Bạn biết gì về thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp trong cơ thể. Đau, sưng và cứng là những triệu chứng điển hình ở bệnh nhân thoái hóa khớp. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể đều có thể mắc phải vấn đề này, nhưng thoái hóa khớp khối là phổ biến nhất.
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Mỗi khớp đều trải qua chu kỳ tổn thương và tự sửa chữa trong suốt vòng đời của nó, nhưng đôi khi quá trình sửa chữa khớp của cơ thể gặp phải những vấn đề khiến chúng bị rối loạn. Những rối loạn này có thể xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp trên cơ thể của bạn, và nó được gọi là thoái hóa khớp.
Khớp là một phần của cơ thể nơi hai hoặc nhiều xương giao nhau, ở khớp gối của bạn, đó là xương đùi và xương ống chân. Các đầu xương của chúng ta được bao phủ bởi một lớp mô trơn và nhẵn, được gọi là sụn. Điều này cho phép xương di chuyển và cọ sát vào nhau mà không gây ra lực ma sát quá lớn và bảo vệ khớp của bạn khỏi sự căng thẳng.
Đầu gối của bạn cũng có hai vòng sụn chính khác nhau của một là sụn chêm và hai là sụn khum, giúp chia đều trọng lượng lên khớp gối của bạn. Ngoài ra thì còn có các sụn bên cũng giúp hỗ trợ cho hoạt động của khớp gối.
Sụn khớp bị phá vỡ trong thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn trong khớp gối của bạn bị phá vỡ. Khi điều này xảy ra, các xương ở khớp gối của bạn cọ xát với nhau, gây ra ma sát khiến đầu gối của bạn bị đau, cứng hoặc sưng lên. Một điều đáng tiếc là thoái hóa khớp hầu như không thể chữa khỏi một cách hoàn toàn, tuy nhiên có một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Ai bị thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng cực kỳ phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, đặc biệt là phụ nữ trên 50 tuổi. Các thống kê chỉ ra rằng, phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn là nam giới. Hầu hết tình trạng này bắt đầu phát triển sau tuổi 40 - 50. Nhưng các yếu tố liên quan khác như chấn thương, bệnh lý xương khớp khác và di truyền có thể tình trạng thoái hóa khớp gối của họ diễn ra sớm hơn.
3. Ảnh hưởng của thoái hóa khớp gối đến sức khỏe và cuộc sống của bạn
Nếu bị thoái hóa khớp gối, chắc hẳn bạn sẽ có lúc cảm thấy đầu gối của mình bị đau và cứng. Nó có thể chỉ ảnh hưởng đến một đầu gối, đặc biệt nếu bạn đã từng bị thương đầu gối trong quá khứ hoặc bạn có thể bị cả hai. Cơn đau của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc khi bạn cử động đầu gối và thường thì cơn đau sẽ giảm khi bạn nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn có thể gặp phải trình trạng cứng khớp vào buổi sáng sớm, tuy nhiên thì tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 15 đến 30 phút.
Cứng khớp vào buổi sáng sớm
Bạn có thể cảm nhận được cơn đau ở khắp đầu gối hoặc chỉ ở một vị trí nhất định như phía trước hoặc hai bên bên gối. Nó có thể tiến triển và khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn sau khi phải di chuyển đầu gối của bạn, chẳng hạn như đi lên hoặc xuống cầu thang. Đôi khi, người bệnh có cơn đau cấp khiến họ thức giấc trong đêm.
Bạn có thể thấy mình không thể di chuyển đầu gối một cách dễ dàng hoặc linh hoạt được như bình thường, hoặc nó có thể phát ra các tiếng kêu cót két hoặc lạo xạo khi bạn di chuyển.
Đôi khi đầu gối của bạn có thể bị sưng. Điều này có thể do hai nguyên nhân:
- Sưng cứng: khi xương ở rìa khớp lệch ra ngoài, hình thành các gai xương, gọi là u xương.
- Sưng mềm: khi khớp của bạn bị viêm và tiết dịch lỏng, đôi khi được gọi là tràn dịch khớp gối.
Đôi khi thoái hóa khớp gối có thể làm cho các cơ ở đùi yếu đi, do đó chân của bạn có thể trông gầy hơn, điều này có thể làm cho khớp trở nên kém ổn định.
Tác hại của bệnh xương khớp khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và giấc ngủ.
4. Cần làm gì để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối?
Không có cách chữa trị hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với cơn đau do thoái hóa khớp gối suốt đời. Thực tế thì, có một số phương pháp được các chuyên gia và bác sĩ khuyến cáo áp dụng để hỗ trợ điều trị, làm giảm đau và đồng thời cũng giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối.
4.1. Tập thể dục
Các khớp của bạn cần được vận động thường xuyên để đảm bảo chúng luôn được khỏe mạnh và linh hoạt. Đặc biệt, đối với những người thường xuyên bị cứng khớp và nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối thì việc tập luyện thể dục, thể thao lại càng quan trọng hơn nữa. Vì điều này giúp đảm bảo cho đầu gối có thể hoạt động một cách bình thường trở lại.
Tuy nhiên, bạn cần cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và vận động. Những người bị thoái hóa khớp cần được tập thể dục thường xuyên, nhưng nếu hoạt động quá nhiều hoặc với cường độ cao thì họ sẽ thường cảm thấy các cơn đau sẽ tăng lên về cả cường độ và tần suất. Nhưng nếu không tập luyện thì các khớp sẽ trở nên cứng lại và khó khăn trong vận động và di chuyển. Tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh đầu gối, từ đó việc phân bố lực lên khớp gối và các sụn xung quanh được đồng đều hơn và giảm được áp lực. Vì vậy, các cơn đau có thể được cải thiện và các triệu chứng của thoái hóa khớp sẽ dần được đẩy lùi.
Bơi lội được khuyến cáo cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Ban cần lưu ý cường độ vận động của mình. Bạn nên tập luyện khi mà khớp của bạn bình thường và không thấy đau. Khi có các triệu chứng khó chịu ở đầu gối bạn cần nghỉ ngơi và thư giãn khớp. Ngoài ra, đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thì các môn thể thao vận động chân mạnh sẽ không phù hợp vì nó sẽ gây chèn ép và tăng áp lực lên lớp sụn đang bị tổn thương nghiêm trọng. Thay vào đó các bài tập dưỡng sinh hoặc bơi lội được các chuyên gia ưu tiên khuyến cáo cho bệnh nhân.
4.2. Kiểm soát cân nặng
Thừa cân và béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng quan trọng không chỉ trong điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp mà còn nhiều vấn đề xương khớp khác nữa.
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Việc giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên đầu gối của bạn khi đi bộ, chạy nhảy hoặc lên xuống cầu thang. Vì vậy, mà các cơn đau dữ dội khi vận động và di chuyển của bạn cũng sẽ được cải thiện. Để kiểm soát cân nặng thì ban cần kết hợp giữa một chế độ ăn điều độ, cắt giảm calo và tăng cường tập luyện thể thao để đốt cháy mỡ thừa và năng lượng.
4.3. Giảm căng thẳng cho khớp gối
Đi giày với đế dày giúp giảm đau khớp
Để giảm đau và khó chịu trong thoái hóa khớp thì việc áp dụng các biện pháp để giảm sự căng thẳng của khớp gối là cực kỳ cần thiết. Sau đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo:
- Điều chỉnh cường độ hoạt động của bạn. Điều này nghĩa là bạn cần kết hợp hợp lý giữa hoạt động và nghỉ ngơi. Nếu công việc của bạn yêu cầu bạn cần phải đứng hoặc đi lại nhiều, thì bạn hãy cố gắng để ngồi xuống nghỉ ngơi 5 - 10 phút mỗi 1 - 2 giờ để tránh tình trạng đau khớp do căng thẳng quá mức. Hoặc nếu bạn là một nhân viên văn phòng và phải ngồi làm việc cả ngày thì bạn cần thỉnh thoảng đứng lên đi lại để tránh bị cứng khớp.
- Đi giày có đế dày và kích thường phù hợp với chân của bạn. Mang giày phù hợp có thể giảm áp lực lên đầu gối khi bạn đi bộ và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối.
- Dùng gậy chống nếu cần để giảm bớt sức nặng và căng thẳng cho đầu gối bị đau.
- Sử dụng tay vịn để hỗ trợ khi lên hoặc xuống cầu thang. Đi lên cầu thang từng cái một với chân khỏe mạnh hơn của bạn trước.
Chườm nóng lên đầu gối khi bị đau có thể giúp giảm đau và cứng của viêm xương khớp do thoái hóa gây nên. Chườm đá cũng có thể hữu ích nhưng cần lưu ý dù chườm nóng hay chườm đá thì không nên để đá hoặc túi chườm nóng hoặc chai nước nóng trực tiếp lên da - hãy bọc chúng bằng một lớp khăn hoặc vải.
Một số chuyên gia cũng khuyến cáo về việc sử dụng băng đai khớp gối để hỗ trợ phân bổ đều lực và giúp giữ cho đầu gối của bạn được ổn định hơn trong quá trình duy chuyển. Điều này nghĩa là sụn khớp của bạn sẽ chịu ít áp lực hơn. Vì vậy, cơn đau của bạn cũng sẽ được cải thiện được phần nào và ngăn ngừa được thoái hóa khớp nếu bạn là người có nguy cơ cao.
Mua ngay: Băng đai khớp gối Phiten
Điều đặc biệt khi bạn lựa chọn băng khớp gối Phiten là chúng tôi sử dụng công nghệ AQUA - TITANIUM, với đặc tính điều hòa dòng điện sinh học và kích thích tuần hoàn và lưu thông máu. Vì vậy, có thể cải thiện được tình trạng cứng khớp mà những người bị thoái hóa khớp gối thường hay mắc phải.
Để mua được sản phẩm Phiten chính hãng, uy tín, chất lượng và với giá tốt bạn có thể tham khảo các địa chỉ sau:
Thông tin liên hệ
- Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Hotline: 035 330 0088
- Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
- Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
- Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
- Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA
5. Kết luận
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mạn tính và phát triển theo thời gian. Thường bạn sẽ rất khó để nhận biết được các dấu hiệu của thoái hóa khớp ở các giai đoạn đầu và điều trị kịp thời khi còn có thể. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự phát triển của thoái hóa khớp, hoặc ít nhất là cũng có thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh