“Hội chứng hông vũ công” là gì?
Bạn đã bao giờ nghe về “hội chứng hông vũ công” chưa? Bạn có biết những triệu chứng, nguyên nhân và các điều trị của hội chứng này là như thế nào không? Tất cả các thắc mắc này sẽ được Phiten giải đáp trong bài viết này!
1. Hội chứng hông vũ công thực sự là gì?
Hội chứng hông vũ công là một dạng của hiện tượng rối loạn khớp háng. Trong đó, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau buốt, khó chịu mỗi khi hoạt động hông hoặc khớp háng. Đôi khi, người bệnh còn nghe thấy những âm thanh lách tách, lạo xạo phát ra từ khớp háng mỗi khi cử động. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ giảm đi đáng kể hoặc thậm chí biến mất khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Nguyên nhân của các triệu chứng trên là do gân chịu trách nhiệm liên kết ở cơ và xương hông khi vận động hoạt động bất thường hoặc bị tổn thương. Mặc dù, thông thường thì cảm giác giật và đau ở hông do hội chứng này gây ra không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh, nhưng nó lại khiến người bệnh khó chịu kéo dài.
Hội chứng này được gọi là hội chứng hông vũ công vì tỷ lệ những người làm vũ công trong tổng số bệnh nhân ghi nhận được chiếm phần trăm khá lớn. Tuy nhiên, không có nghĩa là hội chứng này chỉ xảy ra ở vũ công, mà hầu hết những đối tượng thường xuyên vận động cơ hông như chạy bộ, nhảy hoặc uống cong hông thì đều có thể mắc phải hội chứng này. Vì vậy, ngoài cái tên là hội chứng hông vũ công thì hội chứng này còn có một số tên gọi khác như hội chứng khớp háng (SHS), hội chứng hông giật hoặc coxa saltans.
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương gân ở hông (khớp háng) khác nhau mà vị trí và triệu chứng của hội chứng hông giật cũng có đôi chút khác nhau ở từng bệnh nhân. Sau đây là một số loại phổ biến của hội chứng hông vũ công:
Hội chứng hông vũ công được chia làm 3 loại là SHS bên trong, SHS bên ngoài và SHS nội khớp
1.1. SHS bên ngoài
Hội chứng hông vũ công hoặc hội chứng khớp háng SHS bên ngoài là dạng bổ biến nhất của hội chứng này. Người bệnh sẽ thường cảm thấy đau đớn ở mặt ngoài của hông, cảm giác đau có thể chạy dọc xuống cả đùi. Cơn đau thường kèm với hiện tượng nóng rát từ bên trong cơ gân. Đồng thời, khi người bệnh mở hoặc gập khớp háng sẽ nghe thấy các tiếng lách cách và cảm giác cứng khớp gần giống như bị trật khớp.
1.2. SHS bên trong
Dạng SHS bên trong thường gặp phải khi gân khớp háng bị trật ra khỏi trục của nó. Đây là dạng phổ biến thứ hai của hội chứng hông vũ công. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đơn từ sâu bên trong xương ở mặt trong của khớp háng, ngay phần giao với đầu xương đùi. Cảm giác đau tăng lên khi bệnh nhân xoay chân, di chuyển gập hoặc duỗi hông. Dạng SHS bên trong này thường tiến triển khá chậm, khi nghiêm trọng bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau đớn dữ dội hơn, kèm theo là những tiếng lách tách phát ra khi chạy hoặc đi bộ nhanh.
1.3. SHS nội khớp
SHS nội khớp là dạng khá hiếm gặp ở hội chứng hông vũ công, dạng này thường gặp phải khi bệnh nhân có các chấn thương nghiêm trọng ở khớp háng. Dạng SHS nội khớp này khá khác biệt với hai dạng trên, do nguyên nhân dẫn đến cơn đau không phải do các tổn thương ở gân và cơ. Mà xuất phát từ các chấn thương ở khớp háng trước đó biến chứng thành tổn thương bao khớp háng, bao khớp có thể rách hoặc tạo thành các nếp gấp trên bao hoạt dịch và tổn thương bên trong lòng mũ.
2. Các triệu chứng thường gặp của hội chứng hông vũ công
Cảm giác đau ở khớp háng đôi khi các vũ công thường sẽ nhầm với tình trạng căng cơ do phải tập luyện nhiều, hoặc tiếng lách cách thì có thể bị nhầm lẫn do hiện tượng trật khớp gây nên. Sau đây, Phiten sẽ chia sẻ cụ thể hơn về các hội chứng hông vũ công để giúp bạn phân biệt với các chấn thương khác.
- Đau đớn mỗi khi gập hoặc duỗi khớp háng, nhưng cũng có một số trường hợp bệnh không cảm thấy đau chỉ cảm thấy cảm giác nóng râm ran khó chịu ở bên trong gân cơ khớp háng.
- Mỗi khi thực hiện các động tác phải hoạt động mạnh khớp háng thì bệnh nhân thường nghe những tiếng lách tách hoặc lạo xạo, đặc biệt là khi gập hoặc duỗi hông.
- Cảm giác đau nhức, nóng rát thường kéo dài nhiều ngày và tái phát thường xuyên. Đôi khi, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng viêm và sưng tấy ở khớp háng.
- Cơ chân bị yếu đi, triệu chứng này sẽ rõ nét hơn khi người bệnh thực hiện động tác nâng chân sang ngang hoặc về phía trước.
- Cảm giác hông bị lệch khỏi vị trí vốn có của nó và gặp nhiều khó khăn khi đứng, ngồi và đi lại.
Hội chứng hông vũ công khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội ở khớp háng
3. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng hông vũ công
Mỗi dạng của hội chứng hông vũ công thường xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có hai nguyên nhân được cho là nguyên nhân chung của hội chứng này là do gân ở vùng hông quá dày hoặc do người bệnh thường xuyên cử động hông với các động tác gập duỗi khớp háng lặp đi lặp lại.
Thực hiện các động tác gấp duỗi hông liên tục khiến cơ gân khớp háng bị tổn thương
Nguyên nhân dẫn đến dạng hội chứng hông vũ công - SHS bên trong
Dạng SHS bên trong sẽ thường xảy ra khi gân hoặc cơ hông bị trượt về phía mặt trước của khớp háng. Điều này thường xuất phát từ việc:
- Cơ tứ đầu đùi di chuyển phía trên phân bóng của ổ khớp và ổ cấm của phần hông.
- Gân liên kết mặt trong trong hông với xương đùi (gân Iliopsoas) di chuyển trượt trên xương chậu.
Nguyên nhân dẫn đến dạng hội chứng hông vũ công - SHS bên ngoài
Dạng hội chứng hông vũ công SHS bên ngoài xảy ra nếu như dải sụn chêm bị trượt trên đầu xương đùi, thậm chí là chạy dọc về phía bên ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến dạng hội chứng hông vũ công - SHS nội khớp
Dạng hội chứng hông vũ công SHS nội khớp xảy ra không phải do tổn thương gân cơ, mà chủ yếu xuất phát từ các chấn thương ở khớp háng trước đó:
- Rách phần sụn bao quanh hốc hông (khớp háng)
- Các chấn thương sụn khớp ở hông
- Tổn thương sụn lót bóng hoặc ổ sụn ở khớp háng.
- Trật khớp hông khiến chúng bị lỏng lẻo.
4. Làm sao để điều trị hội chứng hông vũ công?
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà sẽ có các cách chăm sóc và điều trị khác nhau. Sau đây là một số phương pháp chăm sóc và điều trị của hội chứng hông vũ công mà bạn có thể tham khảo thêm:
4.1. Những biện pháp chăm sóc tại nhà
Các phương pháp chăm sóc tại nhà và điều trị ban đầu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị hội chứng hông vũ công. Sau đây là một số phương pháp và lưu ý khi tự chăm sóc tại nhà cho người mắc hội chứng hông vũ công.
Nghỉ ngơi
Một trong những đặc trưng của hội chứng hông vũ công là cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể khi nghỉ ngơi. Vì vậy, việc nghỉ ngơi không những giúp người bệnh cải thiện triệu chứng mà còn giúp tạo điều kiện cho các cấu trúc tổn thương bên trong phục hồi tốt hơn.
Chườm lạnh
Một phương pháp nữa cũng giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng đó chính là chườm lạnh. Việc chườm lạnh sẽ giúp các mạch máu co lại, từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm đau. Chườm lạnh đặc biệt hiệu quả với dạng SHS nội khớp. Và lưu ý khi chườm lạnh bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da mà hãy dùng khăn để bọc đá lại, đồng thời mỗi lần chườm không nên chườm quá 25 phút.
Trợ lực cho hông (khớp háng)
Dù bất kỳ ở dạng nào thì hội chứng hông vũ công đều có liên quan đến việc tổn thương các cấu trúc bên trong cơ xương khớp. Khi các cấu trúc này tổn thương chúng sẽ bị yếu đi và nếu chúng ta cứ để yên mà tiếp tục vận động, chúng có thể tiến triển trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên sử dụng băng dán cơ thể thao để dán lên phần hông nhằm trợ lực cho khớp háng, hạn chế chấn thương nghiêm trọng hơn xảy ra.
Cách dán băng dán cơ dành cho hội chứng hông vũ công:
- Cắt một dải băng dán cơ thể thao dài khoảng 20 - 25 cm, tùy thao chiều dài cơ thể bạn, sao cho miếng băng có độ dài từ xương phần trên xương chậu đến giữa bắp đùi.
- Cắt đôi theo chiều dọc một đầu của miếng băng dán cơ, một đoạn khoảng 10cm để miếng băng dán cơ tạo thành như hình chữ “Y”
- Dán từ bắp đùi chạy dọc lên đến hết đầu trên khung xương hông như hình minh họa bên dưới.
Cách dán băng dán cơ Phiten cho hội chứng hông vũ công
|| Tham khảo băng dán cơ Phiten, tại đây!
4.2. Điều trị triệu chứng bằng thuốc
Một vài trường hợp cơn đau do hội chứng hông vũ công ảnh hưởng khá nhiều đến bệnh nhân, nên có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc để cải thiện các triệu chứng và giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này cần được sự theo dõi và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, bạn chỉ nên tham khảo và không được tự ý sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc giãn cơ - Các thuốc giãn cơ thường được chỉ định cho hội chứng hông vũ công để cải thiện tình trạng co thắt gân cơ gây đau.
- Thuốc giảm đau - Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định một số thuốc giảm đau nhóm NSAID như paracetamol, ibuprofen hoặc kết hợp nhóm thuốc này với tramadol để giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân.
Người bệnh không được tự ý dùng thuốc, mà cần sự chỉ dẫn của bác sĩ
4.3. Vật lý trị liệu
Một trong các phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ở hội chứng hông vũ công là thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, các bài tập này cũng giúp giảm đau, cải thiện và khôi phục tính linh động, khả năng chuyển động của khớp. Một số động tác được gợi ý cho bệnh nhân mắc hội chứng hông vũ công, bao gồm: căng dải Iliotionate, căng cơ gấp hông, căng gân khoeo tư thế nằm, căng cơ hình lê (Piriformis),...
Động tác giúp căng cơ hình lê
5. Phẫu thuật
Nếu như tất cả các phương pháp trên không thể cải thiện được hội chứng hông vũ công của bạn, thì phương pháp cuối cùng sẽ là phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ tổn thương các cấu trúc cơ xương khớp ở hông khác nhau mà bệnh nhân có thể được chỉ định mổ nội soi hoặc mổ mở.
Kết luận
Trên đây là những thông tin tổng quan về hội chứng hông vũ công hay hội chứng hông giật. Phiten hy vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu hơn được phần nào về hội chứng này. Nếu các thông tin trên hữu ích với bạn, thì hãy ủng hộ Phiten bằng cách cho chúng mình 1 like và 1 share nhé!
Thông tin liên hệ
? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA