Cùng Phiten tìm hiểu về về thoát bị đĩa đệm
Theo thống kê Việt Nam có khoảng 30% dân số đang gặp phải tình trạng đau lưng, phần nhiều trong số đó có liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Bệnh lý này có xu hướng xảy ra chủ yếu ở những đối tượng 30 - 60 tuổi. Hiểu về bệnh lý và thay đổi lối sống kịp thời sẽ giúp bạn phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài khiến đĩa đệm bị xẹp và các đốt sống của bạn sẽ cọ xát vào nhau gây áp lực cho các rễ thần kinh cột sống, dẫn đến tình trạng đau mỏi lưng mạn tính.
Bất kỳ đốt sống ở vị trí nào đều có thể bị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên tình trạng này phổ biến nhất ở cột sống lưng và cột sống cổ. Điều này là do các vị trí này là phải gánh chịu nhiều áp lực nhất khi chúng ta đứng và ngồi. Đặc biệt, với những người có thói quen và tư thế sinh hoạt không đúng thì tình trạng này thì càng nghiêm trọng hơn.
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm của một người. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ được đánh giá là có liên quan lớn đến bệnh lý này.
- Chấn thương - Chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông tác động một lực lớn lên cấu trúc đốt sống và địa đệm, làm biến đổi cấu trúc sinh lý bình thường của bộ phận này. Khi các chấn thương này tích lũy lâu dài mà không được điều trị hợp lý và kịp thời, lâu dần có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
- Tư thế không đúng - Tư thế sai ở đây không chỉ là tư thế ngồi làm việc mà cả tư thế đi và nằm của bạn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đốt sống. Ngoài ra, việc lao động và bưng bê đồ vật nặng cũng rất dễ gây chấn thương cho đĩa đệm.
- Quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể - Càng lớn tuổi phần vòng sụn của bạn càng bị mất nước và trở nên xơ hóa, kém đàn hồi khiến nhân nhầy bị tràng ra bên ngoài, chính vì vậy càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm của bạn sẽ càng cao.
Một số yếu tố nguy cơ khác được cho là có liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm:
Bệnh lý cột sống đã mắc từ trước - Một số bệnh lý liên quan đến cột sống như gù lưng hoặc cong vẹo cột sống từ trước, cũng sẽ khiến bạn dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn những người khác. Điều này là do khi cột sống của bạn không ở trạng thái tự nhiên mà bị cong hoặc gù thì áp lực phân bổ có mỗi đốt sống sẽ không đồng đều, khiến cho một số vị trí đĩa đệm phải chịu áp lực lớn hơn các vị trí khác và trong thời gian dài. Kết quả là, các vị trí đĩa đệm này dễ bị xơ hóa và dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Đặc thù nghề nghiệp - Một số công việc yêu cầu bạn cần phải bưng bê, khuân vác vật nặng hoặc nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc 8 - 10 tiếng mỗi ngày khiến áp lực lên cột sống nhất là vị trí ở đốt sống thắt lưng từ L1 - L5 rất lớn trong thời gian dài. Điều này không chỉ gây nên cho bạn những cơn đau lưng mà còn khiến bạn dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm do thường xuyên bưng vác vật nặng
Cân nặng dư thừa hoặc béo phì - Một điều hiển nhiên là nếu bạn bị thừa cân thì áp lực lên các đốt sống của bạn sẽ lớn hơn bình thường, vì vậy mà chúng cũng dễ bị tổn thương hơn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, những người bị béo phì có nguy cơ bị các bệnh lý về đĩa đệm và đốt sống cao hơn 12 lần so với người bình thường.
Mang giày cao gót thường xuyên - Khi mang giày cao gót đốt sống của bạn sẽ bị đẩy cong và không ở trạng thái tự nhiên của đốt sống lúc di chuyển. Điều này có ảnh hưởng tương tự như việc ngồi hoặc đứng với tư thế không đúng trong thời gian dài. Chính vì vậy mà bạn cũng sẽ bị chấn thương cột sống nhiều hơn.
2. Thoát vị đĩa đệm có phải bệnh lý nguy hiểm không?
Sự thật là thoát vị đĩa đệm gần như là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ trở thành vấn đề đáng lưu tâm khi tình trạng thoái hóa đĩa đệm diễn ra quá sớm hoặc quá nghiêm trọng khiến bạn bị đau lưng mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.
Nếu như tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn đang ở giai đoạn đầu, tức là bao xơ chưa bị rách và nhân nhầy chưa bị thoát ra ngoài thì bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà kết hợp với thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng này, các kết quả cho thấy tỷ lệ thành công có thể lên đến 95%.
Nếu bệnh lý thoát vị đĩa đệm của bạn đã tiến triển đến giai đoạn rách và tràn nhân nhầy ra ngoài thì cần phải khám bệnh và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ để hạn chế các biến chứng không mong muốn. Một số biến chứng của thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời bao gồm: rối loạn đại tiểu tiện, chèn ép rễ thần kinh tủy sống gây rối loạn cảm giác, hội chứng đau khập khễnh cách hồi,.v.v.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
3. Những lưu ý cho những người bị thoát vị đĩa đệm
Nếu bạn đã và đang bị thoát vị đĩa đệm, thì bên cạnh tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ bạn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình trị liệu để đạt kết quả tốt hơn:
Không nên nằm quá nhiều - Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm của bạn nghiêm trọng và đang điều trị thì nằm nghỉ ngơi vài ngày sẽ giúp giảm cảm giác đau ở lưng và chi dưới. Nhưng sau đó, nếu bạn sợ đau mỗi khi vận động mà nằm quá nhiều sẽ khiến các khớp của bạn bị co cứng và giảm sự linh hoạt. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ để giúp khớp bạn linh hoạt hơn và đĩa đệm của bạn cũng sẽ được phục hồi tốt hơn.
Lưu ý tư thế khi nằm ngủ - Tư thế nằm ngủ vừa tác động đến chất lượng giấc ngủ vừa ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng cột sống của bạn. Chất lượng giấc ngủ được đảm bảo thì sức khỏe của bạn sẽ tốt hơn và quá trình phục hồi của bạn cũng diễn ra nhanh hơn. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm các chuyên gia thường khuyến cáo nên nằm nghiêng co gối hoặc nằm sấp và kê gối ở dưới bụng, nếu bạn không quen với việc nằm nghiêng hoặc nằm sấp thì bạn có thể nằm ngửa nhưng cần kê một chiếc gối mỏng ở ngay dưới đầu gối để giữ cho cột sống của bạn được cong tự nhiên khi nằm.
Lựa chọn đệm ngủ phù hợp - Dù đệm được làm từ cao su nhân tạo hoặc cao su tự nhiên thì đều cần có độ cứng và chiều dày phù hợp để tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Bởi vì đệm quá mỏng hoặc quá mềm sẽ khiến cho cột sống lưng của bạn không được giữ ở tư thế tự nhiên khi ngủ.
Lựa chọn đệm ngủ phù hợp
Không được ngồi xổm - Tư thế ngồi xổm tác động một lực nén rất lớn lên phần cột sống và đĩa đệm, đồng thời thì tình trạng chèn ép rễ thần kinh tủy sống cũng nghiêm trọng hơn. Ngồi xổm trong thời gian dài hoặc thường xuyên sẽ khiến bệnh lý của bạn trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt - Bệnh nhân cần thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi hoặc đứng sau một thời gian, đồng thời khi thay đổi tư thế bạn cần phải di chuyển từ từ thật chậm không nên thay đổi một cách đột ngột khiến đốt sống đang bị chấn thương của bạn không kịp thích nghi.
Không chơi chơi các môn thể thao có động tác xoay và vặn người - Một vài môn thể thao như Golf, tennis, cầu lông hoặc bóng rổ, bóng chuyền thì bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, dù là khỏi bệnh rồi thì bạn cũng không nên chơi. Bởi vì, chơi những môn thể thao này có thể khiến các sụn của bạn chấn thương trở lại và tái diễn tình trạng thoát vị đĩa đệm lần nữa.
4. Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Mặc dù, thoái hóa đĩa đệm là một quá trình tất yếu của sự lão hóa, nhưng nếu bạn có một số dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm như đau thắt lưng dữ dội và đột ngột hoặc đau âm ỉ và lan tỏa thường xuyên, đôi khi kèm với triệu chứng tê và yếu chi ngay khi chỉ mới 20 - 50 tuổi, thì khả năng rất cao là bạn có thể mắc thoát vị đĩa đệm nếu không thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống và phòng ngừa kịp thời. Một số phương pháp sau đây được các chuyên gia khuyến cáo là có khả năng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm:
Lựa chọn đệm ngủ phù hợp
Cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bởi vì khi càng lớn tuổi thì quá trình thoái hóa sụn khớp và xương diễn ra càng nhanh. Cho nên, người lớn tuổi cần phải tăng cường bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống hằng ngày để chống lại quá trình lão hóa xương khớp của cơ thể.
Chế độ ăn bổ sung canxi và vitamin D
Tập luyện thể thao thường xuyên
Một số môn thể thao như bơi lội, chạy bộ, đạp xe và yoga được khuyến cáo là rất tốt cho việc ngăn ngừa các bệnh lý đốt sống, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, việc tập luyện thể thao thường xuyên cũng giúp bạn duy trì cân nặng cơ thể ở mức ổn định.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá hoặc rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe của bạn mà còn khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp. Những người nghiện thuốc lá lâu năm có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các chất này, mà tốt hơn hết là tránh sử dụng hoàn toàn.
Không nên uống bia rượu thường xuyên
Cố gắng duy trì một tư thế cơ thể đúng
Tư thế sai là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đĩa đệm, vì vậy việc duy trì một tư thể cơ thể đúng trong sinh hoạt và công việc là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là tư thế ngồi làm việc, bạn cần phải giữ cho cột sống mình ở tư thế tự nhiên nhất khi ngồi làm việc. Để làm được như vậy bạn cần giữ cho cột sống thắt lưng và cổ luôn thẳng không nên cúi cổ và cong lưng khi làm việc.
Để biết chính xác tư thế ngồi của bạn có đúng hay không và duy trì được tư thế này ngay cả khi bạn đang tập trung làm việc, bạn có thể sử dụng các sản phẩm phụ trợ như băng đai bảo vệ lưng Phiten. Với băng đai lưng này, thắt lưng của bạn sẽ luôn được cố định và duy trì ở trạng thái độ cong tự nhiên của cột sống khi ngồi. Vì vậy, mà bạn sẽ tránh được việc đau lưng khi phải ngồi nhiều giờ cả ngày.
Đặc biệt, băng đai bảo vệ lưng Phiten sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu nhờ công nghệ AQUA TITANIUM. Nhờ đó mà bạn sẽ tránh được tình trạng tê mỏi lưng và cứng khớp do máu không lưu thông vì không vận động trong thời gian dài.
Mua ngay: Băng đai bảo vệ lưng Phiten
5. Kết luận
Trên đây là một số thông tin về thoát vị đĩa đệm và cách làm sao để phòng ngừa bệnh lý này. Phiten mong rằng bài viết này sẽ cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh lý này và có thể phòng ngừa nó một cách hiệu quả.
Thông tin liên hệ
? Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA