Cách sử dụng băng quấn thể thao cho các chấn thương chân phổ biến
Hoạt động thể chất là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mỗi người. Tập luyện thể thao góp phần ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường tư duy, khả năng học hỏi và sự phán đoán. Cải thiện các triệu chứng lo âu trầm cảm.
Tuy nhiên, bất kỳ hoạt động thể thao nào đều có nguy cơ chấn thương. Một số môn thể thao vận động mạnh thì nguy cơ chấn thương lại càng cao hơn, đặc biệt là các chấn thương ở chân. Bài viết này sẽ trình bày cho bạn biết các chấn thương phổ biến của các môn thể thao và cách phòng ngừa hiệu quả.
Một số chấn thương chân phổ biến khi chơi thể thao phổ biến
Chấn thương chân khi chạy
Chấn thương chân khi chạy
Chứng cứng khớp Hallux
Chứng cứng khớp Hallux (Hallux Hardus) là bệnh liên quan đến sự mòn khớp cơ của ngón chân cái (thường là do viêm khớp gây nên), gây đau và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến cứng các khớp cổ chân và ngón chân cái và cứng ngón chân cái cũng là triệu chứng điển hình của bệnh.
Chứng cứng khớp Hallux xảy ra khi khớp xương cổ chân bị hỏng và mòn theo thời gian. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách phát triển xương như một cơ chế để tự bảo vệ. Khi xương ngày một phát triển khiến khu khu vực khớp trở nên hẹp lại làm ngón chân cái mất đi sự linh hoạt. Tình trạng này sẽ càng trở nên tồi tệ theo thời gian, và tiến triển dần thành viêm xương khớp.
Phồng rộp
Phồng rộp do chạy bộ nhiều
Phồng rộp thực chất không phải là chấn thương xương khớp mà là tình trạng các tổn thương ở da. Trên da xuất hiện các vết phồng rộp với túi chứa chất lỏng, nguyên nhân là do da cọ xát hoặc ma sát quá mức. Đối với những người chạy bộ thì mụn nước thường xuất hiện ở vùng ngón chân, gót chân và xung quanh vùng chân. Để ngăn ngừa mụn nước bạn nên chọn một đôi giày phù hợp, băng bó chân cẩn thận khi chạy.
Hội chứng đau cẳng chân
Hội chứng đau cẳng chân hay Shin splints là chấn thương phổ biến nhất khi chạy. Chạy bộ gây áp lực lớn lên vùng cẳng chân. Bàn chân phải gánh chịu 2,5 đến 3 lần trọng lượng cơ thể trong mỗi sải chân. Bạn chạy càng nhanh, trọng lượng và lực nén xuống phần dưới càng lớn. Khi bạn tăng cường độ tập luyện nhanh chóng, cơ thể bạn không thể thích nghi kịp thời, bạn có thể bị hội chứng đau cẳng chân. Hội chứng này đặc trưng bởi cảm giác đau hoặc nhức dọc theo xương ống quyển. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh lý này bằng cách khởi động cẩn thận trước khi tập luyện và sử dụng băng quấn thể thao.
Viêm cân gan chân
Cơ bàn chân là một cấu trúc mô liên kết dày chạy dọc từ gót chân đến ngón chân và hỗ trợ vòm chân của bạn. Viêm cân gan chân là tình trạng đau đớn xuất phát từ các kích thích hoặc viêm ở cân gan chân. Nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau gót chân.
Chấn thương chân khi đạp xe
Chấn thương chân khi đạp xe
Hầu hết các chấn thương khi đạp xe là do tai nạn, nhưng cũng có những chấn thương do vận động quá sức. Do thời gian ngồi trên xe đạp của người đi xe đạp quá lâu - thường là hàng giờ đồng hồ - các chấn thương mô mềm có thể phát triển theo thời gian.
Đau cổ chân
Đau cổ chân là một thuật ngữ chung để chỉ chứng đau ở bàn chân của bạn. Nó thường được gây ra bởi giày chật hoặc căng cơ quá mức. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách đổi một đôi giày vừa vặn với chân hơn và sử dụng thêm các phụ kiện hỗ trợ như miếng lót giày, băng quấn thể thao hoặc băng đai hỗ trợ cổ chân chuyên dụng.
Viêm cân gan chân
Đau do viêm cân gan chân
Người đi xe đạp cũng có thể bị viêm cân gan chân do yên xe quá thấp hoặc quá cao, hoặc đạp xe khi đang chấn thương. Vì phải ngồi hàng giờ trên yên xe nên việc đảm bảo an toàn cho các gân cơ, tránh hiện tượng gân cơ bàn chân bị kéo căng quá mức, mất tính đàn hồi dẫn đến viêm.
Dị cảm – Paresthesias
Dị cảm là cảm giác bất thường ở một vùng cơ thường là ngứa ran, châm chích, bỏng rát hoặc buốt lạnh và kèm với cảm giác tê bì. Nguyên nhân thực thể thì chưa được xác định cụ thể, nhưng đối với người đi xe đạp là do hoạt động phải ngồi trên xe thời gian dài khiến máu kém lưu thông xuống chi dưới.
Chấn thương chân trong bóng đá
Đau do chấn thương khi đá bóng
Turf toe
Turf toe hay còn được biết là tình trạng trẹo ngón chân cái khi bạn uốn cong ngón chân cái quá mức về phía đầu bàn chân gây bong gân hoặc tổn thương các dây chằng xung quanh ngón chân. Bệnh lý này không chỉ gặp vận động viên bóng đá mà còn gặp nhiều môn thể thao khác như bóng rổ, đấu vật, thể dục dụng cụ, khiêu vũ,…
Hội chứng đau cẳng chân
Tình trạng này cũng rất phổ biến ở những người chơi đá bóng, các cầu thủ chạy với cự ky 5 – 10 km mỗi trận. Chạy nhiều và kết hợp với nhiều kiểu chạy khác nhau như chạy chậm, chạy nước rút, khiến cẳng chân có nguy cơ bị hội chứng đau cẳng chân - Shin splints.
Viêm gân Achilles
Viêm gân Achilles khiến các cầu thủ không thể vận động liên tục trong thời gian dài, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thi đấu. Bởi vì, trong một trận đấu họ chỉ được nghỉ giữa hiệp hoặc là khi chấn thương, điều này đồng nghĩa với việc họ không thể có thời gian để các khớp được phục hồi kịp thời.
Chấn thương chân khi chơi bóng rổ
Chấn thương khi chơi bóng rổ
Bong gân mắt cá chân
Do chuyển động nhảy, luồn lách sang hai bên liên tục nên bong gân mắt cá chân trở nên cực kỳ phổ biến ở các vận động viên bóng rổ từ chuyên nghiệp đến không chuyên. Bong gân mắt cá chân bao gồm chấn thương ở xương ống chân và xương bắp chân, và đôi khi cần phải phẫu thuật.
Cách sử dụng băng quấn thể thao để phòng ngừa các chấn thương phổ biến
Phương pháp trị liệu các vấn đề xương khớp bằng băng dán đàn hồi (Kinesio Tape) được nghiên cứu bởi Tiến sĩ Kenzo Kase vào những năm 1970 tại Nhật Bản. Các băng quấn thể thao được sử dụng để giúp tăng sự ổn định và ngăn ngừa các chuyển động xấu cho cơ – xương – khớp, đồng thời đây là một liệu pháp giúp giảm đau hiệu quả đã được chứng mình bởi nhiều nghiên cứu y học uy tín.
Băng quấn cơ thể thao mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, tuy nhiên bạn cần biết được cách sử dụng chính xác thì mới mang lại hiệu quả thực sự. Vì vậy, Phiten sẽ cung cấp cho bạn một số cách sử dụng để bảo vệ và ngăn ngừa với một số chấn thương phổ biến khi chơi thể thao.
Xem thêm vài viết: Giải mã công dụng thực sự của băng dán cơ thể thao Phiten
Chứng cứng khớp Hallux
Bạn cần cắt hai miếng băng dài khoảng 12 – 15 cm, một miếng trong đó thì cắt đôi một đầu tầm 7cm để tạo thành như hình “chữ Y”. Thực hiện các bước dán tương tự như hình bên dưới:
Viêm cân gan chân
Chuẩn bị 3 miếng băng cơ thể thao, 1 miếng chiều dài khoảng 20 – 25 cm và 2 miếng còn lại dài khoảng 10 – 15 cm. Miếng dài nhất dán từ vùng lòng bàn chân kéo dài đến cổ chân. Với hai miếng băng còn lại dán lần lượt như mô tả trên hình.
Hội chứng đau cẳng chân
Chuẩn bị 3 miếng băng: 1 miếng chiều dài khoảng 30cm, 2 miếng còn lại dài từ 10 – 15 cm. Miếng dài nhất dán dọc theo xương cẳng chân. Sau đó xác định vùng đau và dán 2 miếng băng còn lại tương tự như hình.
Mua băng quấn thể thao chất lượng ở đâu?
MUA NGAY: Băng dán cơ Phiten Titanium Tape X100 Stretched
Trên hiện nay có nhiều vô số loại băng dán cơ thể thao, tuy nhiên để lựa chọn được loại băng có chất lượng tốt và thực sự mang lại hiệu quả lại không phải là đơn giản. Tuy băng dán cơ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu dùng phải sản phẩm kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất tập luyện và độ an toàn khi vận động của bạn. Vì vậy, mà bạn cần lựa chọn một nhãn hàng và một địa điểm mua uy tín.
Băng dán cơ thể thao Phiten với công nghệ Aqua metal độc quyền, đã được FDA chứng nhận về độ an toàn – chất lượng - hiệu quả. Bên cạnh các đặc tính của một loại băng dán cơ thể thao cơ bản thì băng dán cơ thể thao Phiten được phủ thêm một lớp Aqua Titanium giúp tăng cường tác dụng hỗ trợ tuần hoàn và lưu thông máu.
Nếu bạn chưa biết mua băng dán cơ thể thao Phiten ở đâu cho uy tín thì bạn có thể tham khảo các địa chỉ sau:
● Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
● Website: https://www.phiten.vn/
● Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
● Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore