Một số dấu hiệu không thể bỏ qua của Hội chứng ống cổ chân
Hội chứng ống cổ chân là tình trạng đau ở vùng cổ chân do sự chèn ép các dây thần kinh đi qua khu vực này, đặc biệt là thần kinh chày sau. Vậy cụ thể Hội chứng ống cổ chân gây nên những triệu chứng gì? Hội chứng này có điều trị được không? Bạn sẽ có được câu trả lời ngay trong bài viết này của Phiten.
1. Hội chứng ống cổ chân là gì
Trước hết để hiểu hơn về Hội chứng ống cổ chân bạn cần hiểu về cấu trúc và giải phẫu của ống cổ chân hay còn được gọi là đường hầm cổ chân. Đây là cấu trúc nằm ở mặt trong của mắt cá chân, được bảo vệ bởi một lớp các dây chằng - gọi là võng mạc cơ gấp. Còn đường hầm cổ chân lại giữ nhiệm vụ bao bọc và che chở cho những cấu trúc dễ tổn thương bên trong chúng, bao gồm dây thần kinh chày sau, tĩnh mạch, động mạch.
Cấu trúc, giải phẫu của đường hầm cổ chân
Hội chứng ống cổ chân hay hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng diễn ra khi có các tổn thương hoặc sự chèn ép xảy ra trên dây thần kinh chày sau. Đây chính là một nhánh của dây thần kinh tạ, nó giữ vai trò là trung tâm cảm giác và điều khiển các hoạt động của cổ chân và bàn chân. Vì vậy, khi dây thần kinh này bị chèn ép trong hội chứng ống cổ chân thì các hoạt động của cổ chân và bàn chân sẽ bị rối loạn và đau đớn khi vận động.
Hội chứng ống cổ chân chủ yếu chỉ xảy ra ở những người trưởng thành. Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ em hoàn toàn không mắc phải hội chứng này.
2. Nguyên nhân gây nên hội chứng ống cổ chân
Nguyên nhân trực tiếp gây nên hội chứng ống cổ chân là do tình trạng chèn ép lên thần kinh chày sau và các nhánh của nó chạy dọc trong đường hầm cổ chân. Tuy nhiên, nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng này lại liên quan trực tiếp đến các chấn thương ở cổ chân, như bong gân hoặc gãy xương. Các chấn thương này làm tổn thương dây chằng và tăng áp lực lên đường hầm cổ chân, từ đó gián tiếp gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh chày sau.
Bong gân là một trong các nguyên nhân gây hội chứng ống cổ chân
Tuy nhiên, ngoài chấn thương thì còn một số nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ chân, bao gồm:
- Hội chứng bàn chân bẹt.
- Tăng sinh xương ở ống cổ chân thể lành tính.
- Giãn tĩnh mạch chi dưới, kéo theo giãn tĩnh mạch xung quanh dây thần kinh chày.
- Khối u mỡ lân cận ống cổ chân.
- Các dạng viêm khớp ở cổ chân.
- Mang giày không phù hợp với kích cỡ bàn chân khiến các chuyển động của bàn chân làm tăng áp lực lên cổ chân.
- Tổn thương dây thần kinh do các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
- Chân bị sưng phù do mang thai hoặc bệnh gan.
Các đối tượng dễ mắc mắc hội chứng ống cổ chân
Có một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ chân cao hơn những người khác rất nhiều:
- Các vận động viên hoặc người thường xuyên chơi thể thao.
- Người phải lao động tay chân nhiều và liên tục.
- Những người thừa cân, béo phì.
- Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp hoặc viêm bao gân.
- Người có cấu trúc bàn chân phẳng hơn so với những người khác, hay chính là hội chứng bàn chân bẹt.
3. Dấu hiệu cảnh báo của hội chứng ống cổ chân
Để nhận biết bạn có thể đang mắc hội chứng ống cổ chân không và tránh nhầm lẫn với các loại chấn thương hoặc bệnh lý khác ở cổ chân, bạn có thể kiểm tra xe bản thân có các triệu chứng dưới đây không:
- Thường xuyên bị tê bì hoặc dị cảm, ngứa râm ran và đau buốt ở vùng cổ chân, rồi lan dọc xuống cả lòng bàn chân.
- Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, tăng lên nhiều lần mỗi khi cố gắng di chuyển hoặc cử động cổ chân. Các cơn đau cũng tập trung chủ yếu về đêm.
- Cơn đau sẽ có xu hướng giảm nhẹ hoặc mất hẳn khi người bệnh nghỉ ngơi và thả lỏng cổ chân.
- Ảnh hưởng đến khả năng vận động của bàn chân và cổ chân, khiến dáng đi của người bệnh trở nên bất thường. Một số đối tượng nghiêm trọng có thể bị liệt một bên bàn chân tạm thời.
- Thử dấu hiệu Tinel - dùng búa gõ từ từ theo hướng từ trên xuống dưới, dọc theo đường đi của dây thần kinh chày, bạn cảm thấy các điểm đau nhói như bị điện giật dưới da.
Các dấu hiệu phổ biến giúp nhận biết Hội chứng ống cổ chân
4. Làm sao để biết chính xác bạn có mắc hội chứng ống cổ chân không?
Khi bạn nhận thấy mình có gần hết hoặc đầy đủ các triệu chứng trên, thì khả năng cao là bạn đang mắc hội chứng ống cổ chân. Tuy nhiên, sau khi nghi ngờ bản thân mắc hội chứng này thì bạn cần đến bác sĩ để được áp dụng các biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh, và không được tự ý điều trị tại nhà. Sau đây là một số phương pháp thường được dùng để chẩn đoán hội chứng ống cổ chân:
- Đo xung điện điện thần kinh - cơ (EMG): phương pháp giúp đánh giá và xác định các rối loạn chức năng thần kinh - cơ trong cơ thể.
- Chụp X - quang cổ chân nhằm loại trừ và phân biệt với các bệnh lý xương khớp hoặc chấn thương cổ chân khác.
- Cuối cùng, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ chân, kiểm tra có sự chèn ép lên thần kinh chày không.
Siêu âm giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ chân
5. Có các phương pháp nào điều trị hội chứng ống cổ chân?
Một vấn đề nữa mà nhiều người cũng rất quan tâm khi nhắc đến hội chứng ống cổ chân đó là hội chứng này có thể điều trị được không và có các phương pháp nào để điều trị? Câu trả lời cho vế đầu tiên “Hội chứng ống cổ chân có điều trị được không?”, hội chứng này có thể điều trị được hay không phục thuộc rất nhiều vào mức độ và nguyên nhân của bệnh. Nếu xác định được các nguyên nhân cụ thể gây và có thể điều trị dứt điểm được nguyên nhân này thì hội chứng ống cổ chân của bạn có thể được điều trị hoàn toàn.
Cần xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên hội chứng ống cổ chân
Nhưng câu hỏi được đặt ra là, những nguyên nhân gây bệnh nào không thể khắc phục hoàn toàn được? Đó chính là khi tình trạng chèn ép thần kinh chày của bạn gây nên do các biến chứng tổn thương thần kinh của bệnh đái tháo đường hoặc do tình trạng giãn tĩnh mạch, hội chứng bàn chân bẹt. Các nguyên nhân này có thể được khắc phục phần nào giúp bạn cải thiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ chân, nhưng tiếc là chúng không thể điều trị dứt điểm được và nếu bạn có những thói quen không khoa học và chăm sóc kỹ thì hội chứng này sẽ tái phát kèm theo các bệnh lý trên.
Hội chứng ống cổ chân do giãn tĩnh mạch không thể điều trị hoàn toàn
Còn với hầu hết các nguyên nhân khác do chấn thương hoặc các tổn thương cấp tính thì bệnh nhân có thể được điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu là “điều trị hoàn toàn” ngoài những điều trị chuyên khoa của bác sĩ thì người bệnh cũng cần có các biện pháp chăm sóc tại nhà hợp lý, bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc kháng viêm đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn để các tổn thương có thời gian để phục hồi, hạn chế các vận động khiến cổ chân của bạn bị đau và khó chịu.
- Sử dụng những miếng lót giày chuyên dụng hỗ trợ cho vòm chân, hạn chế áp lực cho bàn chân và cổ chân.
[Tham khảo thêm về Miếng lót giày hỗ trợ vòm chân, tại đây!]
- Mang giày với kích thước của bàn chân, đặc biệt là khi đi lại hoặc vận động thể thao.
- Sử dụng băng đai bảo vệ cổ chân, để ổn định và hạn chế các tổn thương nghiêm trọng hơn cho đường hầm cổ chân.
[Tham khảo thêm về Băng đai bảo vệ cổ chân, tại đây!]
Kết luận
Hội chứng ống cổ chân là một bệnh lý khá khó để chẩn đoán và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề xương khớp khác. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì hội chứng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc hội chứng này với bất kỳ triệu chứng điển hình nào mà chúng tôi đã đề cập ở trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế được được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thông tin liên hệ
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA