, có chức năng điều hòa giấc ngủ. Các nghiên cứu cho thấy, những người bị rối loạn thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể giảm so với người bình thường. Việc sử dụng melatonin được đánh giá là khá an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn.
Tập thể dục phù hợp
Việc tập thể dục hằng ngày giúp bạn giải tỏa được các căng thẳng và thư giãn cơ bắp, mang đến tác dụng tích cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Từ đó mà chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn.
Tuy nhiên, việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường tiết hormone endorphin, chất gây kích thích và hưng phấn thần kinh. Vì vậy, với một số người bận rộn họ thường có thói quen tập thể dục vào buổi tối, khi mà tất cả công việc hằng ngày đã hoàn thành. Việc này sẽ khiến thần kinh trung ương của bạn bị kích thích và tỉnh táo, làm bạn rất khó để đi vào giấc ngủ. Vì vậy, bạn nên tập thể dục vào ban ngày, đặc biệt là vào sáng sớm. Nếu bạn quá bận rộn để tập thể dục vào ban ngày, thì bạn có thể tập thể dục buổi tối, tuy nhiên bạn nên lựa chọn các môn thể thao có cường độ thấp và nhẹ nhàng như các bài tập giãn cơ, thiền, yoga và tốt nhất là nên tập cách giờ đi ngủ ít nhất là 2 giờ.
Sử dụng tinh dầu
Tinh dầu giúp bạn dễ ngủ hơn
Một nghiên cứu systematic review của 12 nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 đã cho thấy việc sử dụng tinh dầu hoặc các liệu pháp mùi hương khác có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Một số loại tinh dầu được khuyến cáo là tốt cho giấc ngủ của bạn như là:
- Cúc la mã
- Tuyết tùng
- Hoa Oải hương
- Gỗ Đàn hương
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Những gì bạn ăn và uống cũng có thể đóng góp một phần vào chất lượng giấc ngủ của bạn. Ăn uống lành mạnh có nhiều lợi ích, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn không ăn nhiều bữa trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
Giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất khi bạn sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine. Đây đều là chất gây kích thích và hưng phấn thần kinh khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Hãy tránh uống caffeine sau 15 giờ chiều nếu bạn muốn đi ngủ vào lúc 21 - 22 giờ tối.
Một trong những cách điều trị bệnh mất ngủ phổ biến nhất là uống sữa ấm hoặc trà hoa cúc trước khi đi ngủ. Cả hai đều được cho là có tác dụng lên thần kinh trung ương giúp bạn dễ ngủ hơn.
Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp
Có thể bạn sẽ tự hỏi liệu tư thế ngủ sẽ liên quan gì đến vấn đề mất ngủ. Đúng vậy, có thể tư thế ngủ sẽ không liên quan trực tiếp đến tình trạng mất ngủ nhưng nó lại liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn
Chắc hẳn, nếu bạn từng bị mất ngủ thì bạn sẽ nhận thấy bạn sẽ thường xuyên loay hoay để lựa chọn một tư thế ngủ thoải mái nhưng dù nằm thế nào cũng không thể khiến bạn thoải mái. Hoặc có thể bạn đã đi vào giấc ngủ nhưng lại thức dậy giữa đêm vì đau nhức cổ, hoặc khó thở. Một tư thế ngủ không tốt không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp của bạn mà còn khiến bạn ngưng thở khi ngủ.
Đọc thêm bài viết: Chìa khóa khắc phục chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy
Mỗi người sẽ có một tư thế ưa thích nhất định, ngay cả khi thời gian đi ngủ của bạn có thể thay đổi từng đếm hoặc thời gian thức dậy khác nhau, thì tư thế ngủ của bạn có thể vẫn sẽ cố định. Vì vậy, nếu bạn có một tư thế ngủ tốt thì không sao, nhưng tư thế ngủ của bạn không đúng thì sẽ vô cùng khó khăn để có thể thay đổi được.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại, hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho giấc ngủ và tư thế ngủ của bạn. Nổi bật trong đó chính là gối Memory Foam, gối được tạo từ bọt polyurethane có cấu trúc xốp với tính đàn hồi cực cao. Khi bạn nằm lên gối, áp lực sẽ làm gối thay đổi hình dạng ôm sát theo đường viền đầu của bạn. Vì vậy, dù bất kề tư thế ngủ nào kể cả nằm nghiêng hay nằm thẳng thì những chiếc gối Memory Foam cũng sẽ giúp bạn có một giấc ngủ tuyệt vời. Ngoài ra, nhờ vào cấu trúc xốp và các hạt rời nhau nên gối có các lỗ nhỏ li ti giúp việc lưu thông gió được dễ dàng, không gây nóng và bí bách khi ngủ, đặc biệt thích hợp với nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Cấu tạo của gối Phiten Star Series Aqua - Gold Shiatsu Zero Feeling
Với gối Memory Foam của nhà Phiten - Gối Phiten Star Series Aqua - Gold Shiatsu Zero Feeling sử dụng công nghệ Aqua - Gold với công dụng kháng khuẩn, ngăn mùi giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn hiệu quả hơn.
Mua ngay: Gối Phiten Star Series Aqua - Gold Shiatsu Zero Feeling
Kết luận
Chứng mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Khi đã thực hiện các cách điều trị bệnh mất ngủ tại nhà mà bạn vẫn không thấy cải thiện nhiều thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Vì bên cạnh các yếu tố về tuổi tác, tâm lý hoặc hormone trong cơ thể thì bệnh mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như đái tháo đường, trào ngược dạ dày, suy nhược thần kinh và bệnh lý tim mạch.
Thông tin liên hệ:
- Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Website: https://www.phiten.vn/
- Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
- Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
- Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA