Làm sao để chấn thương khi leo núi mau hồi phục
Những cơn đau nhức và chấn thương là không thể tránh khỏi sau mỗi chuyến trekking. Làm sao để để phục hồi cơ bắp và chấn thương khi leo núi, trekking thật nhanh là điều mà bất kỳ ai theo đuổi bộ môn này đều quan tâm.
1. Một số phổ biến chấn thương khi leo núi
1.1. Tổn thương da khi trekking
Địa điểm leo núi hay trekking ở Việt Nam thường là các khu vực thiên nhiên và tương đối hoang dã, vì vậy việc bị côn trùng đốt hay trầy xước da do cành cây quẹt phải là vô cùng phổ biến. Đồng thời, việc trekking nhiều giờ liền dưới cái nắng gay gắt của nước ta thì tình trạng người leo núi bị cháy nắng và phồng rộp cũng vô cùng phổ biến.
Tổn thương ngoài da khi leo núi thường khá phổ biến
May mắn là những chấn thương khi leo núi, trekking này thường khá nhẹ và rất dễ để khắc phục. Nhưng tốt hơn hết là bạn nên phòng ngừa những tổn thương này ngay từ đầu như là mặc những trang phục dài tay và các phụ kiện như bao tay, mũ nón và áo chống nắng đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc đến các phương án như thoa kem chống nắng, bôi thuốc chống côn trùng để hạn chế các tình trạng trên.
1.2. Chuột rút hoặc căng cơ khi trekking
Một trong những chấn thương khi leo núi, trekking thường gặp nhất là chuột rút và căng cơ. Khi gặp vấn đề này người bệnh thường cảm thấy cơ co rút đột ngột, sau đó cơ sẽ bắt đầu thắt chặt và đau đớn dữ dội. Tình trạng này được đến khá đột ngột mà không có dự báo trước, và kéo dài từ vài giây đến vài phút. Với người leo núi thì chuột rút và căng cơ xảy ra ở cả chân và tay, vì đây là những bộ phận này phải vận động rất nhiều trong quá trình trekking.
Chuột rút có thể được xem như một cơn chấn thương cơ cấp tính tạm thời, người bị chuột rút sẽ bị đau từ âm ỉ đến dữ dội. Đối với những người leo núi, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm giảm tiến độ leo núi của cả đoàn.
Để hạn chế những chấn thương khi leo núi, trekking trên thì các trekker cần phải khởi động kỹ trước khi xuất phát và ngoài leo núi cần kết hợp với các bộ môn thể thao khác để tăng cường sức mạnh cơ bắp cho tất cả các bộ phận trong cơ thể.
1.3. Trật cổ chân khi đang trekking
Trật cổ chân được xem là chấn thương khi leo núi khá nghiêm trọng, đây là tình trạng tổn thương hoặc rách dây chằng khớp mắt cá chân. Khi dây chằng bị tổn thương thì bạn thường cảm thấy đau buốt ở phần cổ chân và mắt cá chân của bạn có thể bị sưng và bầm tím.
Nguyên nhân khiến người leo núi bị trật cổ chân có thể là di chuyển không cẩn thận, tiếp đất với tư thế không đúng hay thường xuyên di chuyển trên những bề mặt chông chênh, gồ ghề,...
Sưng và bầm tím cổ chân do trật cổ chân khi leo núi
Khi bị trật cổ chân lúc đang leo núi thì bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi, tốt hơn nếu bạn chườm đá lạnh và nẹp cổ chân của bạn lại bằng băng đai bảo vệ cổ chân. Hạn chế di chuyển hoặc chỉ nên di chuyển nhẹ với các dụng cụ hỗ trợ như gậy leo núi hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn.
Để phòng ngừa chấn thương cổ chân khi trekking, leo núi thì bạn nên mang băng đai bảo vệ cổ chân trước khi xuất phát để cố định khớp cổ chân và ổn định dây chằng và gân của bạn.
1.4. Chấn thương đầu gối khi trekking
Những người leo núi buộc phải sử dụng cả chân và tay của mình để chinh phục hết được các địa hình khó. Vì vậy, chấn thương đầu gối khi leo núi là một trong những chấn thương gặp rất nhiều trong trekking.
Leo núi trên địa hình gồ ghề rất dễ gây chấn thương đầu gối
Các động tác như leo trèo, va đập hoặc ngã vào vật cứng có thể gây ra tình trạng tổn thương gân, dây chuyền và sụn chêm ở khớp đầu gối. Bên cạnh đó, việc cơ bắp bị căng khi leo núi hoặc cơ bắp không đủ độ dẻo dai và linh động có thể gây áp lực rất lớn lên đầu gối, khiến đầu gối dễ bị chấn thương hơn.
Để phòng ngừa chấn thương đầu gối thì người leo núi cần thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức mạnh cơ bắp một cách đồng đều. Nếu cẩn thận hơn, trekker có thể sử dụng thêm băng đai bảo vệ đầu gối.
Bên cạnh các phương pháp như tập luyện thể thao, khởi động trước khi xuất phát và sử dụng băng đai thể thao thì trekker cũng có thể sử dụng băng dán cơ thể thao như một cách để phòng ngừa các chấn thương khi leo núi.
Tham khảo cách sử dụng băng dán cơ thể thao Phiten, Tại đây!
2. Bí kíp để chấn thương khi leo núi phục hồi nhanh chóng
Bạn có thể nhận thấy rằng, hầu hết các chấn thương khi leo núi đều là do tình trạng căng cơ, chuột rút hoặc có thể liên quan đến vấn đề này. Điều này cũng được xem là khá may mắn vì tình trạng này các tổn thương cơ tương đối dễ điều trị và phục hồi cũng nhanh hơn các chấn thương xương, dây chằng.
2.1. Xoa bóp cơ
Xoa bóp sẽ giúp làm mềm cơ, nhất là trong trường hợp căng cơ và chuột rút khi leo núi. Tuy nhiên, để giảm đau cơ được hiệu quả và phục hồi nhanh nhất thì bạn cần biết cách xoa bóp đúng với sản phẩm massage phù hợp.
Mua ngay - Phiten Metax Lotion 120 ml
Một gợi ý của chúng tôi cho bạn đó là Phiten Metax Lotion - sữa dưỡng thể đến từ Nhật Bản. Đây là sản phẩm được nhiều vận động viên nổi tiếng trên thế giới tin dùng để xoa dịu cơn đau sau những buổi luyện tập và thi đấu căng thẳng. Phiten Metax Lotion - với công nghệ Aqua Titanium và Aqua Palladium độc quyền, giúp các ion kim loại này có thể thẩm thấu vào lớp cơ và kích thích dòng điện sinh học trong cơ thể. Từ đó mà cơ bắp của bạn được thư giãn, giảm tình trạng căng cơ và đau mỏi. Bên cạnh đó, công nghệ này còn có công dụng điều hòa tuần hoàn và kích thích việc lưu thông máu đến cơ bắp, giúp các tổn thương cơ phục hồi nhanh hơn.
Sau đây là một số gợi ý để sử dụng Phiten Metax Lotion hiệu quả hơn:
Massage giảm căng cơ ở bắp chân khi trekking với Phiten Metax Lotion
- Bôi đều Phiten Metax Lotion lên toàn bộ hai bắp chân của bạn
- Nắm chặt cổ chân tại vị trí gân Achilles và duỗi gập cổ chân liên tục trong 2 - 3 phút mỗi bên.
- Tiếp tục gập và duỗi cổ chân, nhưng miết nhẹ bàn tay theo chiều đi lên bắp chân.
Massage giảm căng cơ ở bắp chân với Phiten Metax Lotion
Massage giảm đau bàn chân khi trekking với Phiten Metax Lotion
- Bôi đều Phiten Metax Lotion lên bàn chân của bạn.
- Nhấn lên huyệt Dũng tuyền, là huyệt vị nằm giữa lòng bàn chân của bạn, ngay vị trí thấp nhất của lòng bàn chân.
- Đặt cả hai ngón cái lên vòm bàn chân của bạn, rồi thực hiện động tác giống như bạn đang vắt khăn.
Massage giảm đau bàn chân với Phiten Metax Lotion
2.2. Bài tập giãn cơ để giúp phục hồi chấn thương cơ tốt hơn
Sau khi leo núi, dù bạn có bị đau cơ hay không thì bạn cũng nên thực hiện các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng để cơ bắp của bạn được thư giãn và có cơ hội để tiếp thêm năng lượng, phục hồi tốt hơn. Việc giãn cơ sẽ giúp cơ bắp của bạn trở lại trạng thái tiêu chuẩn của nó. Bên cạnh đó, các động tác giãn cơ cũng giúp việc lưu thông máu được diễn ra tốt hơn, giúp các cơ được cung cấp nhiều dinh dưỡng và oxy hơn trong quá trình phục hồi.
2.3. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sau khi leo núi, trekking
Sau một hành trình dài, đôi chân của bạn cần được nghỉ ngơi và phục hồi. Tư thế nghỉ ngơi tốt nhất cho đôi chân của bạn sau khi leo núi, trekking đó là luôn kê cao chân khi ngồi hoặc nằm nghỉ.
Ngủ sẽ giúp chấn thương khi leo núi phục hồi nhanh hơn
Ngủ là một cách tốt nhất để phục hồi với bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể. Ngủ là phương pháp tốt nhất của cơ thể có thời gian để phục hồi và phát triển. Không cần làm gì quá nhiều, chỉ cần một chiếc gối êm ái và một chiếc giường thoải mái, một giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ bắp được tái tạo sau những tổn thương.
2.4. Chế độ ăn uống cho người bị chấn thương khi leo núi
Bữa ăn không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một chuyến di dài mà còn cung cấp dinh dưỡng để cơ thể của bạn có thể phục hồi lại các tổn thương cơ bắp.
Nạp thêm Carbohydrate sau khi leo núi
Các thực phẩm giàu Carbohydrate như: yến mạch, diêm mạch, khoai lang, đậu gà,.v.v. sẽ giúp các trekker được bổ sung năng lượng một cách nhanh chóng sau một hành trình dài.
Thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate tốt cho người leo núi
Cung cấp thêm nhiều Protein sau khi leo núi
Bổ sung các thực phẩm giàu Protein và các acid amin thiết yếu như: trứng, sữa, hạt óc chó, hải sản, nấm,.v.v. giúp cho các tổn thương cơ bắp của bạn phục hồi nhanh hơn.
Thực phẩm chứa nhiều Protein tốt cho người leo núi
Uống đủ nước trong và sau khi leo núi
Nước được biết là sẽ giúp quá trình trao đổi chất và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể của bạn. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn uống đủ nước để cơ thể bạn được phục hồi tốt nhất.
Lưu ý cần uống đủ nước trong và sau khi leo núi
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về những chấn thương khi leo núi, trekking và cách làm sao để phục hồi các chấn thương này hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hy vọng những thông tin Phiten cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn!
Thông tin liên hệ
? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA