Làm thế nào để phòng tránh chấn thương thể thao phổ biến
Chắc hẳn, hầu hết mọi người dù ở bất cứ độ tuổi nào chỉ cần bạn yêu thích việc tập luyện thể thao thì sẽ có ít nhất bạn gặp phải các vấn đề như căng cơ, đau khớp, bong gân,... Những chấn thương này dù nhẹ hay nặng đều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vậy nên việc tìm hiểu các biện pháp giúp phòng tránh chấn thương thể thao là vô cùng cần thiết để hạn chế việc chấn thương cũng như tránh được các di chứng do chấn thương để lại.
Nguyên nhân nào gây ra chấn thương khi chơi thể thao?
Để giải quyết bất cứ vấn đề gì thì chúng ta đều phải tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề đó đầu tiên. Vì vậy, để phòng tránh chấn thương thể thao thì đầu tiên bạn cần biết được các nguyên nhân gây nên vấn đề này.
Hoạt động quá mức gây chấn thương thể thao
Chấn thương thể thao thường xảy ra trong quá trình bạn tập luyện thể dục hoặc tham gia các bộ môn thể thao. Đặc biệt, thanh thiếu niên và người lớn tuổi là những đối tượng dễ gặp phải các chấn thương này nhất. Tuy nhiên, không phải là trẻ em sẽ không gặp các chấn thương thể thao, điều này là bởi vì xương khớp của trẻ em có độ dẻo dai cao và khả năng phục hồi sau các chấn thương cũng diễn ra rất mạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương thể thao:
- Hoạt động quá mức - Khi bạn vận động lặp đi lặp lại một bộ phận của cơ thể, nó có thể gây căng thẳng quá mức lên bộ phận đó gây nên tình trạng sưng tấy và đau nhức.
- Chưa khởi động đủ hoặc đúng cách - Khởi động là bước vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu tập luyện thể dục thể thao. Khởi động giúp làm tăng nhịp tim dần dần và kích thích sự lưu thông máu đến các nhóm cơ. Đồng thời, khởi động cũng là các cơ nóng lên và dãn ra chuẩn bị cho việc hoạt động cường độ cao. Khởi động không đủ làm tăng nguy cơ bị căng cơ và chấn thương.
- Tăng áp lực lên các cơ và dây chằng quá mức - Đột ngột kéo căng cơ hoặc dây chằng với những động tác vượt quá giới hạn của các bộ phận này có thể khiến chúng bị rách gây bong gân hoặc thậm chí là viêm.
- Tai nạn thể thao - Đây là một nguyên nhân không ai mong muốn xảy ra nhưng lại xảy ra vô cùng phổ biến và nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại các di chứng nặng nề. Đáng tiếc là chúng ta không thể hoàn toàn phòng ngừa tai nạn xảy ra, chúng ta chỉ có thể thực hiện các biện pháp giúp giảm nhẹ các chấn thương nếu có tai nạn thể thao xảy ra.
Một số chấn thương thể thao thường gặp là gì?
Mỗi môn thể thao hoặc mỗi bài thể dục khác nhau sẽ tác động đặc biệt lên những nhóm cơ khác nhau. Vì vậy mà, tùy thuộc vào đặc tính tác động lên nhóm cơ - xương - khớp nào mà chấn thương sẽ thường xảy ra ở các bộ phận đó nhiều hơn. Sau đây là một vài chấn thương thể thao thường gặp:
Đứt dây chằng chéo trước (ACL)
Đứt dây chằng chéo trước gây nên cơn đau dữ dội ở đầu gối
Dây chằng chéo trước (hay ACL) là một trong những dây chằng quan trọng giúp ổn định khớp gối của bạn. Nó là dây chằng có vai trò liên kết xương đùi và xương ống quyển lại với nhau. Rách dây chằng chéo trước thường xảy ra trong các môn thể thao liên quan đến việc dừng lại đột ngột hoặc thay đổi hướng, nhảy và tiếp đất, hoặc xoay người với một chân trụ. Thường thì nếu cơ chằng chéo trước bị rách thì bạn sẽ thường nghe thấy tiếng phát ra từ đầu gối. Và sau đó đầu gối của bạn sẽ sưng lên và cảm giác đau sẽ ngày càng dữ dội.
Bong gân mắt cá chân
Dây chằng là bộ phận quan trọng giúp liên kết các khớp và ngăn chặn chuyển động quá mức. Khi bạn thực hiện các động tác vượt quá phạm vi chuyển động bình thường của khớp thì nguy cơ cao dây chằng của bạn sẽ bị kéo căng quá mức dẫn đến rách dây chằng và kết quả là bong gân mắt cá chân. Hầu hết các trường hợp bong gân mắt cá chân đều liên quan đến chấn thương dây chằng mặt ngoài mắt cá chân. Điều này thường xảy ra khi bạn xoay hoặc vặn mắt cá chân một cách quá mức. Các triệu chứng của bong gân thường là đau nhói đến đau dữ dội vùng bị chấn thương khi cố di chuyển và nơi bị bong gân sẽ thường sưng tấy và bầm tím.
Chấn thương cơ gân kheo (gân cơ hamstring)
Đau gân cơ kheo (hamstring)
Hamstring thực chất là một trong ba cơ chạy dọc theo mặt sau đùi, cho phép bạn uốn cong chân ở đầu gối. Khi cơ hoặc gân kheo của bạn bị kéo căng sẽ dẫn đến một trong ba cơ bị quá tải thậm chí là bị rách. Các môn thể thao yêu cầu bạn phải chạy, nhảy và dừng rồi lại chạy nhảy đột ngột là những môn có nguy cơ cao gây chấn thương cơ gân kheo nhất. Nếu bị chấn thương nhóm gân cơ này khi bạn uốn cong hoặc duỗi thẳng chân thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, kèm với triệu chứng sưng tấy và bầm tím.
Đau xương cẳng chân - shin splints
Shin splints (còn được gọi là hội chứng căng thẳng xương chày) là tình trạng đau dọc theo xương ống chân và vô cùng phổ biến ở những người yêu thích chạy. Nó cũng có thể xảy ra ở những vận động viên tập luyện cường độ cao hoặc thay đổi thói quen tập luyện của họ, khiến cơ, gân và xương phải làm việc quá sức. Chúng có thể gây viêm và đau. Bạn cũng có thể nhận thấy đau hoặc nhức dọc theo mặt trong của xương ống chân và sưng nhẹ ở cẳng chân.
Chấn thương cổ tay
Chấn thương cổ tay
Chấn thương cổ tay là một trong các chấn thương thể thao phổ biến mà những người chơi bóng chuyền , cầu lông hoặc golf thường xuyên mắc phải. Bong gân cổ tay xảy ra khi các dây chằng nâng đỡ cổ tay bị kéo căng quá giới hạn và bị rách. Điều này có thể xảy ra khi cổ tay bị uốn cong hoặc xoắn một cách quá mức,, chẳng hạn như khi bạn ngã và chống tay xuống đất trước.
Căng cơ hông
Căng cơ hông là một chấn thương phổ biến khác liên quan đến các môn thể thao phải nhảy, xoay và rướn người nhiều, chẳng hạn như bóng rổ. Căng cơ hông xảy ra khi các cơ hỗ trợ khớp háng bị kéo căng quá mức hoặc bị rách, hạn chế phạm vi chuyển động của khớp háng. Nó có thể xảy ra do ngã xuống sân, va chạm với người chơi khác hoặc sử dụng quá mức. Các triệu chứng của căng cơ hông bao gồm đau, sưng và yếu cơ.
Làm thế nào để điều trị các chấn thương thể thao hiện có?
Phương pháp RICE là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để giảm đau và đẩy mạnh quá trình phục hồi khi có chấn thương thể thao xảy ra:
- Nghỉ ngơi (Rest) - Nếu bạn gặp phải chấn thương thể thao, hãy ngừng hoạt động và để cơ thể nghỉ ngơi ít nhất hai ngày kể từ khi chấn thương xảy ra. Đừng cố gắng chịu đựng cơn đau vì điều này có thể khiến chấn thương của bạn trở nên tồi tệ hơn và làm chậm quá trình hồi phục. Đồng thời tránh đè nặng lên phần cơ thể bị thương trong 24 đến 48 giờ.
- Nước đá (Ice) - Chườm túi đá giúp giảm sưng và đau. Chườm lên vùng đang sưng đau trong 15 phút sau mỗi hai đến ba giờ trong hai ngày đầu tiên bị thương.
- Nẹp và băng vết thương (Compression) - Cố định vùng chấn thương giúp giảm sưng. Quấn vùng bị thương bằng băng y tế đàn hồi, nhưng không quá chặt để không hạn chế máu lưu thông. Nếu vùng da bên dưới vết quấn chuyển sang hơi xanh hoặc có cảm giác lạnh và tê, hãy nới lỏng băng cho phù hợp.
- Kê cao bộ phận bị chấn thương (Elevation) - Đảm bảo bạn nâng phần cơ thể bị thương cao hơn tim để giảm đau và sưng tấy. Ví dụ, nếu bạn đang bị bong gân mắt cá chân, bạn nên kê chân lên một vài chiếc gối khi nằm trên giường.
Ngoài việc áp dụng phương pháp RICE, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giúp kiểm soát cơn đau.
Làm thế nào để phòng tránh chấn thương thể thao?
Làm thế nào để phòng tránh chấn thương thể thao?
Phần lớn, các chấn thương có thể dễ dàng phòng tránh được bằng cách thực hiện những điều sau:
- Khởi động đầy đủ - Khởi động và duỗi cơ trước khi tập thể dục và tham gia các môn thể thao là một yếu tố quan trọng trong việc phòng tránh chấn thương thể thao. Lợi ích của việc khởi động bao gồm tăng tính linh hoạt, tăng lưu lượng máu và oxy, ít căng cơ hơn và phạm vi chuyển động tốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên - Tập thể dục thường xuyên giúp rèn luyện cơ thể để chơi thể thao và ít bị chấn thương.
- Đừng quá thúc ép bản thân - Nếu bạn tự làm tổn thương mình, hãy đảm bảo rằng bạn cho cơ thể thời gian để chữa lành. Đừng cố thúc ép bản thân làm nhiều việc hơn khi bạn biết rằng cơ thể đã đạt đến giới hạn vì điều này có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Bên cạnh với việc thay đổi thói quen trong tập luyện thì bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ như băng dán cơ thể thao để phòng tránh chấn thương thể thao. Tuy nhiên, cách dán làm sao để băng dán cơ hoạt động hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng băng dán cơ Phiten để mang lại tác dụng bảo vệ cao nhất.
Đọc thêm bài viết: Giải mã công dụng thực sự của băng dán cơ thể thao Phiten
Băng dán cơ Phiten Titanium Tape X30 Stretched Sport
Cách dán băng dán cơ thể thao Phiten để bảo vệ đầu gối và đùi:
Cách dán băng dán cơ bảo vệ đầu gối và đùi
- Chuẩn bị 2 miếng băng dán cơ Phiten chiều dài 40 cm.
- Ngồi trên ghế, đặt băng dán chếch với mặt đất một góc khoảng 30 độ và bắt đầu dán từ mặt trong của đầu gối, đi qua điểm A.
- Quấn 1 vòng quanh đầu gối và hướng lên phía đùi.
- Miếng băng dán còn lại thì làm tương tự nhưng từ ngoài vào trong như hình.
Cách dán băng cơ thể thao Phiten để bảo vệ cổ tay:
Cách dán băng dán cơ bảo vệ cổ tay
- Cắt băng dán cơ Phiten vừa với kích thước vòng cổ tay của bạn.
- Dán nó quanh cổ tay của bạn như hình.
- Miết nhẹ các mí của băng để băng dính chặt và xoay cổ tay để kiểm tra băng dán cơ thể thao có cản trở hoạt động của bạn không.
Cách dán băng cơ thể thao Phiten để bảo vệ thắt lưng:
Cách dán băng dán cơ bảo vệ lưng
Cách dán thứ nhất thường được áp dụng khi bạn thường xuyên bị đau thắt lưng sau khi vận động thể thao, còn cách dán thứ hai đặt biệt hiệu trong phòng tránh chấn thương thể thao khi thực hiện các động tác xoay và rướn người thường xuyên.
Mua ngay: Băng dán cơ Phiten Titanium Tape X30 Stretched Sport
Thông tin liên hệ:
- Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
- Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
- Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
- Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA