Giải mã tình trạng viêm gân mắt cá chân và bàn chân
Viêm gân mắt cá chân và bàn chân là một những chấn thương xương khớp ở chân phổ biến nhất, chỉ đứng sau bong gân. Trong đó thường gặp nhất là viêm gân Achilles. Viêm gân gây nên tình trạng sưng tấy và đau nhức gần vùng gân bị tổn thương và gây cản trở nhiều trong hoạt động hằng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên, vấn đề này có thể được phòng ngừa bằng cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng đai bảo vệ cổ chân khi tập luyện thể dục thể thao và phân bổ thời gian nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giúp bạn hiểu hơn về viêm gân mắt cá chân và bàn chân, cũng như là phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý này ngay tại nhà một cách an toàn và hiệu quả.
1. Viêm gân mắt cá chân và bàn chân là gì?
Các cơ của chân, bàn chân và mắt cá chân của bạn được gắn vào xương bằng các sợi gân. Viêm gân là tình trạng các sợi gân bị tổn thương hoặc chấn thương do quá trình tập luyện thể thao hoặc tai nạn, khiến các gân bị viêm và sưng tấy lên. Điều này gây ra các cơn đau khi hoạt động, tuy nhiên lại thường biến mất khi nghỉ ngơi và tái phát khi bạn bắt đầu vận động trở lại, nếu bạn không điều trị kịp thời.
Viêm gân ở mặt sau mắt cá chân
Viêm gân có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của bàn chân và mắt cá chân, bao gồm:
- Mặt sau của mắt cá chân
- Mặt trong của mắt cá chân, phần gân dọc theo ngón chân cái lên phía cổ chân
- Mặt bên của bàn chân, phần dọc theo ngón út về phía cổ chân
Nghỉ ngơi và tự chăm sóc tại nhà thường có thể mang đến các kết quả tích cực đối với các chấn thương này, trong khoảng 2 tuần. Sau đây là các dạng viêm gân mắt cá chân và bàn chân thường gặp:
1.1. Viêm gân Achilles
Gân Achilles là gân lớn nhất liên kết cơ bắp chân vào mặt sau của gót chân. Với viêm gân Achilles, con đau ở vị trí cách khu vực mà gân bám vào xương gót chân hoặc tại vị trí chèn của gân vào xương gót chân từ 2cm đến 6cm.
Đau do viêm gân Achilles
Viêm gân gót chân là một chấn thương thể thao phổ biến. Nó có thể xảy ra nếu mức độ hoạt động của bạn tăng cao, hoặc khi mới bắt đầu chơi một môn thể thao mới hoặc đi một đôi giày mới. Ngoài ra, căng thẳng cơ bắp chân có thể là nghiêm trọng hơn vấn đề này.
1.2. Viêm gân chày sau
Gân của xương chày sau là phần liên kết giữa cơ và xương chày sau. Viêm gân chày sau ảnh hưởng đến gân kết nối cơ bắp chân của bạn với xương ở bên trong bàn chân. Những gân này giúp giữ ổn định vòm bàn chân của bạn.
Các nghiên cứu cho thấy những người mắc hội chứng bàn chân bẹt thường xuyên bị viêm gân chày sau. Và viêm chày sau cũng thường đi kèm với viêm gân Achilles.
1.3. Viêm gân gót chân
Viêm gân gót chân là tình trạng viêm ở một hoặc cả hai gân chạy dọc theo xương mắt cá chân ngoài của bạn. Chúng là gân chịu trách nhiệm kết nối và giữ ổn định cho giữa vòm chân và bàn chân của bạn.
Sưng tấy gót chân do viêm
Viêm gân gót chân có thể gây đau, sưng tấy ở xung quanh mắt cá chân hoặc lan rộng ra cả bàn chân hoặc bắp chân.
1.4. Viêm gân gan chân
Gân gan bàn chân là dải gân kéo dài từ gót đến chỏm xương bàn chân, giúp cho chân bạn có thể di chuyển lên xuống linh hoạt và duy trì độ cong tự nhiên của vòm chân. Các gân này không chỉ hoạt động như một sợi dây liên kết mà còn có tác dụng như một chiếc lò xo đàn hồi giúp giảm bớt áp lực lên cổ chân và bàn chân của bạn khi vận động.
Gân này thường bị viêm khi bạn thường xuyên vận động nặng hoặc tập luyện vượt quá mức gây căng thẳng cơ và gân. Người bị viêm gân gan chân sẽ thường xuyên bị đau ở gót chân, đặc biệt là khi vận động nhiều hoặc vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
2. Các triệu chứng của viêm mắt cá chân và bàn chân
Đau do viêm mắt cá chân và bàn chân
Khi bị viêm gân, bạn sẽ thấy đau, đặc biệt là khi bạn đi lai, đặc biệt là khi chạy. Cơn đau có thể giảm khi bạn nghỉ ngơi, nhưng khi bạn vận động trở lại cơn đau lại sẽ tái phát.
Các triệu chứng chính của viêm gân ở bàn chân và mắt cá chân bao gồm:
- Đau đớn
- Sưng tấy
- Các triệu chứng trầm trọng hơn khi bạn di chuyển hoặc kéo căng gân đang bị chấn thương
Thông thường, bàn chân và mắt cá chân của bạn sẽ bị cứng khi bạn bị viêm gân.
3. Nguyên nhân gây viêm mắt cá chân và bàn chân
Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng viêm gân, trong đó có cả các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Bạn có thể kiểm soát và ngăn ngừa được các yếu tố bên ngoài như tình trạng căng thẳng cơ bắp quá mức. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngăn ngừa các nguyên nhân nội sinh được, chẳng hạn như những vấn đề về cấu trúc xương bàn chân.
Bàn chân bị bẹt
Nguyên nhân phổ biến của viêm gân mắt cá chân và bàn chân, bao gồm:
- Vận động quá mức : Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm gân là vận động vượt quá cường độ cho phép của cơ thể. Điều này thường có nghĩa là những sợi gân của bạn sẽ bị kéo căng quá mức. Khi điều này xảy ra, gân có thể bị giãn hoặc rách. Điều này có thể xảy ra khi bạn chạy bộ hoặc chơi thể thao thường với cường độ cao.
- Cấu trúc bàn chân bất thường : Bàn chân bẹt hoặc vòm cao có thể khiến một số cơ phải hoạt động quá mức hoặc mất thăng bằng. Điều này có thể gây căng thẳng cho một hoặc nhiều gân khi bạn đi bộ và nó có thể ảnh hưởng đến dáng đi của bạn.
- Chấn thương thể thao: Chấn thương ở bàn chân hoặc mắt cá chân có thể gây viêm gân. Loại chấn thương này có thể xảy ra với những chuyển động đột ngột, mạnh mẽ như nhảy. Nó cũng có thể xảy ra nếu bàn chân của bạn liên tục cọ xát với giày của bạn. Những loại chấn thương này thường nằm ở phần đầu bàn chân gần mũi chân hoặc gót chân.
- Bệnh lý kèm theo : Một số bệnh lý có thể gây viêm nhiễm nói chung có thể dẫn đến viêm gân nói riêng, như là viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và bệnh thoái hóa khớp là những ví dụ về các bệnh lý mắc kèm có thể gây ra viêm gân Achilles hoặc viêm gân chày sau.
4. Phương pháp để giảm đau khi viêm mắt cá chân và bàn chân tại nhà
4.1. Liệu pháp R - I - C - E
Một trong các phương pháp đã được Phiten giới thiệu rất nhiều lần trong để giảm đau khi gặp phải các vấn đề xương khớp đó là liệu pháp R - I - C - E, để thực hiện phương pháp này bạn cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Rest - Nghỉ ngơi: Hạn chế hoạt động của bạn càng nhiều càng tốt
- Ice - Chườm lạnh: Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng tấy và giảm đau tức thì đối với trường hợp viêm gân do chấn thương. Bạn cần chườm lạnh khoảng 15 - 20 phút và thực hiện từ 2 - 3 lần một ngày, trong vòng ít nhất 2 ngày để thấy được hiệu quả của nó.
- Compression - Băng hoặc nẹp vùng bị viêm: Việc tác động một lực nén phù hợp lên vùng đang sưng đau có thể giúp giảm sưng và giữ cho mắt cá chân của bạn được cố định, tránh được các vận động gây nên các vấn đề trầm trọng hơn. Tuy nhiên, khi băng hoặc nẹp cổ chân của mình bạn cần lưu ý không được băng quá chặt sẽ là máu không lưu thông được và vết thương của bạn sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Elevation - Kê cao chân: Việc kê cao những vùng đang bị chấn thương luôn là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho những bệnh nhân của mình. Việc kê cao chân này sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn và kích thích quá trình phục hồi được diễn ra nhanh hơn.
4.2. Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau do viêm gân
Trường hợp, cơn đau chân của bạn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của mình, chẳng hạn như vì quá đau đớn mà bạn không thể nào ngủ được. Thì một viên thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể giúp ích được phần nào cho bạn. Một số loại thuốc được sử dụng để giảm đau xương khớp như là Ibuprofen, Naproxen,... Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này bởi vì các thuốc này khi dùng lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, nếu cơn đau do viêm gân cổ chân và bàn chân của bạn quá dữ dội và dai dẳng, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời và hạn chế được các di chứng.
5. Phương pháp phòng ngừa viêm mắt cá chân và bàn chân
Để phòng ngừa bệnh lý này, thì chúng ta cần ngăn ngừa các nguyên nhân dẫn đến nó. Một số phương pháp sau đây có thể phần nào giúp bạn hạn chế được tình trạng viêm mắt cá chân và bàn chân:
Lắng nghe cơ thể của bạn: Khi luyện tập hoặc chơi thể thao, nếu cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc có dấu hiệu đau ở mắt cá chân và bàn chân thì bạn nên dừng lại để nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng vùng đang đau.
Luyện tập thể thao với cường độ phù hợp: Bắt đầu chơi thể thao và tập luyện với cường độ nhẹ, sau đó tăng dần theo thời gian. Không nên tập luyện với cường độ cao và bài tập nặng ngay khi mới bắt đầu.
Sử dụng băng đai bảo vệ cổ chân: Băng đai bảo vệ cổ chân không chỉ là một sản phẩm thể thao mà đây còn là một phụ kiện y khoa, giúp bạn ngăn ngừa được các chấn thương cổ chân và bàn chân. Nhờ có đai bảo vệ cổ chân mà khớp mắt cá chân của bạn được giữ ổn định, đặc biệt là khi bạn xoay người hoặc chuyển động đột ngột. Đồng thời, khi bạn chạy hoặc nhảy thì băng đai bảo vệ cổ chân sẽ giúp phân phối lực đồng đều lên cả bàn chân, cổ chân và bắp chân. Hạn chế được tình trạng viêm gân do căng thẳng cơ xương khớp.
Mua ngay: Băng đai bảo vệ mắt cá chân Phiten Tại đây
Ngoài ra, một đặc điểm mà không có bất kỳ đai bảo vệ cổ chân nào trên thị trường có được, ngoại trừ Phiten, đó là công dụng kích thích dòng điện sinh học trong cơ thể thông qua công nghệ Aqua Titanium. Nhờ vậy là đai bảo vệ cổ chân của Phiten có thể hỗ trợ điều hòa tuần hoàn và tăng cường lưu thông máu, giảm được tình trạng tê mỏi do ứ đọng khí huyết.
Để mua được sản phẩm của Phiten với giá ưu đãi và chất lượng tốt nhất. Bạn có thể liên hệ các địa chỉ sau đây:
Thông tin liên hệ:
- Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Hotline: 035 330 0088
- Website: https://www.phiten.vn/
- Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
- Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
- Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA