Đau đầu gối khi leo cầu thang là mắc bệnh gì? Có trị được không?
Các cơn đau đầu gối khi leo cầu thang thường có xu hướng kéo dài, tái phát thường xuyên gây nên nhiều sự bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này có thể có các mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng bất kể là mức độ độ nào thì đây đều là dấu hiệu cảnh bảo cho những bệnh lý hoặc tổn thương xương khớp cần được điều trị ngay.
Để biết được đau đầu gối khi leo cầu thang là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh lý gì và có nguy hiểm không thì bạn hãy cùng tìm hiểu với Phiten trong bài viết này nhé!
1. Tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang là gì?
Đau đầu khối khi leo cầu thang đôi khi chỉ là tình trạng thông thường do vận động nhiều dẫn đến căng cơ hoặc mệt mỏi, không phải là dấu hiệu của bệnh lý hoặc chấn thương. Nhưng nếu tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang của bạn kèm với các triệu chứng sau thì bạn cần nên lưu ý:
- Cả vùng đầu gối đều bị đau nhức âm ỉ và trở nên dữ dội hơn mỗi khi nhấc chân hoặc cử động, mức độ đau không thuyên giảm sau 1 - 2 ngày mà ngày càng tăng lên.
- Khớp khối trở nên cứng, khó vận động và di chuyển.
- Một vài trường hợp đau đầu gối kèm theo bầm tím, sưng đỏ, phù nề hoặc biến dạng khớp.
Tình trạng đau đầu gối mỗi khi leo cầu thang thường gặp ở các đối tượng lớn tuổi hoặc trung niên. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là hiện nay ngày càng nhiều người trẻ tuổi gặp phải tình trạng này. Để hiểu hơn tại sao lại có vấn đề này xảy ra thì cùng Phiten tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân của tình trạng này nhé!
Người lớn tuổi thường bị đau khớp gối khi leo cầu thang
2. Do đâu bạn lại bị đau đầu gối khi leo cầu thang?
Đầu gối là khớp phải gánh chịu áp lực rất lớn của cơ thể và áp lực này còn tăng lên gấp 2 - 3 lần mỗi khi chúng ta di chuyển và vận động, vì vậy đây là vị trí vô cùng dễ bị tổn thương. Những tổn thương này nếu nghiêm trọng có thể sẽ để lại các di chứng hoặc tái phát nhiều lần khiến người bệnh đau đầu khối khi đi cầu thang hoặc khi đứng lâu. Có một số nguyên nhân được cho là liên quan trực tiếp đến tình trạng này:
Thoái hóa khớp gối
Tình trạng thoái hóa khớp gối xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân chính là do sự lão hóa khớp gây nên. Ngoài ra thì những người có tính chất công việc phải đứng lâu, đi bộ nhiều hoặc người thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối. Thoái hóa khớp gối được chẩn đoán bằng chụp X - quang khi phần sụn ở đầu gối bị mỏng và mài mòn hơn so với bình thường, nghiêm trọng hơn hai chỏm đầu xương của bệnh nhân có thể mất gây nên tình trạng đau đớn mỗi khi nhấc chân bước lên cầu thang.
Viêm khớp gối
Viêm khớp gối thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương khớp gối, gút, viêm bao hoạt dịch, viêm gân… gây đau khớp gối, đau nặng hơn khi vận động hoặc vận động nhiều, đau tái phát khi thời tiết thay đổi, khớp gối kêu lục cục khi đi, đau khi leo cầu thang… đây đều là những triệu chứng mà người bệnh viêm khớp gối có thể gặp phải.
Viêm khớp gối khiến khớp gối của bạn đau nhức kéo dài
Tràn dịch khớp gối
Chấn thương, nhiễm trùng và bệnh khớp là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp bất thường. Thông thường, bệnh tràn dịch khớp có một số biểu hiện như đầu gối sưng đỏ, cảm giác nặng và đau khi duỗi chân, thậm chí không thể đi lại bình thường.
Một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh nặng hơn là tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Khi trọng lực của cơ thể vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp và bào mòn sụn nhanh chóng.
Viêm bao hoạt dịch
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối như:
- Khớp gối phải làm việc liên tục trong thời gian dài - Do tính chất công việc, các cử động khớp gối trong thời gian dài như đứng lâu, đi lại nhiều có thể gây ra tình trạng viêm bao hoạt dịch.
- Đầu gối từng bị chấn thương.
- Một biến chứng của thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm bao hoạt dịch khớp gối.
- Tuổi tác - Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, thoái hóa khớp làm giảm độ dẻo dai của xương… dễ dẫn đến bệnh viêm bao hoạt dịch.
Khô khớp, cứng khớp
Người ít vận động không chỉ khiến hệ xương khớp yếu đi mà còn khiến khớp gối bị khô. Khô khớp gối là tình trạng khớp tiết ra ít hoặc không có chất nhầy bôi trơn khớp, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi cử động, khó co duỗi, đau khi leo cầu thang hoặc các dốc đứng... Đặc biệt, với các trường hợp bị khô khớp nghiêm trọng hoặc ở giai đoạn mụn thì khi bệnh nhân bước đi có thể phát ra các tiếng lục cục.
Căng cơ
Chấn thương đột ngột hoặc tập thể dục gắng sức là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu gối do căng cơ. Các chấn thương do căng cơ thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu các nhóm cơ xung quanh bị ảnh hưởng có thể gây đau khi lên xuống cầu thang và các hoạt động tương tự.
Vận động thể thao quá mức có thể gây căng cơ khớp gối
Trong trường hợp này, mọi người nên sớm đi khám bác sĩ chỉnh hình để được điều trị kịp thời và loại bỏ các cục máu đông bên dưới khớp gối nếu có.
Tổn thương dây chằng
Dây chằng chéo bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau nối hai mặt khớp gối lại với nhau.. Tuy nhiên, dây chằng chéo trước hay ACL có thể dễ bị chấn thương (giãn hoặc đứt), gây đau đầu gối, sưng tấy, đi lại khó khăn hoặc đau đầu gối khi leo cầu thang. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng sẽ dần biến mất, tuy nhiên sẽ có hiện tượng teo cơ và lỏng lẻo phần kết nối giữa xương đùi và xương chày.
Lối sống không lành mạnh
Ngày nay, các chuyên gia xương khớp cho biết việc những người trẻ tuổi bị đau nhức xương khớp ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể, các bác sĩ cho biết rằng bệnh nhân của họ thường phàn nàn khá nhiều về tình trạng đau đầu gối khi leo cầu thang, hoặc đau nhức mỗi khi cử động khớp gối.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy hầu hết bệnh đau khớp gối sớm của người bệnh là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên thức khuya, ngồi vắt chéo chân, ngồi kiểu xếp bằng, sử dụng nhiều rượu bia và các chất kích thích, đồ uống có ga. Nước ngọt, ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn… Theo thời gian, xương khớp có thể yếu đi và bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan, trong đó có đau khớp gối.
3. Đau đầu gối khi leo cầu thang liệu có nguy hiểm không?
Đau đầu gối khi leo cầu thang là dấu hiệu cảnh báo cho các tổn thương của đầu gối. Những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh đau khớp gối khi leo cầu thang là biến dạng khớp, suy nhược cơ và tăng nguy cơ bại liệt.
Vì vậy, khi có dấu hiệu đau khớp gối, người bệnh không nên bỏ qua hoặc chủ quan. Nếu cảm thấy tình trạng đau khớp gối không thuyên giảm, nhất là khi vận động khớp gối, cơn đau vẫn tiếp diễn và lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu các cơn đau không giảm sau vài ngày, bệnh nhân nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
4. Biện pháp điều trị đau đầu gối khi leo cầu thang
4.1. Cách biện pháp điều trị đơn giản tại nhà
Trong trường hợp đau khớp gối nhẹ khi leo cầu thang, người bệnh có thể thực hiện các cách điều trị tại nhà như sau:
- Chườm nóng 2-3 lần/ngày để giảm đau. Bạn có thể dùng lá ổi, ngải cứu rang nóng thay cho nước nóng để giảm sưng, đau hiệu quả hơn.
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng đầu gối, kết hợp với cao tinh dầu bạc hà để xoa bóp hiệu quả hơn.
- Di chuyển nhẹ nhàng khớp gối với bắp chân vuông góc với đùi, dùng hai tay giữ chặt khớp gối và duỗi nhẹ nhàng 20 lần.
- Bất động khớp gối để khớp ổn định và tránh chấn thương, chậm lành do vận động quá sức.
- Thiết lập một chế độ ăn uống thích hợp và bổ sung nhiều dinh dưỡng cho xương khớp của bạn như các loại cá, bông cải xanh, quả mọng và các loại gia vị như, tiêu, gừng và tỏi.
4.2. Vật lý trị liệu kết hợp sản phẩm bổ trợ
Vật lý trị liệu là phương pháp giúp giảm đau khớp khối khi leo cầu thang hiệu quả. Phương pháp này có thể giúp cải thiện, khôi phục và duy trì chức năng của khớp, giúp người bệnh thoát ra khỏi cơn đau nhanh chóng mà không bắt buộc phải dùng thuốc điều trị.
Vật lý trị liệu là phương pháp giúp giảm đau khớp khối khi leo cầu thang hiệu quả
Bên cạnh việc điều trị đau khớp gối bằng vật lý trị liệu thì việc sử dụng thêm sản phẩm bổ trợ, cụ thể là băng đai bảo vệ khớp gối cũng rất cần thiết đối với người hay bị đau đầu gối khi leo cầu thang. Băng đai này sẽ giúp khớp của bạn được ổn định hơn, tương tự như cơ chế bảo vệ của dây chằng đối với khớp. Hơn nữa, việc liên kết và cố định khớp cũng đồng thời giúp trợ lực cho hoạt động của khớp được diễn ra trơn tru và linh hoạt hơn, chế đau khớp do cứng khớp.
Bên cạnh đó, với băng đai bảo vệ đầu gối Phiten nhờ công nghệ AQUA TITANIUM, được phát triển độc quyền bởi Phiten và đã được FDA chứng nhận về độ an toàn và hiệu quả. Công nghệ này sẽ ứng dụng dòng điện từ của các kim loại quý đặc biệt là Titan để kích thích dòng điện sinh học trong cơ thể, từ đó giúp điều hòa tuần hoàn máu đến khớp, cải thiện tình trạng cứng khớp, khô khớp của bệnh nhân.
Tham khảo thêm sản phẩm Băng đai bảo vệ đầu gối Phiten, Tại đây!
4.3. Sử dụng thuốc để giảm đau
Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Đông hoặc Tây y để giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, cần có sự chỉ định của bác sĩ và sự chăm sóc chu đáo trong quá trình sử dụng.
4.4. Phẫu thuật
Khi các biến chứng trở nên nghiêm trọng, gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Trước khi được chỉ định sử dụng phương pháp này, bệnh nhân sẽ trải qua hàng loạt xét nghiệm như chụp X-quang, đo mức độ loãng xương, cộng hưởng từ… để bác sĩ xem xét và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuy cơn đau ít hơn sau khi thay khớp gối, đồng nghĩa với việc bạn không phải vận động gắng sức, tập thể dục hoặc ngồi xổm, ngồi xếp bằng,...
Kết luận
Đau đầu gối khi leo cầu thang là tình trạng khá phổ biến ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên bạn cần phân biệt được tình trạng này là do các tổn thương cơ học hoặc do bệnh lý gây nên để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý để tránh để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động.
Thông tin liên hệ
? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA