Chìa khóa khắc phục chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy
Mỗi ngày, cổ của chúng ta phải làm việc chăm chỉ để nâng đỡ đầu. Ban đêm là thời điểm duy nhất mà cổ được nghỉ ngơi và thư giãn, nhưng lại có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến tư thế và giấc ngủ của bạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và còn khiến cho bạn đối mặt với sự đau mỏi và tê cứng cổ vào buổi sáng hôm sau. Vậy thì làm thế nào để cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa chứng đau cứng cổ? Bài viết này Phiten sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Mỗi ngày, cổ của chúng ta phải làm việc chăm chỉ để nâng đỡ đầu. Ban đêm là thời điểm duy nhất mà cổ được nghỉ ngơi và thư giãn, nhưng lại có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến tư thế và giấc ngủ của bạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và còn khiến cho bạn đối mặt với sự đau mỏi và tê cứng cổ vào buổi sáng hôm sau. Vậy thì làm thế nào để cải thiện giấc ngủ và ngăn ngừa chứng đau cứng cổ? Bài viết này Phiten sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Các triệu chứng đau cổ khi ngủ dậy
Cảm giác đau cứng cổ khi vừa ngủ dậy có nhiều mức độ khác nhau, từ cảm giác khó chịu, đau nhói khi xoay cổ đến đau dữ dội khi cổ cử động cổ, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, bởi vì làm hạn chế khả năng chuyển động đầu cổ.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau cứng cổ vào mỗi buổi sáng
Tư thế ngủ không đúng
Tư thế ngủ sai là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đau cổ khi ngủ dậy. Tư thế ngủ nghiêng đầu khi ngủ sẽ gây áp lực lên các cơ, mạch máu và dây thần kinh ở cổ. Điều này làm cho điều hòa máu không không tốt và giảm khả năng điều khiển cơ của não làm cho cổ bị tê cứng và đau khi ngủ dậy.
Gối ngủ quá cao hoặc quá thấp
Sự ảnh hưởng của chiều cao gối đến cột sống
Gối có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ và đốt sống phần cổ. Nếu bạn ngủ trên gối quá cao có thể gây đau nhức đầu, tê thần kinh, chóng mặt,… nghiêm trọng hơn có thể gây thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt, những người thích nằm gối cao thường hay có thêm thói quen ngủ nghiêng, cả hai thói quen này đều ảnh hưởng xấu đều gây căng cơ và cong vẹo đốt sống cổ.
Trường hợp nếu ngủ gối quá thấp, thì máu sẽ dồn về não nhiều hơn gây nên chứng tụ máu, gây nên các triệu chứng như hoa mắt, mắt và mặt sưng húp, chóng mặt.
Cử động đột ngột khi ngủ
Hiện tượng cử động đột ngột khi ngủ thường gặp khi bạn rơi vào giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement), đây là giai đoạn mà bạn sẽ trải qua các giấc mơ sống động. Thường thì ở giai đoạn này tủy sống sẽ ức chế việc dẫn truyền thần kinh làm giảm trương lực cơ, khiến cho cơ thể bạn ngừng cử động. Nhưng trong một số trường hợp, sự ức chế này kém hiệu quả hoặc không có, khiến bạn cử động cơ bắp khi đang mơ. Những cử động này nếu quá mạnh và đột ngột có thể gây căng cơ, bong gân và các chấn thương nghiêm trọng khác.
Các chấn thương trước đó
Các chấn thương xương khớp có thể gây đau cứng cổ
Một số chấn thương khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh sẽ không gây đau ngay lập tức, mà có thể gây đau sau vài ngày. Các triệu chứng khó chịu và đau buốt này thường xuất hiện rõ vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
Bệnh xương khớp
Triệu chứng đau mỏi cổ khi ngủ dậy vào sáng sớm có thể là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp khác, bao gồm:
- Thoái hóa đốt sống cổ: do các diện đốt sống, bao hoạt dịch, dây chằng và đĩa đệm dần dần xuất hiện các triệu chứng tổn thương, hư hại dẫn đến thoái hóa. Đây là bệnh lý mãn tính và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: nguyên nhân của bệnh là do tư thế ngủ hoặc ngồi không đúng, các chấn thương hoặc do sự lão hóa khiến nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm thoát hết ra ngoài, tăng sức ép lên các dây thần kinh và tủy sống vùng cổ.
- Đau cơ xơ hóa: đây là tình trạng đau cơ mãn tính, cơn đau cơ thường ở vùng cổ, vai, gáy, đôi khi có thể lan đến vùng ngực, xung quanh xương ức và xương sườn.
Mẹo xử trí khi bị đau cứng cổ
Nghỉ ngơi
Trung bình đầu của một người trưởng thành nặng khoảng 5 kg đến 6,3 kg, điều này đồng nghĩa là cột sống của bạn không những phải hỗ trợ giữ ổn định cơ thể mà còn phải chịu một tải trọng rất lớn. Đặc biệt là khi có tư thế nằm hoặc ngồi không đúng, trọng lực này sẽ không được phân bổ đồng đều lên các đốt sống mà sẽ dồn lên đốt sống cổ gây nên tình trạng đau mỏi cổ. Các cơn đau này sẽ đặc biệt rõ ràng vào buổi tối và sáng sớm. Vì vậy, việc nghỉ ngơi và lựa chọn một tư thế nghỉ ngơi phù hợp đóng vai trò tiên quyết trong việc cải thiện tình trạng đau cứng cổ.
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Chườm lạnh hoặc chườm nóng giúp giảm đau cứng cổ
Liệu pháp dùng nhiệt được chứng mình là có hiệu quả tốt đối với các cơn đau cơ. Việc chườm nóng khi bị đau cứng cổ có thể giúp thư giãn các cơ, kích thích tuần hoàn, giảm cảm giác tê bì.
Đối với trường hợp, đau nhói, sưng tấy và cứng cổ bạn có thể thử chườm lạnh trong vòng 10 – 15 phút, để làm giảm cảm giác đau và khó chịu. Tuy nhiên, bạn nên tránh không nên chườm lạnh ngay vào sáng sớm bởi vì khi vừa thức dậy, huyết áp bạn đang thấp, việc chườm lạnh ngay lập tức gây tăng huyết áp đột ngột, làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở người lớn tuổi, người có các bệnh tim mạch mãn tính, đái tháo đường hoặc béo phì.
Massage cổ
Massage cổ nhẹ nhàng
Việc massage nhẹ nhàng có thể làm tăng lưu thông máu, thư giãn các cơ, đây là liệu pháp hữu hiệu để giảm nhức mỏi cổ - vai – gáy. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ xoa bóp nhẹ nhàng để kéo giãn các cơ, tránh dùng lực quá mức gây đau đớn. Tốt hơn là nên kết hợp với các sản phẩm xoa bóp chuyên dụng như dầu xoa bóp hoặc các loại kem dưỡng xoa bóp để hạn chế sự ma sát gây kéo căng cơ.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm: Sữa dưỡng thể Metax Lotion
Vận động cổ nhẹ nhàng
Một số bài tập cổ nhẹ nhàng giúp khởi động cơ cổ buổi sáng có thể làm bớt tình trạng đau và cứng cổ mà bạn có thể tham khảo:
- Ngửa – gập cổ: hít vào ngửa đầu lên trời giữ 5 giây và thở ra gập cổ xuống sao cho cằm của bạn chạm vào ngực, giữ yên 5 giây và lặp lại động tác này 5 lần.
- Nghiêng cổ: nghiêng cổ về bên phải hơi ngửa về phía sau giữ 5 giây, rồi xoay cổ theo chiều kim đồng hồ, nghiêng về bên trái dừng lại 5 giây. Lặp lại động tác 5 lần mỗi bên.
- Xoay cổ: Nhìn thằng, giữ cằm vuông góc với mặt đất, thẳng lưng, quay cổ sang phải rồi sang trái, lặp lại động tác 5 lần.
Lưu ý, khi thực hiện các động tác này nên thực hiện thật chậm, tránh chuyển động cổ quá nhanh gây căng cơ và làm tình trạng đau cứng cổ của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau
Trường hợp cơn đau của bạn làm bạn quá khó chịu, bạn có thể thử một số thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol, ibuprofen,… dưới sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ khắc phục triệu chứng tạm thời không trị dứt điểm được nguyên nhân. Nên nếu cơn đau của bạn kéo dài và kèm với các triệu chứng như đau đầu, đau ngực, khó thở, tê bì, ngứa ran ở vùng cổ và ngực, hoặc khó nuốt thức ăn thì bạn nên đến khám bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại các di chứng nghiêm trọng về xương khớp.
Bí quyết giúp ngăn ngừa chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy
Tư thế ngủ đúng
Tư thế nằm ngửa giúp hạn chế tình trạng đau cứng cổ khi ngủ dậy
Dù nằm nghiêng hay nằm sấp đều gây sức ép lên đốt sống cổ do đầu bị đẩy sang một bên. Vì vậy, hãy tập thói quen nằm ngửa để ngăn ngừa đau cứng cổ vào buổi sáng, vừa hạn chế được nhiều bệnh về cột sống.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cảm thấy thoải mái với ngủ nghiêng thì bạn nên kê thêm một chiếc gối nhỏ ở chân để giữ xương sống của bạn được thẳng, tránh căng thẳng cột sống.
Thay đổi thói sống
Hạn chế cúi đầu sử dụng thiết bị điện tử
Đau cứng cổ có thể là hậu quả của việc căng cứng do các thói quen sinh hoạt hằng ngày, vì thế hạn chế các hoạt động ảnh hưởng xấu đến đốt sống cổ sau đây có thể giúp hạn chế tình trạng này:
- Hạn chế cúi đầu để sử dụng điện thoại hoặc các thiết điện tử trong thời gian dài.
- Không ngồi yên một chỗ hoặc một tư thế liên tục nhiều giờ.
- Ngủ hoặc sinh hoạt trong môi trường quá lạnh như nhiệt độ điều hòa quá thấp hoặc gió thổi trực tiếp vào cổ có thể gây tê cứng cổ.
Chọn gối ngủ phù hợp
Sử dụng gối phù hợp đóng vai trò quan trọng để có một giấc ngủ ngon. Nguyên tắc chung khi chọn gối ngủ là tìm một chiếc gối có thiết kế giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Đảm bảo rằng cổ của bạn không bị gập hoặc uốn cong bất thường khi ngủ. Cổ, lưng dưới và ngực của bạn được thẳng hàng.
Đối với người có thói quen nằm ngửa thì gối bằng cao su hoặc lông vũ là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, với những người thường ngủ nghiêng thì nên ưu tiên lựa chọn gối Memory Foam, loại gối này sẽ giúp hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống làm giảm áp lực lên các đốt sống cổ. Bên cạnh đó gối memory foam còn giúp điều chỉnh nhiệt độ với cấu trúc các lỗ nhỏ li ti, cho phép không khí tự do lưu thông, mang lại cảm giác mát mẻ hơn khi ngủ so với gối truyền thống.
Một trong các loại gối memory foam rất được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt là tại thị trường Nhật Bản, là Gối Shiatsu của Phiten với công nghệ Aqua – Gold. Gối được tạo từ bọt polyurethane có cấu trực xốp, dưới tác dụng của trọng lực, gối sẽ uốn theo hình dạng của đầu, và sau đó sẽ khôi phục lại như ban đầu khi không có tác dụng của trọng lực. Cho nên, dù bạn ngủ nghiêng hay xoay người thường xuyên trong lúc ngủ thì gối luôn ôm lấy đầu bạn, giúp giảm căng thẳng cho cột sống và cải thiện tuần hoàn máu lên não của bạn khi ngủ.
Sự đặc biệt của tất cả các sản phẩm Phiten là công nghệ Aqua Metal độc quyền, với dòng sản phẩm gối Shiatsu thì chúng tôi tạo ra một lớp Aqua-Gold bên ngoài để tăng khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa mùi hôi cực kỳ hiệu quả.
Gối Shiatsu của Phiten với công nghệ Aqua - Gold
Mua ngay: Gối Phiten Star Series Aqua - Gold Shiatsu Zero Feeling
Kết luận
Tê cứng và đau cổ sau khi ngủ dậy tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hãy duy trì cho bản thân các thói quen tốt để ngăn ngừa tình trạng này. Nếu được, hãy đầu tư cho bản thân một chiếc gối ngủ phù hợp để cải thiện giấc ngủ và nâng cao sức khỏe.
Thông tin liên hệ:
● Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
● Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
● Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
● Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
● Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
● Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
● Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
● Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA