Đau thần kinh tọa có thể tập thể dục không?

2 years ago
Mục lục

    Đau thần kinh tọa có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này. Đặc biệt, có rất nhiều người bị đau thần kinh tọa phân vân liệu họ có thể tập thể dục không? Bài viết này Phiten sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này và hiểu rõ hơn về bệnh lý này!

    1. Tổng quan về đau thần kinh tọa

    Dây thần kinh tọa nằm ở đâu và có vai trò gì trong cơ thể?

    Dây thần kinh tọa là một trong các dây thần kinh dài nhất trong cơ thể của chúng ta. Cụ thể, dây thần kinh này chạy từ thắt lưng dưới đến các ngón chân, có nhiệm vụ kiểm soát chức năng vận động và nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể mà nó đi qua. Dây thần kinh tọa còn có tên gọi khác là dây thần hông to. Một người bình thường sẽ có hai dây thần kinh tọa nằm ở hai bên cơ thể.

    Đau thần kinh tọa thực chất là gì?

    Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo dây thần kinh hông to hay dây thần kinh tọa. Tức là người bệnh cảm thấy khó chịu và đau kéo dài từ vùng lưng dưới xuống chân và các ngón chân. Bệnh tuy chỉ gây đau nhức một bên dây thần kinh nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Đặc biệt, người bệnh sẽ đi lại vô cùng khó khăn, đau nhức mỗi khi cử động, ngay cả khi tập thể dục. Vì vậy, nhiều người thắc mắc rằng người bị đau dây thần kinh tọa có thể tập thể dục được hay không.

    Đau thần kinh tọa khiến bệnh thân  đau nhức từ vùng thắt lưng đến ngón chân

    Đau thần kinh tọa khiến bệnh thân  đau nhức từ vùng thắt lưng đến ngón chân

    Tình trạng đau thần kinh tọa sẽ thường xảy ra từ 30 - 50 tuổi, đặc biệt tỷ lệ nam giới mắc bệnh lý này lại cao hơn nữ rất nhiều. Đồng thời, có một nghiên cứu thú vị cho thấy hầu hết các trường hợp bị đau thần kinh tọa có liên quan rất lớn đến các bệnh lý đĩa đệm khiến rễ dây thần kinh tọa bị chèn ép.

    2. Nguyên nhân nào dẫn đến đau thần kinh tọa?

    Thoát vị đĩa đệm

    Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh đau dây thần kinh tọa. Khi bị thoát vị đĩa đệm thì nhân đĩa đệm tại vị trí L5S1 và L4L5 đã tách ra khỏi bao xơ gây chèn ép trực tiếp và làm tổn thương dây thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau nhức.

    Bệnh xương khớp

    Các rối loạn về xương khớp như hẹp ống sống, thoái hóa đốt sống, viêm đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống thắt lưng cũng là các nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng đau thần kinh tọa ở người lớn tuổi.

    Quá trình lão hóa do tuổi tác

    Khi càng lớn tuổi thì tốc độ của quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Lúc này, xương khớp, đặc biệt là cột sống bị lão hóa sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa. Và đó là lý do tại sao bệnh đau dây thần kinh tọa thường xuất hiện ở những người lớn tuổi.

    Chấn thương ở thắt lưng hoặc chi dưới

    Các chấn thương ở vùng thắt lưng hoặc chi dưới trước đó nếu không được điều trị kịp thời và phù hợp thì các di chứng của nó rất có thể sẽ tích tụ và gây nên bệnh lý đau thần kinh tọa. 

    Lão hóa là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng đau thần kinh tọa

    Lão hóa là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng đau thần kinh tọa

    Các thói quen sinh hoạt không tốt

    Thói quen đứng một chỗ hoặc đi lại quá nhiều và đi giày cao gót trong thời gian dài,…có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, làm việc nặng và thường xuyên mang vác nặng cũng có thể khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương, gây ra những cơn đau dai dẳng.

    3. Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không?

    Người bị đau thần kinh tọa thường khá khó khăn khi vận động, thậm chí là ngay cả khi họ tập thể dục thì cơn đau cũng vô cùng dữ dội mà không hề thuyên giảm. Vì vậy, họ vô cùng đắn đo và phân vân liệu có nên tiếp tục tập thể dục, thể thao khi đang bị đau thần kinh tọa hay không? Và câu trả lời chắc chắn là “Có”, bởi vị khi bị thần kinh tọa bị tổn thương thì người bệnh thường bị tê và cứng khớp khiến các chuyển động rất khó khăn, việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Đặc biệt là khi tập các môn thể thao vận động lưng và chân thì các tác động lực sẽ giúp các nhóm cơ và khớp tại các khu vực này giãn ra, giúp giảm bớt áp lực đang chèn ép lên dây thần kinh.

    Tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng tê và cứng khớp 

    Tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng tê và cứng khớp 

    Ngoài ra, thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên còn giúp góp phần nuôi dưỡng sức khỏe của sụn khớp, đồng thời hỗ trợ tăng cường độ bền, độ linh hoạt của các khớp. Đặc biệt, việc tập thể dục còn giúp cải thiện khả năng đàn hồi của đốt sống và tăng cường việc giải phóng endorphin - hormone hạnh phúc, giúp người bệnh đỡ đau và kháng viêm hiệu quả. 

    Có một số môn thể thao mà các chuyên gia về xương khớp và thần kinh khuyến cáo người bị đau thần kinh tọa nên tập luyện, cụ thể:

    Đi bộ

    Đây là một trong những môn thể thao được nhiều người, ngay cả những người khỏe mạnh lựa chọn. Các chuyên gia xương khớp cho biết, người bị đau thần kinh tọa có thể lựa chọn đi bộ để giảm đau, miễn là đi bộ với cường độ và thời gian hợp lý.

    Theo đó thì đi bộ với tốc độ 40 - 50 bước/phút trong 15 - 30 phút mỗi ngày sẽ tác động một lực vừa phải đến cơ thắt lưng và chân, từ đó giúp giải phóng các dây thần kinh tọa đang bị chèn ép, từ đó có tác dụng cải thiện bệnh.

    Lưu ý: Mang giày và quần áo thoải mái khi đi bộ, và chuẩn bị sẵn nước uống để tránh bị khát. Ngoài ra, không nên cố gắng đi bộ khi mệt, có thể nghỉ ngơi khoảng 5 phút để phục hồi sức lực rồi mới tiếp tục đi bộ.

    Đi bộ hằng ngày giúp giảm đau nhức khi đau thần kinh tọa

    Đi bộ hằng ngày giúp giảm đau nhức khi đau thần kinh tọa

    Bơi lội

    Có thể nói, bơi lội mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho người bệnh đang bị đau dây thần kinh tọa. Trước hết, chúng ta đều biết rằng bơi lội giúp tăng thể tích khoang phổi, giúp quá trình trao đổi khí diễn tốt hơn, cung cấp nhiều oxy hơn, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy khỏe khoắn, phấn chấn hơn. 

    Ngoài ra, trong quá trình bơi lội, tâm trí của bạn sẽ được thư giãn trong làn nước mát, dẫn đến áp lực lên đốt sống ít hơn và mức độ áp lực lên dây thần kinh tọa cũng được cải thiện đáng kể.

    Lưu ý: Trước khi bơi, bạn nên khởi động kỹ. Ngoài ra, hãy chọn kiểu bơi nhẹ nhàng (chẳng hạn như bơi ếch) ở cự ly 500m với thời gian 25-30 phút mỗi ngày. Bạn có thể bơi vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

    Tập Yoga

    Khi bị đau thần kinh tọa, chắc chắn bạn không thể thực hiện những động tác kỹ thuật khó. Tuy nhiên, những tư thế nhẹ nhàng và đơn giản như tư thế em bé (child’s pose), tư thế tam giác (trikonasana), tư thế rắn hổ mang (cobra pose) đều hoàn toàn rất phù hợp với người bị đau thần kinh tọa.

    Những tư thế yoga nhẹ nhàng rất phù hợp với người đau thần kinh tọa

    Những tư thế yoga nhẹ nhàng rất phù hợp với người đau thần kinh tọa

    Thông thường đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa, nguyên tắc chung là vận động nhẹ nhàng, khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày, 4 - 5 ngày trong tuần. Nếu vận dụng đúng nguyên tắc này sẽ rất có lợi cho việc điều trị bệnh.

    4. Lưu ý khi tập luyện thể dục dành cho người đau thần kinh tọa

    Tóm lại, người bị đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể tập thể dục bình thường. Tuy nhiên, những bệnh nhân này chỉ nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng với cường độ phù hợp, đồng thời tốt hơn nên sử dụng nên các băng đai bảo vệ hỗ trợ để hạn chế các áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa. Các lưu ý cụ thể đối với người đau thần kinh tọa khi tập thể dục:

    4.1. Lựa chọn bài tập và môn thể thao phù hợp

    Ở những người bị đau thần kinh tọa, cơn đau xuất hiện khi các cơ xương và rễ thần kinh bị đè ép. Đồng thời, khả năng chịu áp lực của cột sống, đặc biệt là lưng bị suy giảm nên việc vận động có thể khó khăn hơn bình thường. Vì vậy, việc lựa chọn một bài tập thể dục khoa học là vấn đề mà người bệnh cần lưu ý. Bệnh nhân nên thảo luận về các lựa chọn tập thể dục với bác sĩ của họ và lập kế hoạch tập luyện phù hợp. Đối với những bài tập đặc thù của người bệnh, nhẹ nhàng, ít dùng sức của lưng là lựa chọn thích hợp.

    Chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng

    Chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng

    4.2. Xây dựng chế độ tập luyện phù hợp

    Tập thể dục với cường độ vừa phải có thể có tác dụng tích cực và giảm các tổn thương ở những người bị đau thần kinh tọa. Trước khi tập, người bệnh nên khởi động, làm nóng người 10 phút, bắt đầu tập với cường độ nhẹ hơn để cơ thể thích nghi, sau đó tăng dần cường độ cho phù hợp với sức chịu đựng của người bệnh. Người bệnh chú ý không vận động quá nhanh hoặc quá cường độ cao để không gây ra những chấn thương không đáng có.

    Ngoài ra, người bệnh chỉ nên dành 20 - 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Thời điểm tập tốt nhất là vào buổi sáng ở nơi có địa hình bằng phẳng, thông thoáng, không khí trong lành. Tập kết hợp với hít thở nhịp nhàng tránh mất sức để có kết quả tốt nhất.

    4.3. Sử dụng băng đai bảo vệ khi tập thể dục

    Vị trí dễ bị tổn thương nhất của dây thần kinh tọa dẫn đến chứng đau thần kinh tọa chính là phần rễ thần kinh nằm ở thắt lưng, đây là vị trí chịu áp lực nhiều nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi mắc các vấn đề về đĩa đệm và sụn khớp. Vì vậy, để hạn chế làm nghiêm trọng hơn tình trạng chèn ép dây thần kinh và giảm đau nhức mỗi khi cử động trong quá trình tập thể dục thì việc sử dụng băng đai bảo vệ thắt lưng là cần thiết. 

    Băng đai bảo vệ thắt lưng sẽ giúp giữ ổn định cho các khớp và cột sống của bạn, hạn chế tình trạng sai lệch khớp do các chuyển động đột ngột dẫn đến chấn thương và chèn ép thần kinh tọa. Đồng thời, băng đai bảo vệ thắt lưng cũng giúp trợ lực cho cột sống thắt lưng, nhờ vậy là giảm áp lực lên các khớp đốt sống và dây thần kinh tọa, kết quả là người bệnh sẽ đỡ đau hơn khi vận động. 

    Đặc biệt hơn, nếu người bệnh sử dụng băng đai bảo vệ thắt lưng Phiten với công nghệ AQUA TITANIUM thì công dụng giảm đau còn được tăng cường lên gấp nhiều lần. Vì công nghệ này sẽ giúp kích thích dòng điện sinh học trong cơ thể từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng cứng hoặc khô khớp do đau thần kinh tọa gây nên. 

    Băng đai bảo vệ thắt lưng

    Tham khảo thêm các sản phẩm băng đai bảo vệ thắt lưng Phiten, tại đây!

    Kết luận

    Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh nên tích cực vận động thể dục thể thao vừa sức, theo khả năng của mình, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt, nhằm đẩy lùi biến chứng bại liệt của bệnh.

    Thông tin liên hệ

    ? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    ? Hotline: 035 330 0088 

    ? Website: https://www.phiten.vn/ 

    ? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    ? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    ?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    ?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    ?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    ?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA