Gai cột sống và những điều bạn cần biết

2 years ago
Mục lục

    Gai cột sống sẽ gây nên những cơn đau dai dẳng và có thể khiến cho người bệnh hạn chế hoặc mất khả năng vận động. Vì vậy, việc nắm được những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa được chứng gai cột sống từ sớm. Hãy cùng Phiten tìm hiểu những thông tin này ngay sau đây nhé!

    1. Tìm hiểu về chứng gai cột sống

    Gai cột sống gần như là một quá trình tất yếu của sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, đĩa đệm sẽ bị hao mồn và mất nước, dây chằng cố định khớp cũng trở nên lỏng lẻo. Để chống lại quá trình lão hóa này cơ thể tạp ra các gai xương (mấu xương), phần xương này mọc ra phía ngoài và và hai bên để cố gắng duy trì sự ổn định của cột sống, lâu dần các mấu xương này phát triển thành gai cột sống.

    Gai cột sống có thể bị ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng gặp nhiều nhất ở những vùng đốt sống chịu nhiều áp lực nhất như đốt sống cổ và đốt sống lưng dưới. Và mỗi vị trí gai cột sống khác nhau lại có những đặc điểm và mức độ đau khác nhau.

    Gai cột sống có thể bị ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống

    Gai cột sống có thể bị ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống

    Mọi người thường lầm tưởng giữa chứng gai đốt sống và thoái hóa đĩa đệm với nhau. Tuy nhiên, hai bệnh lý này lại rất khác nhau, trong đó thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài và làm cho bao xơ bị chèn ép và gây áp lực lên rễ thần kinh. Còn gai cột sống là do sự hình thành các gai xương để chống lại quá thình thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, hai bệnh lý này có điểm chung đó là đều có phần thừa ra là gai xương hoặc nhân nhầy gây chèn ép lên các mô xung quanh như dây chằng, rễ thần kinh, tủy sống gây đau dữ dội cho người bệnh.

    2. Dấu hiệu nhận biết gai cột sống ở giai đoạn sớm

    Điều đáng tiếc là bệnh gai cột sống rất khó để nhận biết ở giai đoạn sớm vì không có các dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải đối mặc với những cơn đau dữ dội và buộc phải đi khám bệnh thì họ mới phát hiện ra mình đã mắc chứng gai cột sống. Tuy nhiên, nếu quan tâm kỹ đến sức khỏe bạn cũng có thể phát hiện ra một số triệu chứng của bệnh ở giai đoạn sớm:

    • Thường bị đau buốt ở cổ hoặc lưng, tuy nhiên trước khi bị đau buốt thì sẽ cơ thể của bạn sẽ cảnh báo trước với những đợt cứng khớp và tê mỏi thường xuyên. Một thời gian sau cơn đau của bạn sẽ tăng về cả tần suất và mức độ.
    • Chân tay thường bị tê bì hoặc mất cảm giác, điều này là vì các gai xương sẽ chèn ép lên hệ thống thần kinh ở cột sống làm việc dẫn truyền cảm giác bị giảm suất.
    • Thường xuyên bị yếu cơ và ngày càng giảm khả năng tự chủ và vận động cơ bắp.

    Bên cạnh những triệu chứng trên thì còn một số dấu hiệu khác cũng giúp cảnh báo sớm chứng gai cột sống như mệt mỏi toàn thân, khó khăn khi đi lại, tụt cân nhanh chóng, mất cảm giác ở một bộ phận trong cơ thể,...

    3. Nguyên nhân của chứng gai cột sống

    Để hiểu hơn về bệnh gai cột sống thì bạn cần phải biết được nguyên nhân nào gây nên bệnh lý này. Theo nghiên cứu, thì có một số nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này:

    • Tuổi già: tuổi tác là yếu tố quan trọng gây ra bệnh gai cột sống, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh này càng lớn.
    • Lối sống ít vận động: làm việc với cường độ cao, thường xuyên phải đi, đứng hoặc ngồi ở một tư tế trong thời gian dài khiến cột sống bị tổn thương và dần hình thành các gai xương ở cột sống.
    • Tổn thương cột sống mạn tính: cột sống bị viêm hoặc tổn thương thường xuyên do chấn thương thể thao hoặc tai nạn khiến việc hình thành gai xương được hình thành nhanh chóng.

    Cột sống bị gai xương

    Cột sống bị gai xương

    Sự hình thành gai xương ở những trường hợp trên được cho là liên quan đến hiện tại tích tụ canxi do quá trình thoái hóa và xương khớp bị bào mòn. Hoặc quá trình tự phục hồi sau những chấn thương xương khớp cũng làm tăng hàm lượng canxi ở các đốt sống là quá trình tạo gai xương diễn ra nhanh hơn bình thường.

    4. Ai là người dễ bị gai cột sống?

    Bệnh gai cột sống thường gặp ở một số đối tượng như:

    • Người già, người cao tuổi do bị đĩa đệm bị lão hóa và lặng đọng canxi.
    • Người làm việc nặng nhọc như bê hàng hóa nặng và khuân vác.
    • Người phải ngồi hoặc đứng làm việc trong một thời gian dài và không nghỉ ngơi hoặc giải lao phù hợp.
    • Người thường xuyên bị chấn thương thể thao hoặc tai nạn làm tổn thương đốt sống.
    • Người bị thừa cân hoặc béo phì, áp lực lên cột sống lớn gây tăng việc hình thành gai xương.

    5. Liệu gai cột sống có thể trị khỏi hoàn toàn được không?

    Liệu bệnh gai cột sống có thể điều trị được không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Bởi vì bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng gây giảm chất lượng cuộc sống và mất khả năng vận động. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là bệnh lý này hầu như không thể điều trị hoàn toàn được mà chỉ có thể làm giảm được một số triệu chứng hoặc làm giảm tần suất hoặc mức độ của các cơn đau do gai xương gây nên.

    Nghỉ ngơi phù hợp

    Nghỉ ngơi phù hợp

    Một số phương pháp được sử dụng để hỗ trợ điều trị được phần nào các triệu chứng của bệnh như là:

    • Sử dụng thuốc Tây Y: Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất hiện nay để cải thiện tình trạng của cột sống. Nó đặc biệt hiệu quả đối với các triệu chứng như đau nhức, khó chịu, tê tay chân. Tuy nhiên, hãy tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
    • Các loại thảo mộc dân gian: Các bài thuốc dân gian cũng được biết đến để điều trị  hiệu quả các vấn đề về tủy sống như bưởi, chanh và ngải cứu. Cả hai bài thuốc này đều phổ biến và ít tác dụng phụ.
    • Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Bệnh nhân gai đốt sống cần lưu ý hạn chế làm những công việc mang vác nặng nhọc, vất vả. Đồng thời duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý.  
    • Phục hồi chức năng: Tập thể dục và phẫu thuật là hai cách  hiệu quả giúp phục hồi chức năng. Tập thể dục được coi là cách giúp phục hồi sự dẻo dai của cơ, khớp và giảm đau, tuy nhiên phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có hiệu quả, nếu không cải thiện thì phải phẫu thuật để loại bỏ phần gai xương.

    6. Cách phòng ngừa chứng gai cột sống

    6.1. Chế độ ăn hợp lý

    Tương tự với những bệnh lú xương khớp khác thì để phòng ngừa bệnh gai cột sống thì bạn cần có một chế độ ăn hợp lý với nhiều rau củ, vitamin D và canxi. Ngoài ra, bạn cần phải kiểm soát được lượng calories nạp vào mỗi ngày để quản lý cân nặng để không bị thừa cân, béo phì gây áp lực lên cột sống.

    Bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể

    Bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể

    Nhiều người lo lắng rằng, liệu có nên bổ sung canxi nếu có nguy cơ bị gai cột sống không, bởi vì nguyên nhân của gai cột sống là do lắng đọng canxi. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta giảm lượng canxi nạp vào cơ thể, bởi vì thiếu hụt canxi sẽ khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh chóng và phục hồi sau tổn thương chậm hơn. Vì vậy, bạn vẫn phải bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể.

    6.2. Tập luyện thể thao thường xuyên

    Tập luyện một số bộ môn như yoga, bơi lội và đi bộ có thể hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Tránh các môn thể thao gây ảnh hưởng đến cột sống như cử tạ và thể dục dụng cụ.

    6.3. Duy trì tư thế sinh hoạt tốt

    Ngồi làm việc với một tư thế không tốt như cong lưng hoặc rướn người trong thời gian dài sẽ gây áp lực rất lớn lên vùng đốt sống cổ và thắt lưng. Khiến cho nguy cơ bị thoái hóa đĩa đệm và hình thành gai xương rất cao. Vì vậy bạn cần duy trì một tư thế làm việc thật tốt.

    Một tư thế ngồi làm việc chuẩn là ngồi thẳng lưng, hai chân đặt trên sàn hoặc đặt trên miếng kê chân, thắt lưng hơi tựa nhẹ vào ghế. Nếu màn hình máy tính làm việc quá xa hoặc thấp hơn so với tầm nhìn thì bạn nên kê cao lên và kéo gần lại hoặc hơi đưa mắt xuống để nhìn. Không nên cong lưng và cúi đầu để làm việc.

    Tư thế làm việc với máy tính đúng

    Tư thế làm việc với máy tính đúng

    Một tip để bạn có thể duy trì được một tư thế làm việc tốt và trợ lực cho cột sống lưng là sử dụng băng đai bảo vệ lưng. Với băng đai bảo vệ lưng thì thắt lưng của bạn sẽ luôn được cố định và giữ thẳng trong quá trình sinh hoạt và làm việc. Đồng thời, băng đai bảo vệ sẽ giúp phân bổ đều lực ra cả các cơ lưng và cơ bụng, giúp giảm áp lực lên cột sống lưng.

    Ngoài ra, một điểm độc đáo của băng đai bảo vệ lưng Phiten với lớp “Phild” chứa AQUA TITANIUM và AQUA PALLADIUM. Với công nghệ này, băng đai bảo vệ lưng sẽ kích thích lưu thông máu ở lưng, giúp giảm đau và cứng khớp do ứ đọng khí huyết.

    Mua ngayBăng đai bảo vệ lưng Phiten

    7. Kết luận

    Gai cột sống là bệnh lý để lại khá nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh lý này lại còn không thể điều trị hoàn toàn được. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm để ngăn chặn bệnh lý này.

    Thông tin liên hệ

    ? Hotline: 035 330 0088

    ? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/ 

    ? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    ? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    ?Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    ?Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    ?Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    ?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA