Làm sao để hạn chế chấn thương khi chơi cầu lông
Dù tham gia bất kỳ môn thể thao nào thì nguy cơ chấn thương khi chơi là khó tránh khỏi, đối với môn cầu lông cũng không ngoại lệ. Chấn thương khi chơi cầu lông có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Nếu nghiêm trọng thì chấn thương cầu lông có thể ảnh hưởng đến cơ, dây chằng và cả xương khớp. Vì vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp để phòng ngừa các chấn thương này.
Trong bài viết này, Phiten sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức về chấn thương thể thao có thể mắc phải khi chơi cầu lông và cách để hạn chế các chấn thương này chỉ với băng dán cơ thể thao.
1. Nguyên nhân của chấn thương khi chơi cầu lông là gì?
Phần lớn chấn thương khi chơi cầu lông thường xuất phát từ việc khởi động cơ bắp chưa đầy đủ và kỹ lưỡng, người chơi chủ yếu phụ thuộc vào sức bền của bản phân mà bỏ qua các bước khởi động quan trọng. Kết quả là các cơ và khớp không kịp để làm quen với các kích thích và nhịp độ thi đấu, do đó nguy cơ chấn thương càng tăng cao.
Nguyên nhân của chấn thương khi chơi cầu lông
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài liên quan đến điều kiện của sân tập và trang thiết bị hỗ trợ như là sân quá trơn, giày dép không có khả năng chống trượt và độ đàn hồi kém hoặc không có những phụ kiện hỗ trợ phòng ngừa chấn thương như băng dán cơ thể thao, băng đai bảo vệ,.v.v. Nhưng yếu tố này đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến các chấn thương thể thao khi chơi cầu lông.
2. Chấn thương cầu lông có để lại hậu quả gì không?
Bất kỳ chấn thương thể thao nào đều sẽ ít nhiều để lại một số hậu quả nhất định nếu không được nghỉ ngơi và điều trị kịp thời. Một số tác động tiêu cực của chấn thương cầu lông có thể gặp phải là:
- Các chấn thương cơ và dây chằng sẽ gây đau dữ dội ở vùng chấn thương.
- Nếu chấn thương đến xương mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Các cơn đau do chấn thương có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm trạng của bạn.
- Chấn thương cơ nếu không được điều trị và phục hồi đúng cách sẽ gây yếu cơ và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
3. Các chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông là gì?
Có nhiều vị trí và loại chấn thương có thể gặp khi chơi cầu lông, nhưng có thể quy về hai dạng cơ bản là chấn thương cơ và chấn thương khớp.
3.1. Chấn thương cơ
Căng cơ khi chơi cầu lông
Một số dạng chấn thương cơ phổ biến trong chơi cầu lông là:
- Căng cơ: Nguyên nhân của căng cơ là do chưa khởi động kỹ mà đã vận động dữ dội và đột ngột khiến cơ bắp không thể thích nghi kịp. Kết quả là cơ bắp căng ra quá mức gây ra đau đớn.
- Giãn cơ: Cơ bắp bị kéo căng quá mức khi vận động làm giảm khả năng đàn hồi và co dãn. Điều này gây nên những rối loạn cơ bắp và đau nhức khó chịu.
- Rách cơ: Rách cơ là tình trạng tổn thương cơ nghiêm trọng, gây sưng đau và nóng rát. Rách cơ gây chảy máu dưới da và hình thành các cục máu đông, trường hợp không mong muốn những cục máu đông này nếu không được xử lý kịp thời có thể đi vào hệ tuần hoàn gây tắc động mạch và nguy hiểm đến tính mạng.
- Đứt cơ: Đứt cơ là tình trạng nghiêm trọng nhất trong các chấn thương cơ có thể gặp phải khi chơi cầu lông. Nếu số cơ trong bó sợi bị rách hơn ¾ thì có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy và bầm tím cả vùng cơ và khớp xung quanh. Kết quả là cơ bắp không thể chuyển động được
Nếu xét về vị trí tổn thương cơ thì khi chơi cầu lông, người chơi có thể gặp các chấn thương cơ trên ở các nhóm cơ như cơ vai, cơ cổ tay và cơ cổ ở nửa chi trên. Đối với nhóm cơ chi dưới dễ bị chấn thương là cơ gân kheo, cơ bắp chân, cơ đầu gối,.v.v.
3.2. Chấn thương khớp
Các loại chấn thương khớp thường gặp là:
- Trật khớp: Một chuyển động bất thường giữa các đầu xương khiến hầu hết các mặt phẳng của khớp bị lệch.
- Bong gân: Là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp bị co giãn quá mức và bị rách một phần hoặc toàn bộ do tác động của chấn thương. Điều này khiến khớp không được nâng đỡ và dễ bị lệch, sưng và tổn thương.
Vị trí các khớp thường gặp trong cầu lông:
Các khớp ở chân
Chấn thương chân khi chơi cầu lông
- Bong gân mắt cá chân: Là chấn thương phổ biến nhất. Việc thay đổi hướng chuyển động đột ngột có thể làm rách các dây chằng giữ cố định của nó, cơn đau kèm theo sưng tấy, tấy đỏ khiến cho việc vận động trở nên khó khăn.
- Chấn thương đầu gối: Khi một cầu thủ đột ngột chạy “giật lùi” trên sân để đỡ cầu, khớp gối có nguy cơ bị trẹo. Vì vậy khi người chơi cố gắng nhảy để đỡ cầu hoặc cố gắng đánh quả cầu, có điểm tiếp đất sau khi nhảy nên khớp gối dịch chuyển sang trái và phải làm lệch các khớp gây chấn thương.
Các khớp ở chi trên
- Khớp của khuỷu tay: Những người mới tập chơi cầu lông thường thấy khớp khuỷu tay tập trung chủ yếu ở vùng khuỷu tay, việc căng thẳng quá mức lên khớp khuỷu tay sẽ gây nhiều áp lực lên khớp và lâu ngày sẽ khiến khớp khuỷu tay bị tổn thương gây nên hội chứng “khuỷu tay tennis”.
- Chấn thương khớp vai: Khớp vai bị chấn thương khi bạn cố vung vợt nhưng lại không đúng cách. Cơ tay quay giúp ổn định khớp vai của bạn sẽ bị tổn thương và ít hiệu quả hơn khi bị rách. Lúc đầu, cơn đau là cấp tính và dễ bị bỏ qua, nhưng sau nhiều lần lặp đi lặp lại sẽ trở thành mãn tính, gây đau ngay cả khi nâng cánh tay lên.
- Chấn thương cổ tay: Nguyên nhân chính là do ngã xuống đất hoặc sử dụng cổ tay liên tục và quá mức trong khi chơi cầu lông. Ngoài ra, cầm vợt không đúng cách sẽ gây áp lực quá mức lên cổ tay của bạn trong mỗi chuyển động.
4. Phòng ngừa chấn thương trong cầu lông với băng dán cơ thể thao
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa thông thường mà hay được nhắc đến trong chấn thương thể thao như khởi động đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và uống đủ nước. Thì Phiten sẽ gợi ý cho bạn một phương pháp nữa cũng giúp hạn chế được chấn thương khi chơi cầu lông vô cùng hiệu quả, đó là sử dụng băng dán cơ thể thao.
Băng dán cơ thể thao sẽ giúp giữ ổn định cho các cơ và khớp của bạn trong quá trình tập luyện và thi đấu. Tránh được tình trạng căng cơ hoặc là hoạt động quá mức gây sai lệch khớp dẫn đến các chấn thương như đã nêu ở trên.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt nữa mà chỉ băng dán cơ thể thao mới có đó là công nghệ AQUA TITANIUM. Nhờ công nghệ này mà khi sử dụng băng dán cơ thể thao Phiten cơ bắp của bạn sẽ được thư giãn hơn và phòng ngừa được căng cơ, bởi vì công nghệ AQUA TITANIUM có khả năng kích thích dòng điện tự nhiên của cơ thể, giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn và tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ.
>>> Mua ngay: Băng dán cơ thể Phiten Titanium X30 Stretched Sport
Tuy nhiên, để sử dụng băng dán cơ thể thao Phiten đạt được hiệu quả phòng ngừa chấn thương và giảm đau hiệu quả nhất bạn nên áp dụng những cách dán gợi ý sau đây của Phiten.
Cách dán băng cơ cầu lông để phòng ngừa các chấn thương lưng
Những động tác uốn cong người hoặc nhảy và đập cầu trong chơi cầu lông có thể gây chấn thương cơ lưng. Với cách dán băng dán cơ thể thao như trên có thể giúp bạn phòng ngừa được các chấn thương này.
Cách dán băng cơ cầu lông để phòng ngừa các chấn thương vai
Lạm dụng sức mạnh của vai khi chơi cầu lông gây đau nhức và tê mỏi vai. Sử dụng băng dán thể thao để cải thiện tình trạng này.
Cách dán băng cơ cầu lông để phòng ngừa các chấn thương cổ chân
Với cách dán băng dán cơ như trên có thể hỗ trợ bạn phòng ngừa được chấn thương cổ chân và bàn chân khi chơi cầu lông.
Cách dán băng cơ cầu lông để phòng ngừa các chấn thương khớp gối
Chạy “giật lùi” để đỡ cầu có thể khiến khớp đầu gối dễ bị chấn thương khớp. Dán băng dán cơ thể thao theo cách này sẽ giúp bạn phòng ngừa được chấn thương khớp gối.
5. Kết luận
Băng dán cơ thể thao là một sản phẩm tuyệt vời để phòng ngừa chấn thương không chỉ khi chơi cầu lông mà còn cả bảo vệ bạn khỏi những chấn thương trong nhiều môn thể thao khác. Hãy yêu thương bản thân bằng cách sắm cho mình một cuộn băng dán thể thao để ngăn ngừa những chấn thương thể thao không mong muốn và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Thông tin liên hệ
● Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
● Website: https://www.phiten.vn/
● Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
● Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
● Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
● Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
● Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
● Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA