Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân liệu có nguy hiểm không?
Trong thời buổi công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì hầu như máy móc có thể làm hết tất cả mọi việc và con người chúng ta chỉ cần ngồi một chỗ để điều khiển tất cả mọi thứ. Điều này nghe thật là hiện đại, tuy nhiên xu hướng này lại mang đến nhiều hệ lụy đến sức khỏe con người. Trong đó, là tình trạng người mắc hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân đang gia tăng một cách nhanh chóng và có dấu hiệu ngày càng “trẻ hóa” độ tuổi mắc bệnh.
Để biết liệu hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không, thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu về bệnh này. Hiểu biết rõ hơn về hội chứng này là một bước đầu tiên để phòng ngừa hiệu quả.
1. Hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch bị biến dạng và giãn rộng ra do chứa quá nhiều máu. Tình trạng này xảy ra khi máu tích tụ trong các mao mạch và van tĩnh mạch thay vì là lưu thông bình thường và trở về tim, điều này làm các tiểu tĩnh mạch bị biến dạng, sưng lên và nổi rõ trên da với các dấu vết như hình mạng nhện màu xanh tím hoặc đỏ.
Tĩnh mạch nổi rõ ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở chân. Và khi hội chứng này xảy ra ở chân thì được gọi là hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Hội chứng này diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Tuy nhiên mức độ bệnh có thể là không quá nghiêm trọng và chưa xuất hiện các dấu hiệu nhận biết điển hình, nên thậm chí nhiều người còn không biết mình mắc bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 25% người trưởng thành mắc hội chứng này và hầu hết các trường hợp này, giãn tĩnh mạch xuất hiện ở cẳng chân.
2. Nguyên nhân nào gây hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân?
Các tĩnh mạch có van một chiều để máu chỉ có thể đi theo một hướng về lại tim. Nếu các vách của tĩnh mạch bị căng ra và kém đàn hồi, các van có thể hoạt động không hiệu quả.
Van bị suy yếu làm máu rò rỉ ngược lại và cuối cùng chảy theo hướng ngược lại. Khi điều này xảy ra, máu có thể tích tụ trong tĩnh mạch hoặc tiểu mao mạch, sau đó chúng trở nên to và sưng lên. Các tĩnh mạch xa tim nhất, chẳng hạn như ở chân, thường bị ảnh hưởng nhất, đó là lý do mà hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân là phổ biến nhất. Điều này là do trọng lực làm cho máu khó chảy về tim hơn.
Nữ giới thường bị hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân nhiều hơn nam giới
Một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này:
- Giới tính: Hội chứng giãn tĩnh mạch chân ảnh hưởng đến nữ giới phổ biến hơn nam giới. Đó có thể là do nội tiết tố nữ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Nếu vậy, uống thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone có thể đóng một vai trò nào đó.
- Di truyền: Giãn tĩnh mạch chân thường có tính chất gia đình.
- Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân.
- Tuổi tác: Nguy cơ tăng lên theo tuổi do các van tĩnh mạch bị suy yếu theo thời gian.
- Một số công việc: Một người phải đứng làm việc trong thời gian dài có thể có khả năng bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn.
Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài có thể khiến máu đọng lại trong tĩnh mạch chân, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Các tĩnh mạch có thể giãn ra do áp lực tăng lên. Điều này có thể làm suy yếu thành tĩnh mạch và làm hỏng van.
3. Suy giãn tĩnh mạch có gây nguy hiểm cho sức khỏe không?
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Thông thường thì suy giãn tĩnh mạch không để lại biến chứng quá nghiêm trọng, tuy nhiên không phải là không có các biến chứng nguy hiểm:
- Sưng, phù nề do ứ đọng máu, tĩnh mạch nổi rõ gây viêm.
- Loét trên da ở gần vùng tĩnh mạch bị biến dạng và sưng phù.
- Các cục máu đông thoát ra khỏi tĩnh mạch vào động mạch tim, phổi, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Xuất huyết dưới da.
Một nghiên cứu năm 2018, cho thấy rằng những người bị giãn tĩnh mạch có nguy cơ tăng:
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis - DVT): Đây là tình trạng khi cục máu đông phát triển trong tĩnh mạch sâu, thường là đùi hoặc cẳng chân.
- Thuyên tắc phổi (Pulmonary embolism): Là tình trạng khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Vậy nên, bản thân hội chứng suy giãn tĩnh mạch chân có thể không quá nghiêm trọng nhưng các biến chứng của nó lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
4. Các triệu chứng của hội chứng giãn tĩnh mạch chân?
Chuột rút diễn ra thường xuyên hơn.
Thông thường, giãn tĩnh mạch không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên các triệu chứng mà giãn tĩnh mạch chân gây ra sẽ gây nhiều sự bất tiện và khó chịu cho người bệnh, chẳng hạn như:
- Đau nhói hoặc đau nhức ở vùng tĩnh mạch, đặc biệt là vùng đùi và bắp chân.
- Cảm giác ngứa và nóng rát xung quanh tĩnh mạch bị giãn.
- Kích ứng và khô da vùng tĩnh mạch.
- Cảm giác nặng và dễ bị mỏi chân khi vận động nhiều.
- Chuột rút diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt là về đêm.
- Đau chân khi bạn ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng về tĩnh mạch của mình hoặc nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch của mình:
- Những mảng da sẫm màu hơn hoặc vết loét.
- Xuất huyết dưới da.
- Tĩnh mạch bị đau và cảm thấy nóng.
- Đau và sưng dai dẳng.
Trường hợp nếu như các cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến phổi, nó có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Cơn khó thở, có thể đột ngột hoặc từ từ, là triệu chứng phổ biến nhất của thuyên tắc phổi.. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Tức ngực
- chóng mặt và choáng váng
- Cảm giác lo lắng, bồn chồn
- Nhịp tim không đều
- Mạch nhanh
- Vã mồ hôi liên tục
- Ho ra máu
Nếu bạn bị khó thở, có hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, hãy gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp tại địa phương của bạn ngay lập tức.
5. Phương pháp điều trị hội chứng giãn tĩnh mạch chân
Hội chứng giãn tĩnh mạch chân không phải lúc nào cũng cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể trở nên trầm trọng hơn, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.
Nhìn chung, các bác sĩ đều cũng khá cân nhắc khi chỉ định điều trị suy tĩnh mạch. Có thể bạn sẽ thường được khuyên nên thay đổi lối sống, thay vì thử các phương pháp điều trị chuyên biệt.
5.1. Thay đổi lối sống
Tập luyện thể thao thường xuyên
Những thay đổi sau đây có thể giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch hình thành hoặc ngăn việc chúng trở nên tồi tệ hơn:
- Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Giảm cân và cố gắng duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm sự chèn ép chi dưới.
- Tập thể dục hằng ngày hoặc ít nhất 5 ngày một tuần có thể giúp cải thiện tuần hoàn của bạn.
- Kê cao chân khi ngủ hoặc nghỉ ngơi
5.2. Sử dụng vớ hoặc tất nén.
Bác sĩ có thể khuyên bạn mang vớ hoặc vớ nén đặc biệt. Các sản phẩm này tạo đủ áp lực lên chân của bạn để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn đến tim. Chúng cũng làm giảm sưng tấy.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc sử dụng vớ nén có thể hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của chứng giãn tĩnh mạch. Một nghiên cứu năm 2018, cho thấy rằng đeo tất ép với áp suất từ 18 đến 21 mm thủy ngân (mmHg) trong 1 tuần giúp giảm đau nhức do giãn tĩnh mạch so với tất bình thường.
Nếu bạn vẫn chưa biết mua loại tất/vớ nén nào khi mới bắt đầu tập đeo và mức độ bệnh của bạn vẫn còn nhẹ. Thì để thoải mái và tiện dụng bạn có thể thử tất ống chân Phiten, với công nghệ Aqua Titanium X30 kết hợp với công nghệ nén, với độ nén ở mức độ vừa phải giúp cải thiện việc lưu thông máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng giãn tĩnh mạch chi dưới.
Mua ngay: Vớ tất ống chân thể thao Phiten Sport Sleeve X30 For Leg »
5.3. Phẫu thuật
Nếu thay đổi lối sống không hiệu quả hoặc hội chứng giãn tĩnh mạch chân của bạn gây ra nhiều đau đớn hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật xâm lấn.
Thắt và bóc tách tĩnh mạch là một phương pháp điều trị ngoại khoa được dùng để điều trị cho các trường hợp bị giãn tĩnh mạch nghiêm trọng.. Tuy nhiên phương pháp này cũng ít được thực hiện hơn vì có các phương án mới hơn, ít xâm lấn hơn. Như các phương pháp sử dụng laser, sóng tần số cao hoặc phẫu thuật nội soi tĩnh mạch.
6. Làm sao để phòng tránh hội chứng giãn tĩnh mạch chân
Có thể bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn hội chứng giãn tĩnh mạch chân, bởi vì bệnh lý này có liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, sự thay đổi hormone,.. nhưng có một số cách bạn có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ và tránh để bệnh tiến triển nặng hơn..
Bỏ thuốc lá nếu có hút thuốc
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch chân ở mức độ nhẹ,, các bước này cũng có thể ngăn ngừa các tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.
- Tập thể dục, thể thao mỗi ngày: Điều này có thể giúp cải thiện lưu thông của bạn và ngăn máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch của bạn.
- Kiểm soát cân nặng của bạn: Trọng lượng tăng đồng nghĩa là thêm áp lực lên tĩnh mạch của bạn.
- Giảm lượng muối:. Quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và gây tích nước.
- Tránh mặc quần áo bó sát và đi giày cao gót: Những thứ này có thể hạn chế lưu lượng máu của bạn và khiến máu dễ đọng lại trong các tĩnh mạch yếu hơn.
- Kê cao chân của bạn trên mức tim: Thực hiện vài lần một ngày, điều này có thể giúp giảm tích nước và tụ máu ở chân của bạn.
- Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Đặt báo thức làm lời nhắc di chuyển trong vài phút mỗi giờ. Cố gắng kê cao chân của bạn nếu bạn có thể.
- Cai thuốc lá (nếu có hút thuốc): Nicotine có thể làm cho các mạch máu thắt lại, làm hạn chế lưu lượng máu. Hút thuốc lá cũng làm suy yếu thành mạch máu, tăng huyết áp và tăng khả năng hình thành cục máu đông.