Bạn biết gì về thoái hóa đốt sống cổ
Ngồi làm việc một chỗ trong thời gian dài hoặc ngồi sai tư thế là những yếu tố khiến mọi người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng. Nếu muốn khắc phục và phòng ngừa bệnh lý này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng để có thể điều trị bệnh từ sớm.
1. Tổng quan về thoái hóa đốt sống cổ
Cấu tạo của cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống (từ C1 đến C7), giữa mỗi đốt sống có một đĩa đệm với phần nhân nhầy giữ vai trò như một tấm đệm giảm ma sát cho đầu khớp xương, những đĩa đệm này có thể hỗ trợ làm tăng độ linh hoạt và cột sống cổ có thể hoạt động nhịp nhàng hơn.
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi các sụn đốt sống bị mài mòn và ảnh hưởng đến cả đĩa đệm và xương ở cột sống. Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị và chăm sóc phù hợp có thể sẽ gây chèn ép và ảnh hưởng trực tiếp đến rễ thần kinh ở cột sống. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng khiến người bị bị cứng khớp, giảm khả năng vận động của cổ.
Ở giai đoạn sớm của bệnh các triệu chứng lại khá mờ nhạt và thường bị mọi người bỏ qua. Mọi người thường bị đau nhức cổ mạn tính trước khi tiến triển nặng, đây là cơ hội tốt nhất để điều trị bệnh nhưng mọi người thường không chú ý nhiều đến các triệu chứng ban đầu của bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn
2. Nguyên nhân nào khiến bạn bị thoái hóa đốt sống cổ?
Có rất nhiều dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, ngồi làm việc sai tư thế, lão hóa hoặc di truyền… là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ hơn. Cụ thể như sau:
Thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương - Các chấn thương gặp phải do tai nạn trước đó tác động trực tiếp đến cột sống cổ và khiến đốt sống cổ dễ bị thoái hóa hơn. Điều này được cho là các chấn thương do tác động ngoại lực lên cổ sẽ ảnh hưởng đến sụn và khiến chúng bị bào mòn nhanh hơn.
Ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài - Ngồi quá lâu một chỗ với một tư thế, đặc biệt là tư thế sai sẽ gây hại rất nhiều cho cột sống cổ của bạn. Trong đó, những người làm việc văn phòng là người có nguy cơ cao nhất bị thoái hóa đốt sống cổ.
Lão hóa và tuổi tác khiến đốt sống của bạn bị thoái hóa - Thoái hóa sụn khớp là một quá trình tự nhiên sự lão hóa. Đặc biệt là bắt đầu từ độ tuổi 50 trở đi, quá trình thất thoát dịch nhầy ở mô sụn diễn ra nhanh hơn, khiến vòng sợ trở nên xơ khô và cột sống bị mất tính ổn định vốn có mỗi khi vận động hoặc xoay người.
Yếu tố di truyền - Di truyền là một trong những yếu tố gây tăng tỉ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở bạn rất nhiều. Nếu gia đình bạn có người bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là mắc bệnh khi còn trẻ tuổi thì nguy cơ bạn gặp phải bệnh lý này sẽ cao hơn rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp - Thiếu hụt một số khoáng chất thiết yếu như canxi, magie và sắt trong thời gian dài khiến bạn tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Vì vậy, bạn cần xây dựng chế độ sinh dưỡng cân bằng, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia.
Ngồi sai tư thế và tuổi tác là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ
3. Triệu chứng ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn nhẹ của bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng ngày càng rõ nét và những triệu chứng này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Đau ở cùng cổ - vai - gáy - Là một trong những dấu hiệu kinh điển nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Cơn đau này có thể sẽ lan xuống cả cánh tay và có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
Tê tay - Ngoài đau nhức ở vùng cổ vai gáy thì người bị thoái hóa đốt sống cổ còn bị tê mỏi cánh tay, bàn tay, thậm chí mất cảm giác ở các ngón tay.
Nhức đầu và chóng mặt - Thoái hóa cột sống cổ thường có thể kèm với các triệu đau đầu, chóng mặt do thiếu máu não và chèn ép dây thần kinh. Một số bệnh nhân còn có thể bị ù tai, mờ mắt,...
Khó vận động cổ và phát ra tiếng lách cách khi xoay đầu - Tình trạng này thường xuất hiện mỗi khi người bệnh cử động cổ, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc khi bạn thức dậy vào buổi sáng.
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể bị đau vai gáy, đau đầu và cử động khó khăn
4. Bí kíp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Một điều đáng tiếc là nếu như tình trạng thoái hóa đốt sống cổ của bạn đã tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng thì hầu như là không thể điều trị và phục hồi sụn khớp như ban đầu được nữa. Chính vì vậy, phòng bệnh có vai trò vô cùng lớn để hạn chế bệnh lý này:
- Bạn nên chú ý không nên gắng sức quá mức khi làm việc. Bạn cần phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế các tác động xấu đến cột sống cổ.
- Nếu bạn là nhân viên văn phòng và phải làm việc với máy tính trong thời gian dài thì bạn nên tập thói quen thường xuyên đứng lên vận động nhẹ, không ngồi lâu một chỗ hoặc một tư thế, đồng thời kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học. Những thói quen này không chỉ giúp bạn phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
- Ngoài ra, ghế làm việc cũng cần phải có độ cao phù hợp với bàn làm việc, không quá cao cũng không quá thấp so với chiều cao của người sử dụng. Bạn cũng cần giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hoặc máy tính khi làm việc. Đồng thời, tốt hơn bạn nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu từ 17 inch trở lên để cơ cổ không bị căng và mỏi nếu dùng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, khoảng cách tốt nhất là bạn nên ngồi cách màn hình máy tính 50 - 60cm và đặt màn hình đặt dưới tầm mắt và lệch từ 10 - 20 độ. Không đặt màn hình máy tính quá cao hoặc thấp hơn tầm mắt của bạn.
- Nếu bạn đang ngồi cạnh bàn làm việc, hãy điều chỉnh ghế sao cho cẳng tay của bạn song song với sàn nhà và luôn giữ thẳng lưng và thẳng vai.
- Khi ngủ, thường xuyên thay đổi tư thế và tránh chỉ nằm một hoặc hai tư thế suốt đêm. Bạn nên tránh nằm sấp, vì khi này cổ của bạn sẽ có xu hướng bị cong xuống làm tăng áp lực lên các đĩa đệm và có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
- Để tránh bị trật hoặc tổn thương mỏm khớp dẫn đến tổn thương sụn và tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ, thì bạn không nên thường xuyên “vặn” hoặc “ấn cổ”.
Bố trí bàn làm việc kiểu công thái học
Bên cạnh việc thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cột sống cổ thì bạn cũng nên điều trị sớm các triệu chứng như đau cổ vai gáy sau khi ngồi làm việc trong thời gian dài. Bởi vì, nếu các tình trạng này kéo dài và tích tụ sẽ khiến đĩa đệm khớp bị tổn thương và tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Một trong các biện pháp giúp giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng và hiệu quả được nhiều người Nhật Bản yêu thích hiện này là sử dụng Băng dán cơ Phiten Titanium Power Tape X30. Sản phẩm với công nghệ Aqua Titanium độc quyền và hàm lượng Titanium gấp 30 lần so với các sản phẩm khác của Phiten. Với hàm lượng phân tử Titanium lớn như vậy thì hiệu quả kích hoạt dòng điện sinh học và điều hòa tuần hoàn trong cơ thể sẽ được tăng cường hơn rất nhiều lần. Khi khí huyết trong cơ thể của bạn được lưu thông tốt thì tình trạng đau cổ vai gáy và đau đầu do ngồi làm việc căng thẳng trong thời gian dài sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Mua ngay: Miếng Dán Cơ Phiten Titanium Power Tape X30
Cách dán băng dán cơ Phiten Titanium Power Tape X30 giảm đau cổ vai gáy
Kết luận
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây nhiều tác động không tốt đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh thì bạn nên đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Thông tin liên hệ
? Hotline: 035 330 0088
? Website: https://www.phiten-vietnam.vn/
? Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
? Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
?️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
?️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
?️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
?Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA