Ảnh hưởng của chứng mất ngủ đến sức khỏe của bạn
Hầu hết tất cả chúng ta đều từng bị mất thủ hoặc khó ngủ và chứng mất ngủ sẽ càng tăng khi bạn lớn tuổi. Lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm được xem là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên ngoài những nguyên nhân nội sinh như tâm lý thì các tác động bên ngoài cũng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ như nhiệt độ quá nóng, gối quá cứng hoặc các chất kích thích thần kinh.
Và kết quả của việc mất ngủ là bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không thể tập trung làm việc được vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, chứng mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất và tinh thần làm việc của bạn mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Trong bài viết này, chúng mình sẽ liệt kê các tác động của chứng mất ngủ đến sức khỏe của bạn, cũng như một số phương pháp để khắc phục chứng mất ngủ.
1. Bạn hiểu gì về chứng mất ngủ?
Theo khuyến cáo của trung tâm Centers for Disease Control and Prevention - CDC Hoa Kỳ thì một người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Nhưng thực tế thì, cứ 3 người thì lại có 1 người không ngủ đủ giấc theo khuyến nghị. Mất ngủ có thể là nguyên nhân hoặc kết quả của các vấn đề sức khỏe khác, và nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai.
Chứng mất ngủ được hiểu là tình trạng rối loạn giấc ngủ, người bị rối loạn giấc ngủ thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thường bị thức giấc giữa đêm hoặc thậm chí là không thể ngủ. Mất ngủ có thể chỉ diễn ra trong một hoặc vài đêm, nhưng cũng có thể kéo dài hằng tuần hoặc hằng tháng trời.
Chứng mất ngủ có thể gặp ở bất cứ ai
Tình trạng mất ngủ gần như là một vấn đề sức khỏe muôn thuở, vấn đề này không chỉ gặp ở người trưởng thành mà còn gặp ở trẻ em. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 đã chứng minh rằng, có khoảng ⅕ trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên có triệu chứng mất ngủ. Và tỷ lệ này cao nhất ở những bé gái từ 11 - 12 tuổi. Và tình trạng mất ngủ sẽ đặc biệt gia tăng khi tuổi tác càng lớn. Thực tế, một nghiên cứu tiến hành vào năm 2019 cho thấy 75% người từ 65 tuổi trở lên có triệu chứng mất ngủ.
Để hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Những điều cần biết để điều trị bệnh mất ngủ” của Phiten tại đây.
2. Điểm mặt các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của chứng mất ngủ
Phụ nữ thường mất ngủ nhiều hơn đàn ông
Theo National Institutes of Health (NIH) thì các yếu tố nguy cơ của chứng mất ngủ bao gồm:
- Tuổi tác - Càng lớn tuổi, nguy cơ mất ngủ càng cao.
- Tiền sử gia đình và di truyền - Trong cơ thể mỗi người có một số gen có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thời gian làm việc - Làm việc theo ca và thường xuyên phải xoay ca liên tục giữa ban đêm và ban ngày sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của bạn.
- Môi trường - Những tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ được.
- Căng thẳng - Lo âu là nguyên nhân hàng đầu lam tăng nguy cơ mất ngủ. Đặc biệt là khi bạn càng lo lắng rằng mình sẽ ngủ không đủ giấc, thì bạn càng sẽ khó ngủ hơn.
- Hormone - Phụ nữ thường bị mất ngủ nhiều hơn nam giới, một phần là do sự thay đổi nội tiết tố. Mang thai và mãn kinh cũng đóng một vai trò quan trọng.
Một số yếu tố liên quan đến lối sống cũng làm tăng nguy cơ mất ngủ của bạn:
- Tiểu đêm.
- Ngủ trưa dài trong ngày.
- Không tập thể dục đầy đủ.
- Sử dụng caffeine, rượu, nicotine hoặc một số loại thuốc kích thích thần kinh.
- Sử dụng các thiết bị điện tử quá gần giờ đi ngủ.
Vào năm 2019, một cuộc khảo sát của AASM đã phát hiện ra rằng thủ phạm chính của việc hạn chế giấc ngủ là do mải mê xem Tivi và sử dụng các thiết bị điện tử. Trong số 2.003 người trưởng đã trả lời cuộc khảo sát:
- 88% mất ngủ để xem phim truyền hình dài tập.
- 72% người lớn từ 18 đến 34 tuổi và 35% những người từ 35 tuổi trở lên mất ngủ để chơi game.
- 66% mất ngủ do đọc sách.
- 60% từ bỏ giấc ngủ để xem chương trình thể thao.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới dường như đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta. Một nghiên cứu vào tháng 02/2020 trên 5.641 người trưởng thành sống ở Trung Quốc đã đánh giá tác động của đại dịch đối với giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mất ngủ trên lâm sàng tăng 37% từ trước khi đại dịch đến đỉnh điểm.
2. Tác động của mất ngủ đến sức khỏe của bạn
Thiếu ngủ làm suy giảm trí nhớ của bạn
Thiếu ngủ, ngay cả trong thời gian ngắn, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như:
- Thiếu năng lượng, cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
- Khí sắc kém.
- Giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập.
- Suy giảm trí nhớ, sự tập trung và khả năng ra quyết định.
Theo National Institutes of Health (NIH), mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng của các bệnh lý như:
- Hen suyễn
- Đau mãn tính
- Giảm phản ứng miễn dịch
- Bệnh lý tim mạch
- Tăng huyết áp
- Rối loạn sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm
- Hội chứng chuyển hóa, bệnh đái tháo đường
- Thừa cân, béo phì
- Biến chứng thai nghén
Nghiên cứu từ năm 2019 cho thấy mất ngủ ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Ngoài ra, còn có một nghiên cứu khác được tiến hành vào năm 2017 cho thấy rằng có mối liên hệ giữa thời gian ngủ và tỷ lệ tử vong khi so sánh giấc ngủ của những người ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, theo đó thì:
- Người có thời gian ngủ trung bình < 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao hơn 13%.
- Người ngủ từ 6 đến 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao hơn 7%.
Các số liệu thống kê này bao gồm tất cả các nguyên nhân gây tử vong, bao gồm tai nạn xe hơi, đột quỵ, ung thư và biến cố tim mạch.
Mất ngủ có thể gây tăng nguy cơ biến cố tim mạch
Trong các ảnh hưởng của mất ngủ đến sức khỏe thì việc làm gia tăng các biến cố tim mạch và đột quỵ là một vấn đề rất được các nhà khoa học lưu tâm. Trong một nghiên cứu năm 2019 tại Trung Quốc, với số cỡ mẫu rất lớn lên đến 487.200 người trưởng thành và đánh giá nguy cơ mất ngủ trong khoảng thời gian 10 năm. Những đối tượng tham gia có độ tuổi trung bình từ 51 tuổi trở lên và không có tiền sử đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.
Trong đó, những người có ba triệu chứng mất ngủ phổ biến, bao gồm khó ngủ hoặc ngủ không sâu, thức giấc quá sớm hoặc khó tập trung trong ngày có nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và các bệnh tương tự cao hơn 18% so với những người không có triệu chứng mất ngủ.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ không dùng thuốc
Tránh uống cafe trước khi ngủ 6 giờ
Trong một số trường hợp mất ngủ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc ngủ. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc này cần có sự giám sát của bác sĩ để tránh trường hợp quá liều, lạm dụn và lệ thuộc thuốc. Vì vậy, đối với mất ngủ thì các biện pháp không dùng thuốc và thay đổi lối sống thường được ưu tiên hơn cả. Một số khuyến cáo của các chuyên gia về việc thay đổi lối sống có thể tác động tích cực đối với tình trạng mất ngủ của bạn bao gồm:
- Đi ngủ và thức giấc vào giờ giấc cố định mỗi ngày.
- Giữ phòng ngủ mát mẻ, yên tĩnh và không có các nguồn sáng kích thích, chẳng hạn như các thiết bị điện tử.
- Tránh sử dụng thức uống có chứa caffeine, rượu và thuốc lá vào buổi tối và không ăn một bữa quá no trước khi ngủ ít nhất 3 giờ.
- Tập thể dục thường xuyên trong ngày nhưng không tập thể dục trong vòng 5 hoặc 6 giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh ngủ quá nhiều vào buổi chiều hoặc lúc gần tối.
- Dành một giờ trước khi đi ngủ để nghỉ ngơi và thư giãn.
- Ngủ ở tư thế phù hợp, tốt nhất là nên nằm ngủ thẳng. Nhưng nếu bạn có thói quen ngủ nghiêng thì nên sử dụng gối Memory Foam để có chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
Gối Memory Foam Phiten có cấu trúc xốp và đàn hồi cao, được tạo từ bọt polyurethane, mang đến cho bạn một giấc ngủ an lành. Nó cũng giúp giảm tất cả các vấn đề gây nên bởi áp lực do nằm nghiêng khi ngủ như đau cổ, đau đầu và đau vai. Giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn đầu óc hoạt động tích cực hơn cho lịch trình ngày hôm sau. Hãy chắc chắn rằng, bạn chọn đúng chiếc gối để giảm chứng mất ngủ.
Đặc biệt hơn, chỉ có dòng gối Memory Foam của nhà Phiten mới có đó là công nghệ Aqua - Gold với tác dụng khử mùi, kháng khuẩn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn hiệu quả hơn.
Mua ngay: Gối Phiten Star Series Aqua - Gold Shiatsu Zero Feeling
4. Kết luận
Mặc dù các phương pháp không dùng thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ của mình. Nhưng nếu chứng mất ngủ của bạn vẫn kéo dài dù đã cố gắng tích cực thay đổi lối sống thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ. Tránh được các biến chứng và nguy cơ của mất ngủ mang lại.
Thông tin liên hệ
Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh
Website: https://www.phiten.vn/
Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial
Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/
Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore
Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA